Chỉ số đường huyết cao bất thường - Dấu hiệu của bệnh đái tháo đường

Chỉ số đường huyết cao bất thường, nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường

Khi kiểm tra sức khỏe qua xét nghiệm máu, chỉ số đường huyết là một chỉ số quan trọng cho biết cơ thể có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (đái tháo đường) và các bệnh liên quan hay không. Chính vì vậy, việc khám sức khỏe định kỳ và kiểm tra đường huyết là điều cần làm để bảo vệ sức khỏe.

1. Chỉ số đường huyết là gì?

Đường huyết (đường máu) là thuật ngữ y học dùng để chỉ lượng đường glucose trong máu nhằm giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh tiểu đường và những biến chứng liên quan. Để đo đường huyết, bạn có thể đến các cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm máu hoặc sử dụng các máy đo đường huyết cầm tay. Để kết quả được chuẩn xác nhất, bạn nên đo vào 4 thời điểm  sau để xác định được các chỉ số tương ứng: 

– Đường máu ngẫu nhiên đo tại 1 thời điểm bất kỳ trong ngày.

– Đường máu lúc đói: Chính xác nhất là đo trước khi ăn sáng, sau khi đã nhịn ăn uống qua đêm tối thiểu 8 tiếng.

– Đường máu sau ăn: Thường đo sau bữa ăn hoặc sau khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose 1 – 2 giờ tính từ thời điểm bắt đầu bữa ăn.

– Đường máu trung bình 2 – 3 tháng hay chỉ số HbA1c.

Thông thường, người có triệu chứng bệnh sẽ tiến hành xét nghiệm đường huyết cao là gì và so sánh với mức chỉ số đường huyết bình thường. Ngoài ra, với phụ nữ mang thai, việc chẩn đoán và xét nghiệm đường huyết cũng rất cần thiết để tránh việc đường huyết tăng cao và mắc tiểu đường thai kỳ. Hiện nay, phần lớn các tổ chức y tế và khám sức khỏe đều áp dụng ngưỡng giá trị mà Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ đề ra. Đơn vị đo đường huyết có thể tính bằng mg/dL hoặc mmol/l (1 mmol/l = 18 mg/dL). Riêng HbA1c tại Việt Nam được tính bằng đơn vị %.

Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết là gì?

2. Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao

Có rất nhiều nguyên nhân cho việc chỉ số đường huyết cao, trong đó, một số nguyên nhân thường gặp có thể kể đến như là: 

– Chế độ ăn uống chưa khoa học, hấp thụ quá nhiều tinh bột, nước ngọt, rượu bia, cà phê, rượu bia, các chất kích thích hay đồ chế biến sẵn nhiều dầu mỡ.

– Ít vận động, thường xuyên ngồi lâu một vị trí.

– Thừa cân, béo phì.

– Bị cảm lạnh, các bệnh liên quan đến dạ dày, bị tiểu đường sau các cuộc phẫu thuật do tai nạn hoặc chấn thương. 

– Căng thẳng, stress, mất ngủ.

Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao
Nguyên nhân khiến lượng đường trong máu tăng cao

– Ngoài ra, một nguyên nhân chính của hầu hết các trường hợp bệnh nhân mắc bệnh lý đái tháo đường là tình trạng kháng insulin và tuyến tụy giảm khả năng sản xuất insulin. Do đó, bên cạnh việc duy trì lối sống lành mạnh và khoa học, việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng như các chức năng của các cơ quan trong cơ thể là rất quan trọng để nhanh chóng phát hiện ra các chứng bệnh nguy hiểm.

3. Những biện pháp giúp ổn định đường huyết trong cuộc sống hàng ngày

Chỉ số đường huyết tăng cao trên mức bình thường có thể dẫn đến  bệnh lý đái tháo đường kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm và biến chứng mãn tính trên các cơ quan như tim, mắt, thận và thần kinh. Chính vì vậy, để giảm và ổn định lượng đường trong máu ở giới hạn an toàn, trong cuộc sống hàng ngày, bạn nên áp dụng một số biện pháp sau:

3.1 Nên ăn những loại thực phẩm có chỉ số GI thấp 

Mỗi loại thực phẩm sẽ ảnh hưởng đến đường huyết với mức độ khác nhau và được đánh giá qua chỉ số đường huyết của thực phẩm GI. Chỉ số GI càng cao thì thực phẩm đó sẽ càng dễ gây tăng đường huyết. Vì vậy, bạn nên lựa chọn các loại có chỉ số GI thấp, ví dụ như: rau xanh, trái cây, các loại hạt, cá biển, ngũ cốc, …

3.2 Ăn uống có liều lượng nhất định và đúng giờ

Với người bình thường, một bữa ăn khoa học cần đảm bảo cân bằng các nhóm chất dinh dưỡng hấp thụ trong mỗi bữa ăn. Ngoài ra, nên tránh các món ăn có nhiều dầu mỡ hay ăn quá no, quá nhiều trong một bữa. Trong khi đó, đối với người mắc bệnh tiểu đường, một bữa ăn tiêu chuẩn cần bao gồm ½ là rau xanh, ¼ cho chất đạm chất béo tốt và ¼ cho tinh bột. đồng thời nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để làm chậm quá trình tiêu hóa đường.

 

Ăn uống có liều lượng và đúng giờ
Ăn uống có liều lượng và đúng giờ

3.3 Tập thể dục hàng ngày và duy trì các thói quen lành mạnh

Một chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ giúp bạn cân bằng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tật, trong đó có bệnh tiểu đường và tim mạch. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, tránh xa các chất kích thích, ngủ đủ giấc, uống đủ nước, thăm khám định kỳ và dùng thuốc theo đúng chỉ định là chìa khóa để có một cuộc sống tốt và chất lượng hơn. 

Bệnh tiểu đường và những biến chứng nguy hiểm sẽ không còn là nỗi lo nếu bạn hiểu đúng về nó và có cuộc sống khoa học, lành mạnh. Hi vọng rằng những thông tin trên mà chúng tôi cung cấp giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về cách bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo