Chuyên gia giải đáp: Trẻ biếng ăn thì làm thế nào?

Chuyên gia giải đáp: Trẻ biếng ăn thì làm thế nào?

Trẻ biếng ăn thì làm thế nào là vấn đề nan giải và dành được sự quan tâm, chú ý từ các bậc phụ huynh. Bởi biếng ăn là tình trạng mà rất nhiều bé đang gặp phải và gây ra nhiều tác động tiêu cực đến sự phát triển về cả thể chất lẫn trí tuệ của con. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp bố mẹ giải đáp thắc mắc này.

1. Một số nguyên nhân chính dẫn đến chứng biếng ăn của trẻ

Trước khi biết trẻ biếng ăn thì làm thế nào, bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới tình trạng này để có phương pháp xử trí kịp thời.

1.1. Trẻ mắc chứng biếng ăn do gặp vấn đề về sức khỏe

Tất cả những căn bệnh nhiễm khuẩn đều gây ra tình trạng biếng ăn. Chẳng hạn nhiễm khuẩn nặng hoặc nhẹ, cấp tính hay mạn tính như viêm tai, viêm V.A, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm đường hô hấp, các bệnh ho gà, cúm, viêm dạ dày, tiêu chảy, viêm gan, ruột, đường mật,…

Bên cạnh đó, trẻ cũng có thể biếng ăn ngay cả khi mọc răng. Theo đó, chứng biếng ăn có thể xuất hiện vào một vài tuần lễ trước khi mọc răng và khi răng đã nhú khỏi lợi, bé sẽ ăn uống bình thường trở lại.

1.2. Trẻ biếng ăn do thói quen sai lầm của bố mẹ

Nhiều trẻ mắc chứng biếng ăn do thay đổi chế độ ăn, chưa quen với những món ăn mới, đột ngột cai sữa,… Bên cạnh đó, việc bố mẹ cho con ăn quá nhiều sẽ khiến bé không tiêu hóa được hết thức ăn.

Ngoài ra, trẻ còn có thể bị biếng ăn do chế độ ăn uống không cân đối, phụ huynh bắt con ăn một món trong nhiều ngày, nhiều tuần. Hơn nữa, cách chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ cũng khiến con ăn ít, lười ăn, chán ăn, thậm chí là bỏ bữa.

1.3. Trẻ biếng ăn do gặp vấn đề về tâm lý

Tình trạng này thường xảy ra ở những gia đình lo lắng và quan tâm quá mức tới bữa ăn của con, cũng như bắt trẻ ăn quá nhiều. Ngoài ra, nếu người cho bé ăn có thái độ không đúng như bóp mồm, đánh đập, bóp mũi sẽ khiến bữa ăn của con trở thành nỗi sợ hãi kinh hoàng. Từ đó làm ảnh hưởng tới tâm sinh lý của trẻ và khiến bé cảm thấy sợ hãi mỗi khi nhìn thấy bình sữa, bát bột.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng biếng ăn, lười ăn ở trẻ em

2. Giải đáp thắc mắc: Trẻ biếng ăn thì làm thế nào?

Vì quá lo lắng cho sự phát triển của con yêu nên các bậc phụ huynh rất quan tâm đến việc tìm giải pháp phù hợp để cải thiện chứng biếng ăn của trẻ. Dưới đây là một số biện pháp mà bố mẹ nên áp dụng:

2.1. Cho trẻ cơ hội cảm nhận cơn đói

Trên thực tế, có rất nhiều trẻ không cảm thấy hào hứng với bữa ăn. Tuy nhiên, điều này không phải do bé lười ăn, biếng ăn mà có thể là con chưa có nhu cầu vào thời điểm đó.

Có nhiều ông bố, bà mẹ thường than phiền rằng: “Con mình không bao giờ thấy đói”. Thế nhưng, thật ra, chỉ là các bạn chưa cho trẻ cơ hội nhận ra cơn đói mà thôi. Với những trường hợp như vậy, giải pháp tốt nhất là không ép bé ăn trong vài ngày và để con tự yêu cầu món ăn.

Trẻ biếng ăn thì làm thế nào là thắc mắc của nhiều bố mẹ
Trẻ biếng ăn thì làm thế nào là thắc mắc của nhiều bố mẹ

2.2. Hạn chế cho trẻ em ăn quá nhiều đồ ăn vặt

Với những trẻ biếng ăn, bố mẹ nên nghĩ lại xem mình có cho con ăn quá nhiều đồ ăn vặt trước bữa chính hay không. Một vài cái snack khoai tây hoặc bánh kẹo tưởng chừng như chỉ là món ăn lót dạ, nhưng lại ảnh hưởng lớn tới cảm nhận hương vị của con trong bữa chính.

Có nhiều trẻ có thể cảm thấy đồ ăn vặt ngon miệng hơn cơm nên thường từ chối và không chịu ăn. Do đó, bố mẹ hãy cắt hoàn toàn các bữa ăn vặt không cần thiết để bé cảm thấy ngon miệng hơn khi thưởng thức bữa chính.

2.3. Giảm khẩu phần ăn trong mỗi bữa của trẻ

Một bát cơm cao có ngọn sẽ khiến trẻ cảm thấy sợ hãi và chán ngán. Điều này không mang lại hiệu quả kích thích thị giác mà còn khiến con không cảm thấy thèm ăn, tâm trạng tệ đi.

Do đó, trong bữa ăn chính, bố mẹ hãy giảm khẩu phần ăn trong mỗi bữa để bé cảm thấy tò mò, thích ăn hơn. Chẳng hạn như vo tròn cơm thành từng viên nhỏ, bên cạnh là rau xanh và miếng thịt nhỏ.

Ngoài việc giảm khẩu phần ăn trong mỗi bữa, các bạn hãy cố gắng trang trí món ăn trông thật bắt mắt. Tốt nhất là nên ưu tiên những loại thực phẩm nhiều màu sắc để kích thích vị giác của trẻ như cà rốt, cà chua, súp lơ xanh,…

2.4. Đa dạng thực đơn để con được trải nghiệm nhiều món mới

Nếu ngày nào trẻ cũng ăn cháo thịt thì không có gì ngạc nhiên khi bé không chịu ăn và bỏ ăn. Do đó, bố mẹ hãy cố gắng thay đổi món ăn thường xuyên và đa dạng thực đơn để con có thể trải nghiệm được nhiều loại thực phẩm mới.

Trong thời gian đầu khi tiếp xúc với món ăn mới, con sẽ cảm thấy khó khăn nhưng các bạn cũng không được nản. Thay vào đó, phụ huynh hãy cho bé thử từng chút một và kết hợp với việc trang trí, trình bày đẹp mắt để trẻ cảm thấy ngon miệng hơn khi ăn.

Bố mẹ nên đa dạng thực đơn dinh dưỡng để con có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mới
Bố mẹ nên đa dạng thực đơn dinh dưỡng để con có cơ hội thưởng thức nhiều món ăn mới

2.5. Cho trẻ quyền lựa chọn khi ăn uống

Với những trẻ lớn, bố mẹ nên hỏi con thích ăn món ăn gì trước mỗi bữa chính và đưa ra một số gợi ý cho bé lựa chọn. Điều này sẽ giúp trẻ “chịu trách nhiệm” và cảm thấy hào hứng hơn với sự lựa chọn của mình.

2.6. Không giấu những món trẻ không thích vào khẩu phần ăn

Bố mẹ thường sử dụng chiêu khéo léo giấu rau xanh vào những món ăn khác. Tuy nhiên, nhiều người lại chưa lường trước được hậu quả của việc làm này. Một khi trẻ phát hiện, con không chỉ nhè ra mà còn ghét luôn cả món đó.

2.7. Khéo léo áp dụng chiến thuật “bình mới rượu cũ”

Với những trẻ biếng ăn, bố mẹ có thể áp dụng khéo léo chiến thuật “bình mới rượu cũ”. Theo đó, các bạn có thể kẹp thịt vào bánh mì thay vì cho con ăn chung với cơm. Hoặc cho canh vào trong cốc giống như một loại thức uống để xem trẻ có thích hơn không.

2.8. Không nên nhồi nhét hoặc bắt ép trẻ ăn

Việc tự ăn có thể là một kỹ năng khó nhằn với trẻ nên không có gì ngạc nhiên khi con ăn lâu. Bố mẹ đừng bao giờ hiểu nhầm điều này có nghĩa là bé biếng ăn. Nếu thấy bữa ăn của trẻ kéo dài, các bạn không nên thúc giục hoặc tỏ ra sốt ruột. Bởi vì nếu làm như vậy, trẻ sẽ đẩy bát cơm ra và kết thúc bữa ăn ngay lập tức.

2.9. Cho trẻ biếng ăn chung cùng với cả gia đình

Trẻ sẽ cảm thấy thật nhàm chán khi ngồi ăn một mình. Do đó, bố mẹ hãy cho con ngồi ăn với cả gia đình để bé cảm thấy thích thú và vui vẻ hơn. Bởi vì vừa ăn vừa lắng nghe câu chuyện của bố mẹ sẽ giúp bé bớt quấy khóc và quên đi việc mình từng ghét ăn đến nhường nào.

3. Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kinder Optima – Hỗ trợ cung cấp vi chất quan trọng cho trẻ

Kinder Optima là siro ăn ngon của thương hiệu Doppelherz, thuộc Tập đoàn dược phẩm Queisser Pharma, xuất xứ từ Cộng hòa Liên bang Đức. Hiện nay, sản phẩm này đã được phân phối chính thức tại hơn 70 quốc gia trên khắp thế giới.

Kinder Optima nổi bật với công thức tối ưu khi có sự kết hợp hoàn hảo của L-Lysine cùng 17 loại vitamin và khoáng chất quan trọng khác. Nhờ đó giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và hỗ trợ tăng cường tiêu hóa. Không chỉ vậy, sản phẩm này còn hỗ trợ tăng cường đề kháng và nâng cao sức khỏe, giúp bé phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Qua bài viết trên đây, chúng tôi hy vọng bố mẹ đã giải đáp được thắc mắc: “Trẻ biếng ăn thì làm thế nào?”. Mong rằng, các bạn sẽ tìm được giải đáp phù hợp nhất với con yêu của mình để giúp bé mau chóng ăn ngon trở lại và tăng cân đều. Mọi thắc mắc về sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, khách hàng vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo