Ai cũng mong muốn con yêu phát triển khỏe mạnh cả về thể chất và trí tuệ. Tuy nhiên, một số trường hợp trẻ bị chậm phát triển trí tuệ khiến cha mẹ cảm thấy buồn phiền, lo lắng. Cùng Doppelherz tìm hiểu nguyên nhân, dấu hiệu của trẻ chậm phát triển trí tuệ, từ đó có biện pháp cải thiện tình trạng này kịp thời.
1. Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ ở trẻ là gì?
Chậm phát triển trí tuệ là thuật ngữ để chỉ những khiếm khuyết trong quá trình phát triển trí não ở trẻ dưới 18 tuổi. Khi não bộ của trẻ bị giới hạn một số chức năng về trí tuệ và khả năng khác như: học tập, đối thoại, hành xử xã hội,… Những giới hạn này khiến trẻ khó học tập và mở mang tri thức như những trẻ em bình thường. Dưới đây là những nguyên nhân khiến trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, mọi người có thể tham khảo để xác định nguyên nhân và đưa ra cách khắc phục hiệu quả:
1.1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ do di truyền
Nếu bố mẹ gặp phải những vấn đề bất thường về thần kinh thì có nguy cơ sinh ra trẻ chậm phát triển trí tuệ cao hơn bình thường. Bên cạnh đó, trẻ chậm phát triển có thể do thừa hưởng những gen bất thường, nhiễm sắc thể hoặc đột biến gen như: bệnh Down, bệnh Phenylketone niệu,…
1.2. Mẹ bầu gặp phải những vấn đề trong thai kỳ
Thói quen sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong giai đoạn bào thai và sau khi sinh. Do đó, nếu mẹ bầu gặp phải những vấn đề sau sẽ làm tăng nguy cơ sinh con chậm phát triển trí tuệ như:
- Thường xuyên hút phải khói thuốc lá, uống rượu bia khi mang thai.
- Mắc bệnh rubella, quai bị, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng trong quá trình mang thai.
- Mẹ bầu bị bệnh tim, huyết áp cao,… khiến cho lượng máu lưu thông đến bào thai bị gián đoạn, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Phụ nữ mang thai sử dụng thuốc gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Mẹ bầu không được cung cấp đủ dưỡng chất trong thai kỳ khiến cơ thể suy nhược, thai nhi chậm phát triển về não bộ và thể lực.
- Thai nhi bị sinh non, thiếu tháng.
1.3. Nguyên nhân trẻ chậm phát triển trí tuệ do môi trường sống không lành mạnh
Môi trường sống bị ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất độc hại có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi. Bên cạnh đó, nếu trẻ sống trong môi trường bạo lực, không được yêu thương, thường xuyên căng thẳng, sợ hãi cũng gây ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
1.4. Trẻ bị bệnh tật, chấn thương
Khi còn nhỏ, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên khó có thể chống lại các tác nhân gây bệnh từ môi trường bên ngoài. Nếu trẻ không được tiêm chủng đầy đủ và phòng bệnh đúng cách rất dễ bị mắc các bệnh như: sởi, thủy đậu, rubella,… có thể gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
Một số bệnh về não như: viêm não, bại não, não úng thủy,… cũng gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Ngoài ra, những chấn thương do té ngã, va đập đầu mạnh cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ
Thực tế, trẻ bị chậm phát triển trí tuệ có những biểu hiện khác nhau. Những biểu hiện này có thể xuất hiện từ sớm, hoặc đến khi trẻ đi học rồi mới được phát hiện. Do đó, mọi người cần quan tâm đến trẻ nhiều hơn để có thể nhận biết sớm dấu hiệu trẻ bị chậm phát triển.
2.1. Nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ
Trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nhẹ có biểu hiện là khi trẻ đến tuổi vận động mà vẫn không biết bò, biết lẫy, biết đi. Chỉ số IQ của trẻ chỉ ở mức khoảng 50 – 75. Tuy nhiên, trẻ bị chậm phát triển nhẹ vẫn có thể đi học, tập múa hát, vẽ tranh,… Nếu can thiệp sớm và kịp thời có thể giúp cải thiện bệnh, khi trưởng thành, trẻ có thể tự lập, tự làm các công việc cho bản thân được.
2.2. Nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ trung bình
Ví dụ về trẻ chậm phát triển trí tuệ ở mức độ trung bình là trẻ không nói được, gặp khó khăn trong việc diễn tả bằng ngôn ngữ. Chỉ số IQ của trẻ chỉ khoảng 35 – 55, tuy nhiên, trẻ vẫn có thể tự thực hiện các hoạt động ăn uống, tắm rửa, học tập,… dưới sự giám sát của người lớn.
2.3. Nhận biết trẻ bị chậm phát triển trí tuệ ở mức độ nặng
Trẻ chậm phát triển ở mức độ nặng có chỉ số IQ chỉ khoảng 20 – 40. Mọi người cần phải nỗ lực dạy nhiều thì trẻ mới có thể giao tiếp cơ bản và chăm sóc bản thân. Trẻ bị chậm phát triển nặng thì vận động cũng kém linh hoạt, không phân biệt được sự vật, màu sắc,… và cần có sự giúp đỡ nhiều đến từ người thân.
Mong rằng qua bài viết trên, mọi người đã hiểu được nguyên nhân, dấu hiệu và cách khắc phục tình trạng chậm phát triển trí tuệ ở trẻ nhỏ. Khi nhận thấy con có những biểu hiện bất thường về não bộ và hành vi, mọi người nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được tư vấn biện pháp can thiệp kịp thời. Để được tư vấn về cách bổ sung dưỡng chất hỗ trợ trẻ phát triển não bộ, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN