Em bé biếng ăn phải làm sao là vấn đề khiến các bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Bởi vì chứng biếng ăn nếu kéo dài sẽ khiến trẻ suy dinh dưỡng, kém hấp thu hoặc tệ hơn là suy giảm hệ miễn dịch. Hơn nữa, nhiều bố mẹ thấy con ăn ít hơn so với bạn bè cùng trang lứa nên thúc ép bé ăn nhiều. Điều này cũng dễ khiến trẻ sợ ăn và nảy sinh ra tâm lý chán ăn. Vậy phụ huynh cần phải làm gì khi con yêu mắc chứng biếng ăn? Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp các bạn giải đáp câu hỏi này.
1. Tìm hiểu đôi nét về chứng biếng ăn ở trẻ em
Biếng ăn là hiện tượng nhiều em bé gặp phải, đặc biệt là những trẻ trong độ tuổi từ 1 – 6. Thế nhưng, trên thực tế, sau khi con được 1 tuổi, tốc độ tăng trưởng thường giảm dần, dẫn đến số lượng thức ăn cần nạp vào trong cơ thể cũng giảm theo. Hiện tượng này được gọi là biếng ăn sinh lý nên con vẫn hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng biếng ăn ở trẻ em cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác, làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển cả về trí tuệ lẫn thể chất của con. Chẳng hạn như:
– Trẻ nhỏ mắc phải một số căn bệnh như ho, đau họng, sốt, rối loạn đường tiêu hóa,…
– Trẻ nhỏ quá ham chơi đến nỗi quên ăn.
– Trẻ nhỏ phải xa mẹ hoặc bị thay đổi môi trường sống.
– Trẻ sợ ăn vì từng bị tổn thương hệ tiêu hóa như sặc, hóc,… hoặc bị thúc ép, nhồi nhét ăn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ trở nên nghiêm trọng hơn và rất khó để cải thiện.
– Chế độ ăn uống của bé không phù hợp như ăn vặt quá nhiều, uống nhiều sữa,…
– Thiếu sắt và thiếu máu cũng là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ mắc phải chứng biếng ăn chậm lớn.
Trên thực tế, những nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ em có thể xảy ra cùng lúc với những mức độ khác nhau. Vì vậy, khi thấy con yêu có biểu hiện biếng ăn, phụ huynh cần phải bình tĩnh để xử lý, tránh để hiện tượng này trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Giải đáp thắc mắc: Em bé biếng ăn phải làm sao?
Em bé biếng ăn thường chậm lớn và có sức đề kháng kém nên bố mẹ rất lo lắng. Nếu trẻ biếng ăn, bố mẹ hãy tham khảo những bí quyết sau đây để kích thích sự thèm ăn của con:
2.1. Đừng thúc ép và nhồi nhét trẻ ăn khi con không muốn
Những biện pháp trừng phạt, đe dọa, la mắng hoặc thậm chí là đánh đập chỉ khiến chứng biếng ăn của trẻ càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn. Trong trường hợp muốn tập cho con ăn một món mới, các bạn hãy cho bé ăn vào bữa sáng vì đây là thời điểm trẻ có cảm giác đói nhất trong ngày. Lúc này, con có thể sẵn sàng ăn thử một món mới.
Khi trẻ đã chịu ăn, bố mẹ có thể chuyển món ăn này vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc bữa tối. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể chế biến món ăn mới khác vào bữa sáng kế tiếp.

2.2. Xây dựng thực đơn đa dạng và trình bày món ăn đẹp mắt
Trong mỗi bữa ăn, bố mẹ nên chuẩn bị ít nhất 1 món ăn mà con thích. Điều này có thể kích thích sự thèm ăn và khiến bé ăn ngon miệng hơn.
Ngoài ra, các bạn cũng nên để trẻ tự lựa chọn món ăn mà bé thích, miễn sao món ăn đó không gây hại cho sức khỏe của con là được. Hơn nữa, phụ huynh nên khuyến khích và động viên bé ăn tất cả những món ăn có trên bàn, dù mỗi thứ chỉ ăn một ít.
2.3. Chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày của trẻ
Nếu trẻ biếng ăn, các bạn hãy chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày của con thành nhiều bữa trong ngày. Hơn nữa, bố mẹ cũng nên cho trẻ ăn vào những khoảng thời gian nhất định để hình thành thói quen ăn uống tốt cho bé.
2.4. Cho trẻ ăn bữa phụ bằng những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe
Bố mẹ có thể cho con những những loại thức nhẹ vào các bữa phụ như trái cây, sữa chua, bánh ngọt,… Tuy nhiên, những bữa phụ của trẻ không được gần với bữa chính vì điều này có thể khiến trẻ lửng dạ và không muốn ăn bữa chính.
2.5. Luôn cho con ăn đúng giờ và ngồi ăn cùng gia đình
Bố mẹ hãy đặt quy tắc cho trẻ là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa tới bữa phụ hoặc bữa chính. Trước khi bắt đầu bữa ăn từ 10 – 15 phút, các bạn hãy thông báo cho con biết là sắp đến giờ ăn.
Hơn nữa, trẻ nhỏ thường rất thích bắt chước hành động của người lớn. Do đó, phụ huynh hãy ăn uống đúng giờ. Đây sẽ là tấm gương tốt cho con trong việc ăn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
Ngoài ra, bố mẹ cũng nên cho trẻ ngồi ăn chung với cả gia đình. Bởi vì việc các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ sẽ khiến con ăn ngon miệng hơn.
2.6. Không cho bé uống quá nhiều nước trước và trong bữa ăn
Việc cho bé uống quá nhiều nước trước và trong bữa ăn, kể cả thức uống đó là nước trái cây hoặc sữa thì cũng khiến con có cảm giác no, cũng như không còn hứng thú với bữa ăn nữa. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên hạn chế cho bé uống sữa vào ban đêm vì điều này sẽ gây ảnh hưởng đến bữa sáng ngày hôm sau.
2.7. Khuyến khích con cùng vào bếp để chuẩn bị đồ ăn
Bố mẹ hãy khuyến khích con cùng nhặt rau, rửa rau, chế biến đồ ăn và dọn bàn ăn. Bởi vì những điều này sẽ kích thích trẻ ăn những món mà bé đã phụ nấu.
2.8. Luôn đảm bảo cho con ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Bố mẹ nên bảo đảm thức ăn của trẻ phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Bởi vì những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày có thể kích thích sự thèm ăn của bé.
Một số nghiên cứu đã chứng minh rằng, chất kẽm có thể kích thích sự thèm ăn ở trẻ nhỏ. Do đó, các bạn có thể bổ sung kẽm cho bé bằng những loại thực phẩm như thịt gà, thịt bò, thịt gà và các loại rau có màu xanh đậm.
Hơn nữa, bố mẹ cũng cần phải lưu ý một số vấn đề để kích thích sự thèm ăn của con yêu. Chẳng hạn như không cho trẻ chơi đồ chơi, dùng điện thoại hoặc sử dụng các sản phẩm công nghệ khi ăn.

2.9. Cho trẻ vận động đầy đủ và lành mạnh hàng ngày
Việc ít vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Do đó, bố mẹ nên khuyến khích con vận động hàng ngày.
Nếu có thể, các bạn hãy dành thời gian vận động cùng bé như nhảy dây, đi bộ, chơi đuổi bắt hoặc đá bóng,… Việc vận động đầy đủ và lành mạnh sẽ khiến trẻ tiêu hao nhiều năng lượng nên con sẽ có cảm giác đói. Từ đó bé sẽ ăn ngon miệng hơn và có sức khỏe tốt hơn.
3. Kinder Optima – Trợ thủ đắc lực giúp trẻ ăn ngon hơn
Bên cạnh những loại thực phẩm trong thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bố mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho trẻ biếng ăn, chậm lớn, suy dinh dưỡng các loại thực phẩm chức năng. Siro ăn ngon Kinder Optima chứa đầy đủ vitamin và khoáng chất quan trọng như L-Lysine, sắt, kẽm, vitamin A,…
Tất cả những vi chất dinh dưỡng này được phối hợp trong công thức chuẩn hóa theo đúng khuyến cáo của Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu. Bảo đảm sự hấp thu tối đa giúp hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng và nâng cao sức khỏe, tăng cường miễn dịch, đề kháng, giúp con phát triển khỏe mạnh. Hơn nữa, siro Kinder Optima còn là giải pháp được bố mẹ tin dùng vì có vị cam dễ uống.
Hy vọng bài viết trên đây của Doppelherz đã giúp phụ huynh tìm được đáp án cho câu hỏi: “Em bé biếng ăn phải làm sao?”. Từ đó tìm được giải pháp phù hợp nhất với con yêu của mình. Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Kinder Optima, bố mẹ hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770.
7 Lưu ý khi cho trẻ đi chơi trung thu mà bạn nên biết.
Thiếu vi chất nào dễ làm trẻ chậm lớn, hay ốm vặt
Biếng ăn sinh lý ở trẻ và 04 cách vượt qua
Hệ miễn dịch là gì? Cách tăng cường miễn dịch cho trẻ
Có nên sử dụng siro tăng sức đề kháng cho bé không?
Rối loạn tăng động giảm chú ý và những điều cần biết
Dấu hiệu nhận biết trẻ bú đủ sữa mẹ
Trẻ sơ sinh bú mẹ sớm có lợi ích gì? Làm sao để biết khi nào trẻ đói?
Suy dinh dưỡng cấp tính – Nguyên nhân và cách phòng ngừa
“Triệu chứng mầm non” – Khi bé cứ tới lớp là ốm
THIẾU MÁU DINH DƯỠNG Ở BÀ MẸ VÀ TRẺ EM
Vitamin tổng hợp là gì? Có nên dùng vitamin tổng hợp cho bé?
Siro cho trẻ biếng ăn có thực sự là sự lựa chọn an toàn?
7 cách tăng đề kháng cho bé giai đoạn giao mùa
Review những loại siro ăn ngon cho bé được mẹ tin dùng