Khi mang thai, mẹ bầu cần có một chế độ ăn uống lành mạnh và khoa học để bảo đảm sức khỏe cho cả hai mẹ con. Tuy nhiên, nhiều người thường nghĩ rằng phải ăn thật nhiều mới có đủ dinh dưỡng để nuôi con. Quan điểm này là hoàn toàn sai lầm vì có rất nhiều loại thực phẩm không tốt mà bà bầu không hề biết. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp giải đáp thắc mắc: “Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?”.
1. Đồ ngọt là đáp án cho câu hỏi “Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?”
Chức năng thải đường của thận ở những người phụ nữ mang thai sẽ bị sụt giảm ở những mức độ khác nhau. Trong trường hợp đường trong máu quá cao, thận sẽ hoạt động quá tải và không có lợi cho sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, lượng đường hấp thu quá nhiều sẽ làm khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy yếu. Từ đó làm giảm khả năng kháng bệnh nên dễ nhiễm virus và mắc bệnh.
2. Mẹ bầu cần kiêng đồ ăn quá mặn
Một số nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tăng huyết áp liên quan đến lượng muốn ăn mỗi ngày. Nếu lượng muốn ăn càng nhiều, tỷ lệ tăng huyết áp sẽ càng cao.
Theo các chuyên gia, tăng huyết áp ở mẹ bầu là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm độc thai nghén, bao gồm phù, albumin niệu,… Do đó, để giữ sức khỏe trong thời gian mang thai, bà bầu chỉ nên ăn khoảng 6g muối/ ngày.
3. Phụ nữ mang thai không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Nhiều nghiên cứu cho thấy, ung thư cổ tử cung và ung thư vú đều có xu hướng di truyền trong gia đình. Nếu mẹ bầu ăn nhiều dầu mỡ trong một khoảng thời gian dài, con cái sau này sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường sinh dục.
Các chuyên gia cũng từng chỉ ra rằng, bản thân mỡ không gây ra bệnh ung thư nhưng nếu ăn nhiều thức ăn có lượng mỡ cao sẽ tăng khả năng kích thích tuyến vú. Do đó, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
4. Mẹ bầu không nên ăn các loại thực phẩm nhiều chất chua
Trong thời gian đầu mang thai, nhiều mẹ bầu thường chán ăn, nghén, buồn nôn và một số người thích ăn đồ chua. Tuy nhiên, những nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học người Đức phát hiện ra rằng, trong thời gian đầu thai nghén, nếu mẹ bầu hấp thu quá nhiều chất chua và những chất có vị chua khác dễ bị tích lũy trong bào thai, ảnh hưởng tới việc sinh trưởng, phát triển và sinh sản của thai nhi. Đồng thời dẫn tới đột biến gen và thai nhi dễ dị dạng. Do đó, trong 2 tuần đầu của thai kỳ, bà bầu không nên ăn và uống nhiều đồ chua.
5. Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm để lâu
Mẹ bầu ăn những loại thực phẩm để lâu, có độc tố hoặc bị nhiễm độc sẽ có nguy cơ bị nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính, thậm chí còn ảnh hưởng đến thai nhi. Trong 2 – 3 tháng đầu của thai kỳ, phôi thai đang phát triển và tế bào phôi thai đang trong thời kỳ phân hóa. Trong giai đoạn này, nếu độc tố xâm hại khiến nhiễm sắc thể bị biến dạng hoặc phá vỡ, có thể dẫn đến tình trạng thai nhi bị dị tật bẩm sinh, nguy hiểm hơn là sảy thai. Hơn nữa, trong thời gian thai nghén, chức năng của những cơ quan trong cơ thể thai nhi chưa hoàn thiện, chức năng của gan và thận đều rất yếu. Do đó, những chất độc trong thực phẩm để lâu có thể gây nhiễm độc và làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
6. Mẹ bầu không nên ăn chay dài ngày
Trong thời gian mang thai, một số mẹ bầu vì muốn có một thân hình gọn gàng và thon thả hoặc vì điều kiện kinh tế hạn chế nên thường ăn chay dài ngày, làm ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Theo các chuyên gia, nếu phụ nữ mang thai không chú ý đến chế độ dinh dưỡng sẽ không cung cấp đủ protein cho thai nhi, làm giảm số tế bào não của thai, ảnh hưởng tới trí não của trẻ sau này.
Nếu mẹ bầu không hấp thu đủ hàm lượng dinh dưỡng, thai nhi sẽ không đủ trọng lượng và sức đề kháng kém đi. Trong trường hợp ăn chay dài ngày, bản thân mẹ bầu cũng sẽ bị thiếu máu, tăng huyết áp và phù nề.
7. Mẹ bầu cần kiêng thịt tái hoặc nấu chưa chín
Toxoplasmosis có khả năng ký sinh trong thịt nấu chưa chín hoặc thịt tái và có thể gây ra những biến chứng như thai chết lưu, sảy thai, cùng những biểu hiện khác. Đặc biệt là nếu mẹ bầu đang ở trong giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ. Lưu ý là nên nấu chín thịt và những món ăn để tiêu diệt các loại ký sinh trùng ẩn náu trên đó.
8. Mẹ bầu nên kiêng ăn cá ướp thủy ngân
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tránh ăn những loại cá chứa chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá kiếm, cá mập, cá kình, cá thu,… Bởi vì thủy ngân sử dụng trong thời gian dài khi mang thai có thể gây ra những tổn thương cho não và khiến trẻ có nguy cơ bị chậm phát triển.
9. Phụ nữ mang thai không nên bổ sung quá nhiều vitamin A
Vitamin A có thể chứa hoạt chất Retinol gây hại đến thai nhi và thường gây ra những bất thường ở thai nhi. Do đó, mẹ bầu không nên sử dụng thêm các chất bổ sung vitamin A trừ khi bác sĩ chỉ định.
10. Mẹ bầu cần kiêng trứng sống, trứng trần qua hoặc chưa nấu chín
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn trứng sống, trứng trần qua hoặc chưa nấu chín vì có nguy cơ bị nhiễm khuẩn Salmonella. Vi khuẩn này có thể đi qua nhau thai, gây nhiễm trùng nghiêm trọng, thậm chí là có nguy cơ gây sảy thai.
11. Mẹ bầu cần kiêng pho mát mềm
Phụ nữ mang thai nên tránh ăn những loại pho mát mềm. Bởi vì nó chứa vi khuẩn Listeria có thể gây ra nguy cơ sảy thai. Listeria có thể đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi, dẫn tới nhiễm độc máu, nhiễm trùng, đe dọa đến tính mạng.
12. Thịt nguội là đáp án cho câu hỏi “Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?”
Thịt nguội là nguồn lây nhiễm vi khuẩn Listeria, nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng sảy thai. Do đó, trước khi ăn thịt nguội, mẹ bầu nên hâm nóng bằng cách chế biến hoặc hấp.
13. Mẹ bầu cần kiêng caffeine
Một số nghiên cứu cho biết, nếu tiêu thụ caffeine ở mức độ vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa hàm lượng caffeine và nguy cơ sảy thai là rất cao.
Do đó, Hiệp hội Phụ nữ mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo rằng, bà bầu nên tránh sử dụng caffeine trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ để giảm khả năng bị sảy thai. Theo nguyên tắc chung, trong thời gian mang thai, mẹ bầu không nên uống quá 200mg caffeine/ ngày.
14. Mẹ bầu cần kiêng rượu
Lời khuyên an toàn nhất dành cho các mẹ bầu là nên kiêng rượu. Bởi vì nếu tiếp xúc với rượu trong thời gian mang thai có thể khiến thai nhi bị rối loạn phát triển.
15. Mẹ bầu cần kiêng sữa tươi chưa tiệt trùng
Hãy chắc chắn rằng, bất cứ sản phẩm sữa nào mà mẹ bầu uống đều đã được thanh trùng. Lý do là bởi vì những loại sữa chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn Listeria và phụ nữ mang thai có thể nhiễm vi khuẩn này cao gấp 20 lần bởi vì hệ miễn dịch của cơ thể bị suy yếu.
16. Phụ nữ mang thai nên kiêng ăn trái cây chưa rửa sạch
Trái cây và hoa quả là những loại thực phẩm rất cần thiết trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu nên rửa sạch trái cây, hoa quả để tránh những chất hóa học và chất bảo vệ thực vật như Toxoplasmosis, cùng nhiều hóa chất độc hại khác.
Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này, mẹ bầu sẽ có thêm nhiều kiến thức về vấn đề: “Phụ nữ mang thai không nên ăn gì?”. Để không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của hai mẹ con, trong thời gian này, việc kiêng kỵ những loại thực phẩm mà bài viết vừa chia sẻ là điều vô cùng cần thiết. Đồng thời, bà bầu nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp với tập thể dục đều đặn và bổ sung Vital Pregna để giúp thai nhi phát triển tốt.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN