Trẻ biếng ăn quá phải làm sao là vấn đề được các bậc phụ huynh rất quan tâm. Nếu các bạn là một trong số những ông bố, bà mẹ đang gặp khủng hoảng vì chứng biếng ăn của con yêu, đừng bỏ lỡ những thông tin trong bài viết bên dưới của Doppelherz nhé!
1. Nguyên nhân khiến trẻ mắc chứng biếng ăn là gì?
Nhiều bố mẹ không xác định đúng nguyên nhân hay quá nóng vội đã vô tình khiến tình trạng biếng ăn của trẻ không thuyên giảm mà còn kéo dài dai dẳng. Cụ thể như sau:
1.1. Trẻ biếng ăn do quá “khó tính” trong việc ăn uống
Với những bé khá kỹ tính trong việc ăn uống, chúng sẽ kiên quyết từ chối và không ăn một số món. Có thể là do mùi vị hoặc hình thức của món ăn. Khi bị bố mẹ bắt ép ăn, trẻ sẽ khó chịu, ác cảm và dẫn đến tình trạng biếng ăn. Những đứa bé này cũng thường xuất hiện những biểu hiện như hay quấy khóc, khó chịu với tiếng ăn và cảm giác bứt rứt tay chân.
1.2. Trẻ biếng ăn do đang bị ốm
Trong lúc bị ốm, cơ thể bé thường rất mệt mỏi và khó chịu. Do đó, trẻ mắc chứng biếng ăn là điều vô cùng dễ hiểu.
1.3. Trẻ biếng ăn do cách bố mẹ chế biến thức ăn
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ biếng ăn là thực đơn nhàm chán và ít thay đổi. Do đó, bé sẽ cảm thấy ngán nếu bố mẹ liên tục cho con ăn món hầm và các loại rau củ trong nhiều ngày như cà rốt, khoai tây, củ dền, súp lơ,…
1.4. Trẻ biếng ăn do thiếu vi chất và chế độ ăn uống không điều độ
Chế độ ăn uống không điều độ và ăn quá nhiều trong một bữa sẽ dẫn tới hiện tượng ức chế bài tiết các loại men tiêu hóa, cũng như khiến trẻ sợ ăn. Hơn nữa, việc thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng như vitamin A, B, C, kẽm, selen, đồng, sắt,… cũng khiến bé cảm thấy không ngon miệng khi ăn uống. Những trẻ bị biếng ăn do nguyên nhân này thường dễ bị suy dinh dưỡng, suy giảm miễn dịch, tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm khuẩn, tự kỷ,…
1.5. Trẻ biếng ăn do tâm lý sợ ăn
Nếu bé có dấu hiệu quấy khóc, sợ hãi, ngậm miệng, co người khi thấy đồ ăn thì có thể trẻ đang mắc chứng sợ ăn. Hiện tượng này xảy ra do con đã từng gặp sự cố khi ăn uống trước đây như bị nghẹn, sặc,…
1.6. Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên biếng ăn
Vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt nên dễ gặp phải hiện tượng rối loạn tiêu hóa với dấu hiệu đau bụng, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy,… Từ đó làm mất cảm giác ngon miệng và khiến bé trở nên biếng ăn.
1.7. Trẻ biếng ăn do cảm nhận sai lầm của bố mẹ
Nhiều bố mẹ cho rằng, trẻ ăn càng nhiều càng tốt nên khi thấy con ăn ít hoặc thấp bé hơn so với bạn bè cùng trang lứa là bị biếng ăn. Mặc dù thực tế thì chiều cao và cân nặng của con vẫn tăng đều đặn.
Hơn nữa, nhiều phụ huynh còn sử dụng mọi biện pháp để bắt ép trẻ ăn bằng được cho đến khi hết khẩu phần. Đây là điều sai lầm và khiến con cảm thấy sợ hãi khi đến bữa ăn, từ đó dẫn đến tình trạng biếng ăn.
2. Giải đáp: Trẻ biếng ăn quá phải làm sao?
Với câu hỏi: “Trẻ biếng ăn quá phải làm sao?”, bố mẹ nên tham khảo và áp dụng những giải pháp sau đây cho con yêu của mình:
2.1. Không được ép buộc mà phải kích thích trẻ có cảm giác thèm ăn
Nguyên tắc cơ bản đầu tiên mà bố mẹ cần phải ghi nhớ với những đứa trẻ này là không được thúc ép, nhồi nhét mà nên kích thích con yêu tự có cảm giác thèm ăn. Theo đó, các bạn có thể chế biến thức ăn theo nhiều kiểu khác nhau và thoải mái hơn trong vấn đề ăn uống của trẻ. Đồng thời, nên bổ sung thêm các loại sữa và vi chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn như thực phẩm chức năng Kinder Optima.
2.2. Đưa trẻ biếng ăn quá đi khám với bác sĩ chuyên khoa
Để xác định chính xác tình trạng bệnh và tìm ra cách điều trị dứt điểm căn bệnh mà bé mắc phải, bố mẹ nên đưa con đi khám với bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín. Từ đó, các bạn hãy tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ sinh hoạt của trẻ một cách phù hợp nhất.
Bên cạnh đó, phụ huynh hãy cho con ăn những món mà mình yêu thích, có mùi vị thơm ngon để kích thích vị giác của bé. Ngoài ra, các bạn cũng nên chế biến thức ăn ở dạng mềm và lỏng hơn để trẻ dễ tiêu hóa.
Hơn nữa, bố mẹ cũng nên cho bé uống đủ nước, các loại nước trái cây, sữa để bổ sung vitamin, khoáng chất, năng lượng,… giúp trẻ tăng cường đề kháng và nhanh khỏi bệnh hơn. Thêm nữa, phụ huynh cũng nên vệ sinh cơ thể trẻ sạch sẽ và giữ gìn răng miệng ngay khi con mới mọc răng.
2.3. Đa dạng món ăn nhưng phải đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu
Thực đơn chế biến món ăn cho con yêu phải đa dạng và phong phú nhưng vẫn bảo đảm đủ 4 nhóm dưỡng chất thiết yếu. Tốt nhất, bố mẹ nên cho trẻ ăn tất cả các loại thực phẩm khi con được 8 – 9 tháng tuổi.
Ngoài ra, các bạn cũng phải tránh tình trạng cho bé ăn đi ăn lại một món từ ngày này sang ngày khác. Thay vào đó, mọi người hãy thường xuyên thay đổi các loại thực phẩm và cách chế biến món ăn.
Tuy nhiên, bố mẹ nên lưu ý một điều rằng, cần phải thay đổi món ăn cho trẻ từ từ, cũng như nên xen kẽ giữa thức ăn mới và cũ mà con thích. Hơn nữa, phụ huynh nên sử dụng thức ăn tươi sống để chế biến món ăn và tránh dùng những loại thực phẩm phơi khô, chế biến sẵn hoặc bảo quản đông lạnh lâu ngày vì sẽ không tốt cho bé.
2.4. Tạo không khí thoải mái và giúp trẻ cảm thấy hứng thú khi ăn
Với những trẻ biếng ăn quá mức, bố mẹ nên cho ăn khi tinh thần con được thoải mái nhất. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng các công cụ cho ăn thay thế để giúp bé cảm thấy hứng thú hơn khi ăn. Chẳng hạn như cho trẻ ăn bốc thay cho ăn bằng thìa, sử dụng ly uống nước thay cho bình sữa,… Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, phụ huynh cần phải cho con ăn thêm những loại thực phẩm giàu năng lượng và dễ nuốt, dễ ăn như sữa dành riêng cho trẻ biếng ăn.
2.5. Cho trẻ em ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa
Một giải pháp nữa dành cho trẻ biếng ăn quá là cho con ăn thức ăn mềm, dễ nuốt và dễ tiêu hóa,… Đồng thời, bố mẹ cũng nên bổ sung thêm lợi khuẩn để cân bằng vi sinh đường ruột, giúp bé tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất từ thức ăn tốt hơn.
2.6. Chỉ nên cho con ăn lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu
Theo khuyến cáo của các chuyên gia, bố mẹ chỉ nên cho bé ăn một lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu. Bởi vì tất cả mọi sự ép buộc có thể dẫn đến tác động ngược lại mà các bạn không thể lường trước được.
Nếu con yêu vẫn phát triển bình thường và có cân nặng đúng chuẩn, chứng tỏ rằng, bé được cung cấp đủ lượng thức ăn. Lúc này, trẻ biếng ăn là do suy nghĩ của bố mẹ chứ không phải do con. Do đó, để biết chính xác sự phát triển của trẻ, các bạn nên so sánh cân nặng và chiều cao của bé với bảng chỉ số tiêu chuẩn của WHO hoặc BMI, chứ không được dựa vào thể trạng của “con nhà người ta”.
Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã cung cấp cho bố mẹ những thông tin hữu ích để trả lời cho câu hỏi: “Trẻ biếng ăn quá phải làm sao?”. Nếu muốn biết thêm thông tin về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, các bạn hãy gọi ngay cho Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN