Chế độ ăn cho người thiếu máu giúp nhanh chóng phục hồi

Chế độ ăn cho người thiếu máu giúp nhanh chóng phục hồi sức khỏe

Thiếu máu nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt? Đây là những câu hỏi được đặt ra rất nhiều với những người thiếu máu. Chế độ ăn phù hợp giúp bạn điều trị thiếu máu thậm chí giải quyết quyết được tình trạng này. Trong bài viết này Doppelherz sẽ hướng dẫn cho bạn cách xây dựng chế độ ăn cho người thiếu máu hiệu quả. Qua đó, bạn có thể xây dựng được chế độ ăn phù hợp nhé.

1. Tổng quan về bệnh thiếu máu

1.1. Thiếu máu là gì 

Thiếu máu tức là máu có lượng hồng cầu thấp hơn mức bình thường. Ngoài ra, khi hồng cầu không chứa đủ Hemoglobin (một loại protein giàu chất sắt khiến cho máu có màu đỏ) cũng được xem là thiếu máu. Các Hemoglobin này có vai trò giúp hồng cầu mang oxy từ phổi đến những phần khác của cơ thể.

1.2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu 

Những người bị thiếu máu thường có các triệu chứng sau:

  • Khi đứng dậy bỗng nhiên cảm thấy choáng váng.
  • Da xanh, nhợt nhạt.
  • Hoa mắt, ù tai, nhức đầu, chóng mặt.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Chán ăn.
  • Hồi hộp, tim đập nhanh, mệt mỏi.
  • Vô kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt đối với nữ giới.
  • Dễ cáu gắt, hay nghĩ nhiều.
  • Dễ bị gãy móng tay.
  • Bị rụng tóc. 
Tóc rụng có mọc lại được không?
                                  Rụng tóc là một trong những dấu hiệu của thiếu máu 

1.3. Những hậu quả do bệnh thiếu máu gây ra 

Một khi bệnh thiếu máu không được cải thiện nó sẽ gây ra rất nhiều hệ lụy:

  • Mệt mỏi, giảm khả năng hoạt động thể chất, ảnh hưởng đến chức năng tâm thần và trí nhớ.
  • Thiếu máu nặng trong thời gian dài dễ gây tổn thương não, tim cùng nhiều cơ quan khác.
  • Thiếu máu rất nặng có thể gây tử vong.

2. Cách xây dựng chế độ ăn uống phù hợp cho người thiếu máu

Bạn nên ăn một chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C. Các chất này thiết yếu cho việc sản xuất hemoglobin và hồng cầu. Bệnh nhân cũng cần được bổ sung các loại thực phẩm khác giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn.

Có hai loại chất sắt trong thực phẩm là sắt heme và sắt nonheme. Sắt heme có trong thịt gia súc, gia cầm và hải sản. Nonheme được tìm thấy trong thực vật và thực phẩm tăng cường sắt. Cơ thể con người có thể hấp thụ cả hai loại, nhưng heme thì dễ dàng được hấp thụ hơn. 

che-do-an-cho-nguoi-thieu-mau
                      Bệnh nhân thiếu máu nên bổ sung nhiều sắt và vitamin C

Tùy vào tình trạng của từng bệnh nhân mà lượng sắt cần cung cấp là khác nhau. Nhưng hầu hết đều cần nạp vào cơ thể khoảng 150 đến 200 mg sắt mỗi ngày. Trẻ nhỏ cần lượng sắt cao trong chế độ ăn do khối lượng hồng cầu gia tăng nhanh chóng. Các bà mẹ nên đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa công thức có bổ sung chất sắt. Chỉ thông qua thực phẩm thì bệnh nhân sẽ không thể đạt được con số này. Vậy nên cần bổ sung thêm các sản phẩm chức năng để đảm bảo lượng sắt nạp vào cơ thể.

3. Những thực phẩm tốt cho người thiếu máu 

3.1. Thịt

Các loại thịt như: Thịt bò, thịt gà, thịt cừu, thịt lợn… rất giàu chất sắt cơ thể dễ hấp thu. Tuy nhiên cũng cần lưu ý, mặc dù thịt đỏ là một nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, nhưng nó cũng có thể là một lựa chọn có hàm lượng cholesterol cao. Vì vậy, bạn cũng không nên ăn quá nhiều mà nên kết hợp với các thực phẩm giàu sắt khác.

3.2. Nội tạng động vật

Nội tạng động vật bao gồm thận, não, tim, đặc biệt là gan chứa nhiều sắt. Người bệnh nên chọn gan lợn hoặc gan bò vì chúng chứa hàm lượng sắt cao. Tuy nhiên, bạn cũng nên ăn ở mức vừa phải vì chúng chứa hàm lượng cholesterol cao.

3.3. Hải sản và động vật có vỏ

Nhiều loại hải sản và động vật có vỏ là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, đặc biệt là cá ngừ và cá mòi. Động vật có vỏ, đặc biệt là hàu, tôm, trai và sò giàu chất sắt tương tự như thịt.

chế độ ăn cho người thiếu máu
                                    Hải sản là nguồn cung cấp sắt dồi dào

3.4. Một số loại rau

Rau lá xanh, đặc biệt là những loại rau sẫm màu thực sự có ích. Đây là một trong những nguồn cung cấp sắt nonheme tốt nhất. Chúng bao gồm: rau chân vịt (bina), cải xoăn, cải cầu vồng, rau bồ công anh,…

Các loại rau có lá màu xanh đậm thực sự tốt cho việc cung cấp chất sắt. Một số loại rau xanh như cải Thụy Sĩ và cải xanh cũng chứa folate. Chế độ ăn ít folate có thể gây thiếu máu do thiếu folate. Trái cây có múi, đậu và ngũ cốc nguyên hạt là những nguồn cung cấp folate dồi dào. Ngoài ra, rau bina và cải xoăn, cũng có nhiều oxalate. Oxalate có thể liên kết với sắt, ngăn cản sự hấp thụ của sắt nonheme. Một số loại rau xanh là nguồn cung cấp cả sắt và vitamin C tốt. Chẳng hạn như cải xanh và cải Thụy Sĩ. Tuy nhiên, dù rất có lợi khi ăn rau xanh trong chế độ ăn thiếu máu. Nhưng đừng chỉ dựa vào chúng để điều trị bệnh. Một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cần thiết.

3.5. Một số loại trái cây

Người bệnh thiếu máu cũng nên ăn các loại trái cây giàu vitamin C như để giúp hấp thu sắt tốt hơn. Trái cây có hàm lượng vitamin C cao nhất bao gồm trái cây họ cam quýt (cam, chanh, bưởi), mâm xôi, việt quất, kiwi, xoài, đu đủ, dưa hấu, dứa, dâu tây… Hoặc ăn các loại mơ khô, đào, mận khô và nho khô có chứa sắt.

3.6. Hạt bí ngô

Hạt bí ngô sống rất giàu chất sắt với hơn 2mg sắt trong một chén hạt bí ngô nguyên chất. Nếu rang hạt bí ngô, bạn nên rang ở nhiệt độ thấp, tránh rang nhiệt độ quá cao vì điều đó có thể làm giảm lượng sắt.

3.7. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital là sản phẩm được thiết kế chuyên biệt giúp bổ sung sắt hiệu quả dành cho các đối tượng có nguy cơ thiếu sắt như: phụ nữ mang thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì hay những người bị mất máu do chấn thương, giun sán,… Sản phẩm thích hợp cho mọi đối tượng: phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì, trẻ em mắc giun sán, người bị chấn thương, mất máu. 

                       Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo vital bổ sung sắt hiệu quả 

4. Những lưu lưu ý về chế độ ăn cho người thiếu sắt

  • Không ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm hoặc đồ uống ngăn chặn sự hấp thụ sắt. Chúng bao gồm cà phê hoặc trà, trứng, thực phẩm giàu oxalate và thực phẩm giàu canxi.
  • Ăn thực phẩm giàu sắt với thực phẩm giàu vitamin C. Chẳng hạn như cam, cà chua hoặc dâu tây, để cải thiện sự hấp thụ.
  • Ăn thực phẩm giàu chất sắt với thực phẩm chứa beta carotene. Chẳng hạn như mơ, ớt đỏ và củ cải đường, để cải thiện sự hấp thụ.
  • Ăn nhiều loại thực phẩm chứa sắt heme và non heme cùng nhau bất cứ khi nào có thể để tăng cường hấp thụ sắt.
  • Bổ sung thực phẩm giàu folate và vitamin B12 để hỗ trợ sản xuất hồng cầu.
  • Không có thực phẩm nào chữa khỏi bệnh thiếu máu. Nhưng ăn một chế độ ăn uống lành mạnh tổng thể giàu rau xanh đậm, các loại hạt và hạt, hải sản, thịt, đậu, trái cây và rau quả giàu vitamin C có thể giúp bạn nhận được lượng sắt cần thiết để kiểm soát bệnh thiếu máu. Rất khó để có thể tự xây dựng chế độ ăn uống đủ sắt một mình. 
  • Bên cạnh bổ sung qua chế độ ăn uống thì người thiếu máu nên sử dụng các thực phẩm chăm sóc sức khỏe. Doppelherz trân trọng giới thiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital. Haemo Vital là sản phẩm được thiết kế chuyên biệt giúp bổ sung sắt hiệu quả dành cho các đối tượng có nguy cơ thiếu sắt như: phụ nữ mang thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì hay những người bị mất máu do chấn thương, giun sán,… Sản phẩm thích hợp cho mọi đối tượng: phụ nữ độ tuổi sinh sản, phụ nữ trước khi mang thai, phụ nữ có thai và cho con bú, thiếu nữ tuổi dậy thì, trẻ em mắc giun sán, người bị chấn thương, mất máu. 

Hy vọng bài viết này cung cấp những thông tin hữu ích cho những người bị thiếu máu. Qua đó xây dựng được chế độ dinh dưỡng phù hợp. Doppelherz luôn đồng hành cùng các bạn trong quá trình chăm sóc và nâng cao sức khỏe của bản thân và gia đình. Nếu các bạn có bất cứ thắc mắc gì về sản phẩm bảo vệ sức khỏe Haemo Vital hãy liên hệ với chúng tôi qua số hotline để được hỗ trợ miễn phí. 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo