Bé biếng ăn mẹ phải làm sao là thắc mắc chung của những gia đình có con nhỏ. Bởi vì biếng ăn không chỉ khiến mẹ và bé cảm thấy mệt mỏi trong mỗi bữa ăn mà còn có nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai của trẻ. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp bố mẹ hiểu rõ nguyên nhân khiến con yêu biếng ăn và biết cách khắc phục hiệu quả tình trạng này của bé.
1. Điểm danh các nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở bé
Một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé biếng ăn là:
1.1. Bé biếng ăn do nguyên nhân tâm lý
Biếng ăn tâm lý là tình trạng thường gặp ở các bé nhưng ít phụ huynh nhận ra. Do đó, mỗi ngày, bố mẹ lại tạo thêm những áp lực tâm lý mới cho con, khiến hiện tượng biếng ăn kéo dài và càng ngày càng trầm trọng hơn mà không biết phải làm sao. Lúc này, tâm lý chung của các bé là chán ăn, sợ hãi trước mỗi bữa ăn và cảm thấy việc ăn uống nhàm chán, ít hứng thú. Những tình huống thường gặp ở đa số các gia đình dẫn đến chứng biếng ăn tâm lý ở trẻ là bị ép ăn trong một thời gian nhất định, bị ép ăn hết khẩu phần, thay đổi người chăm sóc và cho ăn, bố mẹ quát mắng, đánh hoặc khiến con sợ trước giờ ăn, không khí bữa ăn căng thẳng do bố mẹ cãi nhau,…
1.2. Bé biếng ăn do sai lầm của bố mẹ trong việc chế biến thức ăn
Người lớn thường mắc sai lầm là sử dụng vị giác của mình để áp đặt lên khẩu vị của con khi chế biến đồ ăn. Do đó, có những món ăn mà bố mẹ tưởng là ngon nhưng lại không hợp với khẩu vị của trẻ. Hơn nữa, có những món ăn mẹ nghĩ rất bổ dưỡng nhưng con lại không thích. Và thực tế, khi trẻ càng biếng ăn, phụ huynh càng dành nhiều thời gian để vắt óc nghĩ ra những món ăn phức tạp, cầu kỳ, nhiều chất dinh dưỡng và ép con ăn.
Một sai lầm khác mà nhiều bố mẹ mắc phải là thực đơn dinh dưỡng của bé quá nhàm chán. Bởi vì quỹ thời gian hạn hẹp nên nhiều phụ huynh cho con ăn đi ăn lại một số món ăn quen thuộc, khiến trẻ cảm thấy ngán.
Bên cạnh đó, bé cũng có thể biếng ăn nếu thay đổi chế độ ăn uống như chuyển từ bú sữa mẹ sang sữa công thức, chuyển từ ăn bột mịn sang ăn thô,… Tình trạng này thường xảy ra vì trẻ chưa sẵn sàng tâm lý để chuyển sang chế độ ăn uống mới.
1.3. Bé biếng ăn do mắc bệnh lý
Những trẻ mắc bệnh thường dễ bị biếng ăn hơn những trẻ bình thường khác. Những căn bệnh dễ khiến bé gặp phải tình trạng biếng ăn nhất là những dị tật bẩm sinh như tim bẩm sinh, hở hàm ếch,… Bên cạnh đó, các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp và tiêu hóa như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, viêm amidan, viêm họng,… cũng làm ảnh hưởng tới việc ăn uống của trẻ.
Khi con bị bệnh, cơ thể mệt mỏi khiến cảm giác lười ăn, biếng ăn và chán ăn tăng lên. Nếu không được điều trị bệnh kịp thời, cơ thể bé sẽ càng suy nhược và tình trạng lười ăn sẽ càng nghiêm trọng hơn.
1.4. Bé biếng ăn do sự thay đổi về sinh lý
Trẻ luôn không ngừng phát triển và cả thể chất lẫn trí tuệ mỗi ngày. Thật tuyệt vời khi thấy con yêu càng ngày càng hiểu biết và không ngoan. Tuy nhiên, mẹ có biết rằng, để có những nhận thức, kỹ năng mới, cả hai mẹ con sẽ cần phải đánh đổi bằng những đợt biếng ăn sinh lý. Đôi khi khiến mẹ cảm thấy đau đầu vì không hiểu rõ nguyên nhân tại sao.
Những giai đoạn như khi trẻ biết lẫy, biết bò và biết đi,… con thường sẽ biếng ăn hơn so với thường ngày. Tuy nhiên, lúc này, bé hoàn toàn vui vẻ và khỏe mạnh bình thường. Trên thực tế, biếng ăn sinh lý thường không kéo dài và phụ thuộc vào những mốc phát triển của trẻ.
1.5. Trẻ em biếng ăn do sử dụng thuốc kháng sinh
Khi trẻ phải sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh, con cũng có thể mắc chứng biếng ăn. Lý do là bởi vì thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn có hại và giúp trẻ khỏi bệnh. Tuy nhiên vô tình, chúng cũng tiêu diệt cả các lợi khuẩn trong đường ruột của con. Do đó, việc tiêu hóa thức ăn của trẻ không mấy suôn sẻ và con sẽ có biểu hiện biếng ăn.
2. Giải đáp: Bé biếng ăn mẹ phải làm sao?
Có rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng biếng ăn của trẻ em. Hãy cùng Doppelherz đi tìm giải pháp phù hợp với từng nguyên nhân khiến bé biếng ăn bố mẹ nhé!
2.1. Đối với những bé biếng ăn do tâm lý
Giải pháp cải thiện chứng biếng ăn do tâm lý của trẻ đòi hỏi sự nhẫn nại, kiên trì và nhiều thời gian hơn. Trước tiên, bố mẹ cần phải dành thời gian để quan sát, nói chuyện và chia sẻ với con nhiều hơn để biết nguyên nhân tâm lý dẫn tới việc trẻ sợ ăn và ghét ăn là gì.
Bản thân mỗi phụ huynh cũng cần phải nghiêm khắc kiểm điểm lại bản thân xem: Liệu mình có quá “quân phiệt” và khắt khe” khi áp đặt và yêu cầu trẻ ăn theo “mệnh lệnh” của mình hay không?, Liệu mình đã dành thời gian để cho con ăn chưa?, Liệu không khí bữa ăn của gia đình có quá căng thẳng và ảnh hưởng tới việc ăn uống của con hay không?, Liệu mình có thiếu tâm lý tới độ la mắng, quát tháo trẻ trước hoặc trong bữa ăn hay không?
Trước khi hỏi bé biếng ăn mẹ phải làm sao, người lớn hãy để con được ăn theo nhu cầu của bản thân và không ép con ăn. Hãy để trẻ vừa ăn vừa khám phá và thức ăn có bị thừa một chút cũng không sao, thức ăn có thể dây bẩn quần áo cũng không sao. Như vậy mới sớm mong con tìm lại hứng thú trong việc ăn uống.
2.2. Đối với những bé biếng ăn do sai lầm của bố mẹ khi chế biến thức ăn
Bố mẹ cần phải thay đổi cách chế biến món ăn cho hợp lý, khoa học, hấp dẫn vị giác và thị giác của trẻ. Khoa học có nghĩa là chế biến đúng độ mịn và độ thô phù hợp với từng giai đoạn phát triển của con. Hiểu một cách đơn giản là đa dạng hóa thực đơn dinh dưỡng để trẻ không cảm thấy nhàm chán khi ăn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cần phải chế biến thức ăn hợp với sở thích và khẩu vị của trẻ. Hợp lý chính là chế biến một lượng thức ăn vừa đủ với khả năng và nhu cầu ăn uống của bé. Ngoài ra, các bạn cũng nên tránh chế biến nhiều và ép con ăn hết cho đỡ phí. Hơn nữa, các bậc phụ huynh cũng nên trình bày món ăn hấp dẫn, sinh động, nhiều màu sắc bắt mắt để thu hút sự khám phá của trẻ.
2.3. Đối với những bé biếng ăn do bệnh lý
Việc điều trị mau chóng và dứt điểm những căn bệnh trẻ đang gặp phải là việc cần làm trước tiên. Bởi vì việc bổ sung dưỡng chất qua con đường ăn uống có vẻ rất khó khăn với bé lúc này.
Do đó, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có thể bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu cho con bằng những cách khác nhau. Chẳng hạn như cho trẻ uống thêm sữa và sử dụng vitamin,… Điều quan trọng hơn cả là “phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy, bố mẹ có thể giúp con yêu tránh xa bệnh tật bằng những phương pháp như vệ sinh răng miệng sạch sẽ, tẩy giun định kỳ, giữ vệ sinh thân thể,…
2.4. Đối với những bé biếng ăn do thay đổi sinh lý
Trong thời điểm trẻ bị biếng ăn sinh lý, mẹ đừng quá sốt ruột mà cố nài nỉ và bắt ép con ăn. Thay vào đó, các bạn hãy thật bình tĩnh và kiên trì chờ bé qua giai đoạn này. Bởi vì nếu sử dụng những cách “bạo lực” như nhồi nhét bé ăn, đổ thức ăn,… từ biếng ăn sinh lý con sẽ chuyển thành biếng ăn bệnh lý.
2.5. Đối với những bé biếng ăn do sử dụng thuốc kháng sinh
Trong trường hợp này, hại khuẩn và lợi khuẩn trong cơ thể bé bị mất cân bằng. Do đó, tốt nhất, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung lại hệ vi sinh đường ruột của con. Ngoài ra, các bạn cũng có thể cho trẻ ăn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn.
Qua bài viết ngày hôm nay, Doppelherz hy vọng các bậc phụ huynh đã trả lời được câu hỏi: “Bé biếng ăn mẹ phải làm sao?”. Từ đó tìm được giải pháp phù hợp nhất dành cho con yêu của mình. Bên cạnh những giải pháp kể trên, bố mẹ cũng nên tham khảo siro ăn ngon Kinder Oprima để cải thiện tầm vóc của trẻ. Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm này, các bạn hãy nhấc máy lên và gọi cho Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN