Trẻ 5 tuổi có sự phát triển chậm hơn so với những năm đầu đời trước đó, tuy nhiên, chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này cũng có vai trò rất quan trọng, giúp phòng ngừa tình trạng thiếu hụt vi chất dinh dưỡng gây nhẹ cân, thấp còi ở trẻ. Vậy chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi là như thế nào? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!
1. Nguyên nhân suy dinh dưỡng ở trẻ 5 tuổi là gì?
Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ 5 tuổi có thể kể đến như:
- Thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng là do không được cung cấp đủ các dưỡng chất thiếu yếu. Điều này khiến cho trẻ không có đủ năng lượng để hoạt động, cũng như đảm bảo cho sự phát triển của thể chất và trí tuệ, ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài của trẻ.
- Do trẻ chậm thích nghi với môi trường mới: 5 tuổi là độ tuổi trẻ đến trường, được làm quen với môi trường mới với nhiều món ăn khác nhau trong thực đơn của trường học. Có những trẻ thích ứng rất nhanh với sự thay đổi, nhưng cũng có những bé khó thích nghi, không quen với những món ăn trong trường nên chán ăn, dẫn đến suy dinh dưỡng, thấp còi.

2. Những biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng
Chúng ta có thể nhận thấy những biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng qua những biểu hiện bên ngoài hoặc xem xét chiều cao, cân nặng hàng tháng của trẻ. Cụ thể, một số dấu hiệu khi trẻ bị suy dinh dưỡng có thể kể đến như:
- Không lên cân, chậm tăng cân, đứng cân trong khoảng 2-3 tháng.
- Trẻ không tăng chiều cao hoặc chậm tăng chiều cao liên tục trong khoảng 2-3 tháng.
- Tóc mọc thưa, rụng tóc nhiều.
- Trẻ chậm mọc răng, chậm phát triển vận động (chậm ngồi, chậm biết đi,…)
- Thường xuyên bị các bệnh về rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn,…)
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ (ngủ trằn trọc, không đủ giấc, thường xuyên giật mình tỉnh giấc khi đang ngủ,…)
- Miễn dịch suy giảm, thường xuyên bị ốm vặt, mắc các bệnh lý nhiễm trùng,…

3. Gợi ý chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao tối ưu
Giai đoạn 5 tuổi là độ tuổi trẻ đã đi học, tham gia vào các hoạt động học tập, vui chơi tại trường. Do đó, chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi cần chú ý bổ sung đủ nhóm chất, giúp trẻ có thể tăng cân khỏe mạnh, bắt kịp đà tăng trưởng trong giai đoạn này. Dưới đây là gợi ý về chế độ ăn uống dành cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng, mọi người có thể tham khảo và áp dụng:
- Thực đơn cho trẻ suy dinh dưỡng thấp còi cần đảm bảo cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng, bao gồm: chất tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất.
- Tăng số lượng bữa ăn cho trẻ: Đối với trẻ bị suy dinh dưỡng, mọi người nên tăng số lượng bữa ăn cho trẻ, thay vì ăn 3 bữa mỗi ngày hãy tăng lên 5-6 bữa để giúp trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt hơn.
- Hạn chế cho trẻ ăn vặt trước bữa chính: Cha mẹ không nên cho trẻ ăn những món ăn vặt như: khoai tây chiên, bánh kẹo, uống nước ngọt,… trước những bữa ăn chính, bởi điều này sẽ khiến trẻ không có cảm giác đói khi đến bữa chính.
- Thay đổi thực đơn thường xuyên, trang trí bữa ăn nhiều màu sắc, đây là cách làm giúp trẻ thích thú, hào hứng hơn với các bữa ăn, trẻ sẽ ăn được nhiều hơn, tiêu hóa tối ưu hơn.
- Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống như trên, các bậc phụ huynh có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Optima giúp bổ sung L-lysine, các vitamin và khoáng chất hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt, giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh. Sản phẩm được khuyến khích bổ sung cho trẻ trong các trường hợp: Biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng, hấp thu kém; đang trong thời kỳ dưỡng bệnh cần cung cấp vitamin và khoáng chất,…

Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích, giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng 5 tuổi. Để được tư vấn thêm về các biện pháp cải thiện tình trạng trẻ suy dinh dưỡng, mọi người hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất!
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng