Ăn dặm là giai đoạn trẻ bắt đầu làm quen với chế độ ăn mới và giảm dần lượng sữa. Nếu thích nghi tốt, bé sẽ cảm thấy hứng thú hơn với mỗi bữa ăn và tạo đà tăng trưởng toàn diện. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều trẻ không ăn dặm mà chỉ uống sữa, lười ăn dẫn đến sụt cân, suy dinh dưỡng. Vậy trẻ biếng ăn dặm phải làm sao? Cùng đọc ngay bài viết bên dưới của Doppelherz Việt Nam để tìm ra đáp án cho câu hỏi này nhé!
1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn dặm
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, trẻ biếng ăn dặm được biểu hiện thông qua việc bé không chịu ăn một hoặc nhiều món. Điều này khiến lượng thức ăn nạp vào cơ thể trẻ không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày. Hậu quả là làm tăng nguy cơ chậm phát triển và thiếu các vi khoáng chất quan trọng dẫn tới còi cọc, suy dinh dưỡng, rối loạn hành vi, nhận thức, giảm trí tuệ,…
Hai nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn dặm mà chỉ uống sữa là:
1.1. Do bé chưa sẵn sàng tiếp nhận chế độ ăn mới
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn dặm là do bé chưa sẵn sàng tiếp nhận chế độ ăn mới, chỉ quen bú sữa mẹ hoặc uống sữa công thức. Ngoài ra, hệ tiêu hóa của bé 6 tháng tuổi khi bắt đầu ăn dặm còn non nớt và chưa hoàn thiện chức năng nhai nên không thể ăn khi bụng vẫn no sữa hoặc ăn quá nhiều bữa trong ngày,… Việc chưa kịp thích nghi thức ăn mới sẽ gây ra hiện tượng trẻ biếng ăn và sợ hãi khi đến giờ ăn.
1.2. Do bố mẹ mắc sai lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho trẻ
Bé biếng ăn có thể là do bố mẹ mắc sai lầm khi chế biến đồ ăn dặm cho con. Chẳng hạn như dùng thức ăn có mùi vị quá nồng hoặc nêm gia vị quá mặn đối với trẻ nhỏ, thực đơn không đa dạng, món ăn thiếu dầu dư đạm, hình thức không bắt mắt,… Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, thức ăn của bé dưới 1 tuổi không cần nêm gia vị vì trong cá, thịt và rau đã có đủ lượng muối phù hợp.
2. Giải đáp: Trẻ biếng ăn dặm phải làm sao?
Trả lời cho thắc mắc trẻ biếng ăn dặm phải làm sao, các chuyên gia đã đưa ra một số giải pháp như sau:
2.1. Chế biến thức ăn cho trẻ từ loãng đến đặc
Khi mới bắt đầu ăn dặm vào tháng thứ 6, bố mẹ chỉ cần nấu bột thật loãng cho trẻ và tăng độ đặc từ từ. Đồng thời tập cho con ăn cháo khi được 8 – 9 tháng tuổi. Việc bắt đầu bằng cách ăn bột loãng sẽ tránh cho hệ tiêu hóa của bé phản ứng gay gắt với thức ăn lạ. Sau một khoảng thời gian ăn dặm, trẻ sẽ có đủ men tiêu hóa để hấp thu các món phức tạp như cơm, cháo, thịt, rau,…
2.2. Cho trẻ ăn thức ăn từ ngọt đến mặn
Bột ngọt tương tự như mùi vị của sữa mẹ nên khá thân thiện với trẻ nhỏ, vì vậy thường được khuyến khích cho con sử dụng trước. Sau khoảng từ 1 – 2 tuần khi đường ruột của bé thích nghi được với những loại thức ăn mới, bố mẹ có thể cho con ăn bột mặn với nhiều chất dinh dưỡng hơn.
2.3. Cho trẻ ăn dặm từ ít đến nhiều
Bữa đầu tiên trẻ chỉ cần ăn được vài thìa bột là đủ, chứ bố mẹ không nên ép bé ăn hết cả chén. Vào những bữa ăn sau đó, các bạn nên tập cho con từ 2 – 3 thìa lên đến 1/3 bát, rồi 1/2 bát, đến 2/3 bát,… Làm như vậy, trẻ sẽ không có cảm giác sợ hãi vì bị ép ăn quá nhiều và có thời gian để thích nghi dần.
2.4. Trang trí món ăn với những màu sắc bắt mắt
Bên cạnh việc bảo đảm cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu, bột ăn dặm nên được chế biến đa dạng và trang trí hấp dẫn. Như vậy, trẻ sẽ cảm thấy hứng thú và thích ăn hơn.
2.5. Xây dựng thực đơn vừa đủ các dưỡng chất thiết yếu
Món ăn của trẻ cần phải có đủ chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Thế nhưng, không phải bé càng ăn nhiều chất dinh dưỡng thì càng phát triển tối ưu.
Nếu món ăn dư chất béo và dư đạm, cơ thể con sẽ phản đối bằng cách táo bón, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng, tiêu chảy,… khiến bé không chịu ăn dặm. Do đó, trong mỗi chén bột ăn dặm của trẻ cần được cân đối dưỡng chất để bảo đảm hấp thu được hết. Theo đó, bố mẹ có thể xay các loại cá, thịt, rau,… vào bột hay cháo rồi nấu chín, nhưng nhớ phải thêm 1 muỗng nhỏ dầu oliu để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho con.
Về cơ bản, bố mẹ nên cho bé ăn dặm theo tuần tự bắt đầu làm quen với bột ngọt, sau một khoảng thời gian chuyển sang bột mặn, rồi đến cháo loãng, cháo đặc, cơm nát tới cơm bình thường. Tuy nhiên, nếu trẻ không thích ăn bột mà tiêu hóa tốt, đi tiêu phân bình thường, các bạn có thể cho con ăn cháo.
Trong trường hợp bé biếng ăn dặm chỉ uống sữa, bố mẹ không cần phải ép con ăn bột hoặc cháo mà có thể thay bằng một số loại thực phẩm khác. Chẳng hạn như sữa chua tự làm bằng sữa bột, trái cây ngọt, bánh quy, phô mai,…
3. Một số điều cần lưu ý khi trẻ biếng ăn dặm
Với những trẻ biếng ăn dặm, bố mẹ cần phải ghi nhớ một số điều như sau:
3.1. Không cai sữa sớm cho trẻ nhỏ
Dù trẻ đủ 6 tháng tuổi nhưng mẹ cũng không nên vội vàng cho con ăn nhiều bột nhằm thay thế sữa mẹ. Bởi vì sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng chính của những bé dưới 1 tuổi. Việc mẹ đột ngột cai sữa không chỉ khiến con mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng mà còn ảnh hưởng tới tâm lý của trẻ. Lúc này, bé có thể sẽ quấy khóc và cảm thấy khó chịu khi thấy đồ ăn.
3.2. Kiên nhẫn tập cho trẻ ăn dặm từ từ
Khi mới làm quen với đồ ăn, có thể trẻ sẽ nhè hoặc nôn ra nhưng mẹ đừng vội bù sữa lại ngay. Trong những trường hợp này, mẹ nên tiếp tục đút từng thìa bột nhỏ cho đến khi con quen dần. Lúc này, bé sẽ không còn xuất hiện tình trạng nôn ói hoặc nhè bột ra nữa.
3.3. Xây dựng thời gian biểu ăn uống khoa học cho con
Theo các chuyên gia, bố mẹ không nên cho trẻ ăn vặt trong vòng 2 tiếng trước bữa chính để tạo cảm giác thèm ăn cho bé. Tốt nhất, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài tối đa là 30 phút rồi kết thúc dù con ăn hết hoặc chưa ăn hết. Bên cạnh đó, các bạn cũng không được cho trẻ đi ăn rong hoặc bật điện thoại, TV trong lúc ăn để tránh làm bé phân tâm, ham chơi mà bỏ ăn.
3.4. Cung cấp lượng sữa phù hợp với độ tuổi của trẻ
Bố mẹ nên tránh cho trẻ uống quá nhiều sữa trước bữa ăn chính. Hãy cho bé uống vào một khung giờ nhất định, sau khi ăn khoảng 1 – 3 giờ tùy theo lượng thức ăn con hấp thu nhiều hay ít. Lượng sữa khuyến nghị mỗi ngày dành cho trẻ từ 6 tháng tới 2 tuổi là từ 600 – 800ml.
Trên thực tế, một số bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể không thích sữa công thức với mùi thơm và vị ngọt. Do đó, nếu mẹ không đủ sữa cho con bú thì cần phải cân nhắc để lựa chọn loại phù hợp nhất.
Đối với những trẻ quá khó đón nhận chế độ dinh dưỡng mới, bố mẹ nên tôn trọng nhu cầu ăn của bé. Đừng bao giờ ép con ăn mà hãy cất chén bột đi ngay khi trẻ lắc đầu và không muốn ăn tiếp. Tốt nhất, các bạn nên để trẻ tự quyết định lượng thức ăn mà con nạp vào cơ thể.
Nếu đã áp dụng tất cả những phương pháp trên mà chứng biếng ăn dặm ở trẻ vẫn chưa được cải thiện, bố mẹ hãy đưa con đến gặp bác sĩ Dinh dưỡng để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này. Đồng thời xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp nhất với bé để con ăn ngon và phát triển toàn diện hơn.
Qua bài viết ngày hôm nay, Doppelherz hy vọng các bạn đã tìm ra lời giải đáp cho thắc mắc: “Trẻ biếng ăn dặm phải làm sao?”. Để có thêm kiến thức chăm sóc con yêu theo từng độ tuổi và tìm hiểu về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, bố mẹ hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN