Cơ chế tiết sữa của mẹ hoạt động như thế nào? - Doppelherz

Cơ chế tiết sữa của mẹ hoạt động như thế nào?

Sữa mẹ từ lâu đã được chứng minh là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng đã bao giờ bạn thắc mắc rằng cơ chế tiết sữa của mẹ hoạt động như thế nào chưa? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Cơ chế tiết sữa của mẹ hoạt động như thế nào?

Cơ chế tiết sữa của mẹ chịu sự tác động của 4 hormone là estrogen, progesterone, prolactin và oxytocin. Cơ chế tạo sữa mẹ sẽ tự điều chỉnh hàm lượng các hormone này để sinh sữa. Cụ thể là:

Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển

Hai loại hormone này được giải phóng bởi nhau thai trong quá trình mang thai. Estrogen có chức năng làm tăng kích thước và số lượng ống dẫn sữa, còn progesterone giúp phát triển năng và thùy tuyến sữa. Estrogen và progesterone hàm lượng cao sẽ ức chế cơ chế tạo sữa mẹ khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ. Khi em bé chào đời, nhau thai đã bong, hàm lượng các hormone này tự động giảm xuống, báo cho cơ thể biết đã đến thời điểm tạo sữa. Cũng vì vậy, người mẹ cho con bú không nên dùng thuốc tránh thai có chứa estrogen vì sẽ làm giảm lượng sữa mẹ.

Cơ chế tiết sữa
Estrogen và Progesterone giúp bầu vú phát triển

Prolactin giúp sản xuất sữa

Khi trẻ mút vú sẽ kích thích bài tiết Prolactin. Prolactin đi vào máu, đến vú và góp phần tạo nên cơ chế sản xuất sữa mẹ. Phần lớn Prolactin ở trong máu khoảng 30ph sau bữa bú, chính vì thế nó giúp tạo sữa cho bữa bú tiếp theo. Điều này cho thấy rằng nếu trẻ bú nhiều vú mẹ tạo nhiều sữa. Prolactin được sản xuất nhiều vào ban đêm là rất có ích để duy trì sự tạo sữa.

Cơ chế tiết sữa
Prolactin giúp sản xuất sữa

Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực

Hormone oxytocin chịu ảnh hưởng của các yếu tố tâm lý, cảm xúc. Vuốt ve âu yếm con, nghe tiếng con khóc đều gây những tín hiệu cảm xúc góp phần gia tăng sản xuất sữa mẹ. Oxytocin làm co bóp các cơ quanh nang, đẩy sữa khỏi nang, đi vào các ống sữa, di chuyển tới núm vú và chảy vào miệng bé. Quá trình này được gọi là phản xạ phun sữa. Nếu phản xạ Oxytocin không làm việc tốt thì trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc nhận sữa, mặc dù vú vẫn sản xuất sữa nhưng lại không tống sữa ra. Khi bà mẹ có những cảm giác tốt như hài lòng với con mình, gần gũi, yêu thương con, luôn tin tưởng vào việc nuôi con bằng sữa mẹ thì sẽ hỗ trợ tốt cho cơ chế tiết sữa trước và sau 6 tuần khi sinh. Ngoài tác dụng giải phóng sữa khỏi bầu ngực, oxytocin còn giúp làm co cơ tử cung trong và sau khi sinh, giúp tử cong thu nhỏ về kích thước ban đầu và hạn chế xuất huyết sau sinh. Đồng thời, prolactin và oxytocin còn góp phần khiến người mẹ luôn khao khát được ở bên chăm sóc con.

Cơ chế tiết sữa
Oxytocin giải phóng sữa khỏi bầu ngực

Phản xạ tiết sữa có thể xảy ra vài lần trong mỗi cữ bú, mẹ có thể cảm thấy râm ran, hơi khó chịu ở ngực hoặc không có cảm giác khác thường nào. Phản xạ này cũng có thể xảy ra ở thời điểm người mẹ nghe thấy tiếng con khóc hoặc nghĩ về bé.

Thời gian sản xuất sữa mẹ

Khi mang thai, ngực của người mẹ bước vào giai đoạn sẵn sàng để sản xuất sữa mẹ. Nồng độ prolactin trong thời kỳ có thai cao gấp 10 lần so với bình thường. Thêm vào đó nhau thai bài tiết HCS. 2 hormon này phối hợp kích thích nang tuyến sữa bài tiết sữa. Trong khi có thai, do tác dụng ức chế của Estrogen và progesterone nên mỗi ngày tuyến sữa chỉ bài tiết vài ml cho tới lúc đẻ. Cơ chế tạo sữa mẹ vài ngày đến vài tuần trước khi đẻ sẽ sản xuất ra sữa non. Sữa non được cơ thể mẹ sản xuất từ quý 2 của thai kỳ tới sau khi trẻ ra đời khoảng 2 – 4 ngày. Sữa này có thành phần giống sữa sau khi sinh con nhưng lipid ít hơn, có đặc điểm là có màu vàng nhạt hoặc trong, đặc dính, rất giàu dinh dưỡng và các kháng thể. Sữa non chứa nhiều đạm hơn sữa trưởng thành. Trẻ được bú sữa non trong những bữa bú đầu tiên là rất quan trọng, đặc biệt trong 01 giờ đầu sau sinh. Sữa non đã có sẵn trong vú ngay sau khi trẻ sinh ra.

Cơ chế tiết sữa
Thời gian sản xuất sữa mẹ

Sau khi bé ra đời, estrogen giảm nên đã làm tăng tác dụng của Prolactin. Khi nhau thai đã bong, cơ chế tiết sữa của mẹ sẽ sản xuất được nhiều sữa hơn. Sau khoảng 5 – 14 ngày từ khi bé ra đời, cơ thể mẹ sản xuất sữa chuyển tiếp. Từ ngày thứ 14 trở đi, lượng sữa cơ thể mẹ tiết ra sẽ tiếp tục tăng, đổi màu trắng và loãng hơn, gọi là sữa trưởng thành. Số lượng sữa nhiều hơn làm 2 bầu vú bà mẹ đầy, căng cứng. Người ta gọi là hiện tượng “xuống sữa”.

2 loại sữa mẹ tạo ra từ cơ chế tiết sữa 

Sữa đầu bữa

Cơ chế tạo sữa mẹ tạo ra loại sữa này trong đầu bữa bú của trẻ. Sữa đầu bữa có màu hơi xanh, số lượng nhiều và cung cấp nhiều đạm, đường, nước và các chất dinh dưỡng khác.

Cơ chế tiết sữa
2 loại sữa mẹ tạo ra từ cơ chế tiết sữa

Sữa cuối bữa

Là sữa được tiết ra cuối bữa bú của trẻ. Bầu vú mẹ lúc này đã hết căng và cơ chế tiết sữa đã hoạt động hết công suất. Sữa cuối bữa có màu trắng vì chứa nhiều chất béo hơn sữa đầu bữa. Chất béo cung cấp nhiều năng lượng cho trẻ giúp trẻ lớn nhanh hơn, vì vậy điều quan trọng là cần để trẻ bú đến hết sữa cưới, không để trẻ nhả vú sớm hay chuyển bên sớm quá.

5 cách kích sữa mẹ an toàn nên được áp dụng

Cho con bú trực tiếp

Cho con bú trực tiếp là cách kích sữa mẹ tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích nhất cho con. Để có tác dụng rõ rệt nhất, các mẹ nên cho con bú đều đặn 2 lần/giờ. Áp dụng lịch này sẽ giúp cho quá trình sản xuất sữa mẹ không bị gián đoạn. 

Cơ chế tiết sữa
Cho con bú trực tiếp

Việc cho con bú trực tiếp vừa có thể giúp kích sữa, vừa giúp não bộ và phản xạ của trẻ phát triển hơn nhờ các cử chỉ âu yếm của mẹ. 

Lên lịch khoa học cho thời gian kích sữa

Để cơ chế tạo sữa mẹ hoạt động hiệu quả, các bà mẹ nên cho con bú 8 lần/ngày. Các mẹ cũng nên hút sữa đúng giờ, không bỏ bữa và mỗi lần hút không nên quá 30 phút. Lịch kích sữa mẹ được các nhà khoa học khuyên áp dụng là: 6h – 9h – 12h – 15h – 18h – 21h – 24h – 3h – 6h. Lưu ý rằng lịch trình trên không kể ngày đêm.

Để tránh mệt mỏi thì ban đêm các mẹ hãy giãn cữ kích sữa ra. Lịch trình này nên được áp dụng trong những ngày đầu không có sữa. Khi sữa mẹ đã về ổn định, các mẹ có thể kích sữa 4 – 5 lần mỗi ngày và mỗi lần kích cách nhau 4 – 5h. 

Sử dụng thảo dược để kích sữa

Sử dụng một số thảo dược có thể hỗ trợ cơ chế tạo sữa mẹ, bổ sung dưỡng chất cho các bà mẹ sau sinh. Một số loại thảo dược lành tính bạn có thể tham khảo bao gồm:

  • Gừng.
  • Tỏi. 
  • Cà rốt.
  • Khoai lang. 
  • Lá chè vằng.
  • Lá đinh lăng
  • Lá bồ công anh.
  • Ngũ cốc.
Cơ chế tiết sữa
Sử dụng thảo dược để kích sữa

Massage bầu ngực để kích sữa

Đây là một cách thông dụng giúp cho cơ chế tiết sữa của mẹ hoạt động hiệu quả hơn. Massage bầu ngực sẽ khiến ống dẫn sữa được giãn nở và sữa lưu thông nhanh hơn. Việc này cũng giúp lượng sữa mẹ được sản sinh ra nhiều hơn. 

Hơn nữa, massage bầu ngực cũng có khả năng ngăn ngừa các vấn đề liên quan đến vùng ngực như: ung thư vú, giảm tắc tia sữa, u vú,…

Cách kích sữa bằng máy hút sữa

Cách kích sữa bằng máy hút sữa rất hữu ích cho các mẹ sữa về quá nhiều hoặc ít sữa, tắc tia sữa,… Tuy tác dụng không thể bằng với cho con bú trực tiếp, đây vẫn là một công cụ đắc lực cho các bà mẹ bận rộn. Máy hút sữa hoạt động bằng cách kích thích tuyến sữa mẹ hoạt động, giúp sữa mẹ lưu thông dễ dàng hơn.

Cơ chế tiết sữa
Cách kích sữa bằng máy hút sữa

Bạn đã nắm rõ được cơ chế tiết sữa của phụ nữ sau sinh chưa? Doppelherz mong những thông tin trên sẽ hữu ích cho bạn trong quá trình chăm sóc, cho con bú của mình. Hãy truy cập trang web của chúng tôi để biết thêm về kiến thức sức khỏe và tham khảo những sản phẩm chăm sóc sức khỏe chất lượng, uy tín nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo