Thiếu hụt kẽm gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: gãy rụng tóc, móng tay giòn, dễ gãy, loét miệng,… Do đó, việc bổ sung kẽm cho cơ thể là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống khoa học, mọi người có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm để cung cấp đúng và đủ dưỡng chất quan trọng này cho cơ thể.
1. Viên uống kẽm có tác dụng gì?
Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cơ thể, giúp tổng hợp protein, tăng cường miễn dịch. Kẽm có mặt trong hầu hết các cơ quan như: da, võng mạc mắt, thận, gan, tế bào hồng cầu, bạch cầu, enzyme,… Bổ sung kẽm đúng cách mang đến những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe như:
- Làm đẹp da, giúp cho móng, tóc chắc khỏe hơn.
- Cải thiện chức năng sinh sản, tăng cường sức khỏe sinh lý cho nam giới.
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể, phòng chống bệnh tật.
- Cải thiện chức năng não bộ, giúp não bộ hoạt động tốt hơn.
2. Kẽm bổ sung khi nào? Những ai cần bổ sung kẽm?
Đối tượng cần bổ sung kẽm bao gồm:
- Người ăn chay, người bị rối loạn tiêu hóa, kém hấp thu dưỡng chất.
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người có móng tay, tóc gãy rụng nhiều hơn bình thường hoặc xuất hiện những chấm trắng như hạt gạo trên móng tay.
- Người dễ bị ốm vặt, dễ bị nhiễm trùng gây viêm như: viêm mũi, viêm họng,…
- Người dễ nổi nóng, cáu kỉnh.
- Người ăn không ngon miệng, không cảm nhận rõ mùi vị.
3. Hướng dẫn sử dụng kẽm Zinc cho cơ thể
Nên bổ sung kẽm vào thời gian nào trong ngày? Bổ sung kẽm với liều lượng bao nhiêu? Đây chắc hẳn là thắc mắc của nhiều người khi bổ sung kẽm cho cơ thể. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, ở mỗi độ tuổi khác nhau, chúng ta cần bổ sung lượng kẽm tương ứng như sau:
- Trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày.
- Trẻ từ 7 tháng đến 3 tuổi: 5mg/ngày.
- Trẻ từ 4 – 8 tuổi: 8mg/ngày.
- Trẻ từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày.
- Nam giới trên 14 tuổi: 11mg/ngày.
- Nữ từ 14 – 18 tuổi: 9mg/ngày.
- Nữ trên 18 tuổi: 10mg/ngày.
- Phụ nữ có thai và đang cho con bú: 11-12 mg/ngày.
Nên uống kẽm vào buổi sáng, bởi uống kẽm vào buổi tối có thể gây cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất cho cơ thể. Tốt nhất, mọi người hãy uống kẽm sau khi ăn khoảng 1-2 giờ. Không nên uống kẽm khi đói bụng, bởi nó có thể gây rối loạn tiêu hóa, kích thích cơn đau dạ dày.
4. Gợi ý các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho cơ thể
Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho cơ thể, trong đó, các sản phẩm của thương hiệu Doppelherz được nhiều người ưa chuộng và sử dụng:
4.1. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin là sản phẩm bổ sung Kẽm, L-Histidine và vitamin C cho cơ thể. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại của CHLB Đức, đã được kiểm định chất lượng, mọi người có thể yên tâm sử dụng.
Công dụng của sản phẩm:
- Hỗ trợ cơ thể tăng hấp thu kẽm
- Hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
- Hỗ trợ duy trì và cải thiện sức khỏe
Đối tượng sử dụng:
- Người bị thiếu kẽm do chế độ ăn uống ít kẽm hoặc kém hấp thu kẽm
- Người có sức đề kháng kém
- Người muốn tăng cường sức khỏe
4.2. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Depot
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Depot với thành phần bao gồm 25 vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đây là sản phẩm bổ sung kẽm cùng nhiều dưỡng chất giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài.
Công dụng của thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Depot
- Bổ sung các vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ trên 10 tuổi và người trưởng thành.
- Người mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
4.3. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz có chứa 21 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu. Viên sủi có hương cam và chanh dây thơm ngon, hấp dẫn, giúp bổ sung năng lượng tức thì cho cơ thể.
- Hỗ trợ tăng cường sức khỏe
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể
Sản phẩm thích hợp sử dụng cho trẻ em trên 10 tuổi và người lớn trong các trường hợp:
- Người lao động nặng, hoạt động thể thao, làm việc căng thẳng;
- Người tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng kém, suy nhược cơ thể;
- Người đang trong thời kỳ dưỡng bệnh (ốm, mệt mỏi, sau phẫu thuật,…) cần tăng cường thể trạng.
Trên đây là những danh sách các loại thực phẩm chức năng bổ sung kẽm cho cơ thể. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp mọi người lựa chọn được sản phẩm phù hợp để cung cấp kẽm, góp phần tăng cường sức khỏe, nâng cao đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN