Tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng phổ biến tại Việt Nam. Bệnh tay chân miệng thường chia làm 4 cấp độ khác nhau. Dù các ca nhiễm thường lành tính. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên chủ quan mà nên tìm cách điều trị kịp thời để tránh hệ lụy về sau. Vậy hãy cùng Doppelherz khám phá các cách điều trị bệnh tay chân miệng đúng cách nhanh khỏi qua bài viết sau nhé!
I. Bệnh tay chân miệng bắt nguồn từ đâu?
Để tìm cách điều trị bệnh tay chân miệng đúng cách nhanh khỏi thì đầu tiên ta cần phải hiểu về căn bệnh truyền nhiễm này. Nguyên nhân gây ra tình trạng này, nơi bắt nguồn để từ đó tìm biện pháp phòng tránh và điều trị phù hợp.
Bệnh tay chân miệng bắt nguồn từ các loại virus thuộc nhóm Enterovirus. Trong đó, phổ biến nhất là 2 loại Enterovirus 71 và Coxsackievirus A16. Enterovirus 71 có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Thậm chí là tử vong nếu người bệnh không được chăm sóc và điều trị đúng cách. Loại virus này có thể lây lan qua một số con đường phổ biến như:
- Nước bọt, phân, dịch nhầy mũi hoặc chất mủ từ các vết loét có mang virus: Người khỏe mạnh rất dễ bị nhiễm mầm bệnh nếu không cẩn thận khi tiếp xúc với người bệnh.
- Virus cũng có thể tồn tại trên các bề mặt như đồ chơi hay đồ dùng trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, nếu bạn tiếp xúc với các bề mặt đó mà không rửa sạch thì bạn cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.
- Ngoài ra, virus cũng có thể được lay lan khi nói chuyện. Do ccs hạt nước bọt bắn từ miệng hoặc mũi khi ho, hắt hơi.
Tay chân miệng thường phổ biến vào các mùa nồm, ẩm như mùa xuân và mùa hè. Nhiệt độ và độ ẩm cao tạo môi trường thuận lợi cho virus phát triển. Vì vậy, vào mùa này nhiều người bị mắc bệnh tay chân miệng, đặc biệt là trẻ em do hệ miễn dịch chưa phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, người lớn cũng rất dễ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc gần với nguồn nhiễm.
II. Cách điều trị tay chân miệng đúng cách nhanh khỏi tại nhà
Các ca mắc bệnh tay chân miệng thì thường lành tính. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh trở nặng và để lại những biến chứng nguy hiểm cho cơ thể. Nguyên nhân một phần bắt nguồn từ việc thiếu kiến thức và không biết cách chăm sóc bệnh nhân. Và nếu không may bị nhiễm bệnh, bạn có thể tham khảo những cách điều trị tay chân miệng tại nhà dưới đây. Để từ đó biết cách chăm sóc và hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng.
1. Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý khi bị bệnh tay chân miệng
Khi chăm sóc người bị bệnh, bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng. Bởi lẽ, chỉ có đủ chất dinh dưỡng thì cơ thể mới có đủ sức để chống lại virus:
- Bổ sung các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin và khoáng chất. Ví dụ như súp lơ, cá ngừ, cá trích,… nhằm hỗ trợ hệ miễn dịch làm việc tối ưu.
- Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, nuốt như súp, cháo, bánh mì mềm, sữa chua.
- Với đối tượng là trẻ em, gia đình có thể cho bé ăn các thực phẩm ưu thích nhưng phải đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và cho bé ăn nhiều hơn. Đừng quên làm nguội đồ ăn trước khi cho bé ăn. Đồng thời, hạn chế các loại đồ ăn cay nóng hay mặn.
- Ngoài các bữa ăn chính, đừng quên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể nhằm làm giảm các triệu chứng và tránh mất nước. Bạn có thể bổ sung nước lọc hoặc các loại nước ép không đường khi đang mắc bệnh tay chân miệng nhé!
2. Nghỉ ngơi và giữ vệ sinh là cách điều trị tay chân miệng đúng cách nhanh khỏi
Là người bệnh thì bạn nên chú ý nghỉ ngơi nhiều. Đồng thời, tránh tiếp xúc với người khác để hạn chế lây lan. Ngoài ra, nếu là người chăm sóc bệnh nhân thì hãy cố gắng giữ vệ sinh cho môi trường xung quanh. Thay quần áo, thay ga giường và rửa tay thường xuyên là cách hiệu quả để tránh mầm bệnh lây lan xung quanh và giúp bạn mau khỏi.
Đừng quên tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, mặc quần áo khô thoáng và súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng để giảm đau và diệt khuẩn. Đặc biệt, hãy hạn chế đưa tay lên mặt, mũi và miệng.
3. Cách điều trị tay chân miệng nhanh khỏi: Thuốc giảm đau và hạ sốt
Bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau hoặc hạ sốt có chứa thành phần paracetamol hoặc ibuprofen. Mỗi liều cách nhau khoảng 4 đến 6 tiếng. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc gì. Đặc biệt khi người bệnh là trẻ em.
4. Chăm sóc làn da theo chỉ thị của bác sĩ
Để chăm sóc cơ thể khi bị bệnh tay chân miệng, bạn cần chú ý những điều sau:
- Vệ sinh vùng da bị mụn nước hai lần mỗi ngày bằng nước ấm và khăn mềm, không chà xát, lau mạnh.
- Nếu mụn nước vỡ ra và hình thành vết loét, sử dụng kem bôi hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ vết loét khô ráo và sạch sẽ, hạn chế gãi hoặc chà xát vết loét để tránh nhiễm trùng.
5. Nghiêm cấm bóc tách các vết thương đang lành khi đang bị bệnh tay chân miệng
Trong giai đoạn da phục hồi, làn da của bạn sẽ lên lớp da non. Lớp da chết sẽ tróc dần và lộ ra lớp da non mới. Khi đó, bạn cần chú ý không dùng tay để bóc lớp da chết. Việc cào, gãi sẽ khiến da bị tổn thương và dễ để lại sẹo.
Trong trường hợp bạn đã áp dụng các cách điều trị bệnh tay chân miệng tại nhà những vẫn không giảm. Thậm chí có những biến chứng nặng hơn như buồn nôn, khó thở hoặc các vết loét lan rộng. Hãy ngay lập tức đến bệnh viện hoặc các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị, tránh trường hợp bệnh chuyển biến nặng.
Là một thương hiệu chăm sóc sức khỏe số 1 tại Đức, Doppelherz tự tin đem đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, hiệu quả và đảm bảo an toàn. Hãy cùng Doppelherz xây dựng cuộc sống năng động và khỏe mạnh từ ngay hôm nay bạn nhé!
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ