Trẻ biếng ăn hay quấy khóc khiến các bậc phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng, không biết tình trạng này từ đâu mà ra và ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của con. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu nguyên nhân khiến bé yêu biếng ăn hay quấy khóc và những cách giúp bé cải thiện hiệu quả ngay sau đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn hay quấy khóc là gì?
Trẻ biếng ăn và hay quấy khóc không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của con mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cả gia đình. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng biếng ăn hay quấy khóc của con yêu. Một số lý do phổ biến nhất gây ra tình trạng này là:
1.1. Trẻ bị thiếu kẽm nên mất ngủ và hay khóc đêm
Kẽm là nguyên tố vi lượng rất quan trọng, xếp thứ 6 trong cơ thể của con người, nhất là với trẻ nhỏ. Kẽm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển và sinh trưởng của trẻ, nhất là với hệ thần kinh, hệ tiêu hóa.
Những bé thiếu kẽm thường có những dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, chán ăn, khó ngủ, rối loạn giấc ngủ, buồn bực, giấc ngủ ngắn hoặc hay quấy khóc về đêm,… Do đó, thiếu hụt kẽm là rào cản lớn cho sự phát triển của con yêu và là nguyên nhân hàng đầu khiến bé biếng ăn hay quấy khóc.
1.2. Trẻ biếng ăn dẫn tới thiếu canxi và vitamin D nên mất ngủ, khóc đêm
Trẻ nhỏ là đối tượng biếng ăn và kén ăn, dẫn đến việc cung cấp dưỡng chất từ thức ăn cho bé bị hạn chế. Canxi và vitamin D là 2 thành phần không dễ hấp thu, cũng như bị thất thoát nhiều trong quá trình chế biến thức ăn.
Do đó, khi biếng ăn, bé rất dễ bị thiếu canxi và vitamin D. Từ đó, răng và xương kém phát triển, chậm lớn, hay ốm nên sinh ra buồn bực hoặc quấy khóc về đêm.
1.3. Bé biếng ăn thường bị đói vào ban đêm
Song song với việc biếng ăn, nếu đồ ăn mẹ nấu chưa hợp với khẩu vị của con, bé sẽ càng lười ăn và chán ăn hơn. Khi trẻ ăn ít, con sẽ thường bị đêm vào ban đêm và khó ngủ hơn. Nếu bố mẹ không biết điều này và không cho trẻ ăn kịp thời, bé sẽ đói và quấy khóc về đêm. Nếu hiện tượng này diễn ra nhiều lần sẽ khiến bé hình thành nên phản xạ, cứ về đêm là quấy khóc dù có đói hay không.
1.4. Bé biếng ăn thường có sức đề kháng kém
Khi biếng ăn, trẻ sẽ không nạp đủ dưỡng chất từ thức ăn vào cơ thể. Nếu tình trạng này kéo dài, sức đề kháng của bé sẽ kém đi và dễ bị ảnh hưởng bởi những tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài như thời tiết, vi sinh vật, không khí,… Cơ thể mệt mỏi và hay ốm vặt cũng khiến trẻ hay cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn, đặc biệt là khi đêm về.
1.5. Trẻ biếng ăn hay quấy khóc do hệ tiêu hóa kém
Trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa non nớt và rất dễ bị ảnh hưởng bởi vi sinh vật, cũng như thức ăn. Đây cũng là lý do tại sao bé thường xuyên gặp phải những vấn đề về tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, khó tiêu, đầy bụng,… Lúc này, con sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau nên thường quấy khóc về đêm.
Bên cạnh đó, đường ruột kém cũng khiến các bé chán ăn và không muốn ăn. Điều này gián tiếp khiến tình trạng biếng ăn hay quấy khóc ở trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Cách chăm sóc trẻ biếng ăn hay quấy khóc tốt nhất
Để tìm ra cách khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn hay quấy khóc ở trẻ nhỏ, điều quan trọng bố mẹ cần làm là hiểu con. Từ đó sẽ biết cách nào là phù hợp và tốt nhất dành cho bé. Một số mẹo nhỏ giúp các bậc phụ huynh cải thiện tình trạng biếng ăn hay quấy khóc cho trẻ là:
2.1. Xây dựng không gian ngủ thoáng mát cho trẻ
Không gian ngủ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đưa bé vào giấc ngủ, cũng như quyết định đến chất lượng giấc ngủ của trẻ. Theo đó, bố mẹ cần tạo không gian sạch sẽ, yên tĩnh, thoáng mát với màu sắc và cách trang trí dễ chịu, giúp con dễ buồn ngủ.
Ngoài ra, các bạn nên hạn chế trang trí những đồ vật khiến bé tò mò, kích thích vì như vậy sẽ khiến con khó ngủ hơn. Nếu cần, phụ huynh có thể bật các bản nhạc không lời nhẹ nhàng để đưa trẻ vào giấc ngủ nhanh hơn.
3.2. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ biếng ăn
Thức ăn từ dạ dày sẽ được đưa xuống ruột sau khoảng 2 giờ. Bên cạnh đó, trẻ nhỏ thường vận động nhiều nên rất tốn năng lượng. Do đó, các bé dễ đói bụng hơn so với người lớn.
Vì vậy, bố mẹ cần phải chia nhỏ các bữa ăn của con. Ngoài ba bữa ăn chính trong ngày, các bạn nên cho trẻ ăn thêm những bữa điểm tâm nhẹ xen kẽ. Hơn nữa, trước khi đi ngủ, phụ huynh nên cho con uống một cốc sữa nóng cho ấm bụng, vừa đủ chất dinh dưỡng vừa giúp trẻ dễ ngủ hơn.
3.3. Bổ sung vitamin D cho trẻ biếng ăn và hay quấy khóc
Việc bổ sung đầy đủ vitamin D sẽ giúp trẻ hấp thu canxi và photphat tốt hơn. Trên thực tế, bố mẹ có thể bổ sung vitamin D cho con bằng nhiều cách khác nhau như:
– Cho con đi tắm nắng: Bố mẹ nên cho trẻ phơi nắng khoảng 10 – 15 phút dưới ánh sáng mặt trời trước 8 giờ sáng mỗi ngày.
– Bổ sung những loại thực phẩm giàu vitamin D vào khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ. Cá mòi, cá hồi, dầu gan cá, cá trích, nấm, lòng đỏ trứng,… là những loại thực phẩm giàu vitamin D rất tốt cho sức khỏe của bé.
3.4. Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn và hay quấy khóc
Bổ sung kẽm từ các loại thực phẩm hàng ngày là cách an toàn và phổ biến mà nhiều bố mẹ vẫn thường làm. Theo đó, các bạn có thể cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu kẽm như hàu, thịt đỏ, ngao, các loại hạt, các loại đậu, trứng, sữa, khoai tây, chocolate đen, cải xoăn,…
2.5. Cho trẻ sử dụng siro ăn ngon Kinder Optima
Việc chế biến đồ ăn có thể làm cho hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm bị thất thoát đi một phần. Trong trường hợp này, việc cho trẻ sử dụng thực phẩm chức năng hỗ trợ sức khỏe chiếm ưu thế hơn.
Siro ăn ngon Kinder Optima là một trong những sản phẩm được các bác sĩ tại bệnh viện lớn đánh giá rất cao về chất lượng. Lý do là bởi vì Kinder Optima có chứa L-Lysine và 17 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn, tăng cân, tăng chiều cao đầy đủ, đồng thời ngủ sâu giấc hơn.
3. Trẻ biếng ăn và hay quấy khóc khi nào cần đưa đi khám bác sĩ?
Tình trạng biếng ăn và hay quấy khóc ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ nhỏ. Do đó, bố mẹ cần phải nhanh chóng đưa con đến gặp bác sĩ nếu bé có những biểu hiện như sau:
– Trẻ biếng ăn và hay quấy khóc liên tiếp hơn 2 tuần: Nếu để tình trạng này kéo dài, nó không chỉ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của bé mà còn tạo cho con thói quen xấu.
– Trẻ không chịu ăn hoặc chỉ ăn 1 – 2 bữa/ ngày: Việc ăn quá ít sẽ dễ khiến bé cảm thấy mệt mỏi và lả đi.
– Ngủ dưới 4 tiếng/ đêm: Trẻ cần ngủ đủ 8 tiếng/ ngày để bảo đảm các quá trình và cơ quan trong cơ thể được hoạt động, nghỉ ngơi bình thường.
Những tình trạng trên nếu không được hỗ trợ và chăm sóc kịp thời sẽ ảnh hưởng tới nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như sự phát triển lâu dài của trẻ nhỏ.
Hy vọng những chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ hiểu thêm về tình trạng trẻ biếng ăn hay quấy khóc. Từ đó có thể yên tâm và tự tin biết cách xử trí khi thấy bé biếng ăn và hay khóc về đêm. Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Kinder Optima cho con yêu của mình, các bạn hãy gọi cho Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ