Da bị sạm đen: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Da bị sạm đen: Nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào?

Da bị sạm đen là hiện tượng hắc sắc tố melanin tăng cao đột biến làm xuất hiện những vùng da tối màu hơn vùng da khác. Vậy nguyên nhân khiến da sạm đen là gì? Làm sao khắc phục tình trạng này? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé!

1. Nguyên nhân sạm da là gì?

Mặc dù không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng các mảng sạm đen trên da lại khiến cơ thể trở nên kém sắc hơn, già trước tuổi. Vì thế, những người phụ nữ có da mặt bị sạm cũng mất đi sự tự tin, thần thái rạng ngời vốn có. Sạm da có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ảnh hưởng của tuổi tác, rối loạn nội tiết,… 

1.1. Da bị sạm đen do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

Khi làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ tăng sản sinh hắc sắc tố melanin để bảo vệ da. Tuy nhiên, sắc tố melanin tăng sinh cũng khiến làn da trở nên khô sần và đen sạm hơn. Đây chính là lý do khiến làn da bị cháy nắng sạm đen. Bên cạnh đó, tia UV có trong ánh nắng mặt trời còn làm đứt gãy các protein dạng sợi như: Collagen, Elastin khiến cho các phân tử nước trong da bị thất thoát, khiến làn da bị lão hóa, thâm sạm hơn.

Da bị sạm đen do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Da bị sạm đen do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời

1.2. Sạm da do rối loạn nội tiết tố nữ

Rối loạn nội tiết tố nữ khiến cho hormone MSH – hormone kích thích sản xuất Melanin dưới da không được kiểm soát nên sản sinh quá mức melanin gây sạm da. Vì vậy, nữ giới thường gặp tình trạng sạm da khi mang thai, sau khi sinh con và trong thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.

1.3. Da bị sạm do tuổi tác

Phụ nữ khi bước sang tuổi 30, tốc độ lão hóa da diễn ra nhanh hơn do quá trình sản sinh collagen và tái tạo tế bào chậm lại làm suy yếu cấu trúc nền, hình thành nếp nhăn, nám sạm. Tuy tuổi tác ảnh hưởng nhiều đến làn da, thế nhưng chị em phụ nữ có thể đẩy lùi lão hóa da bằng cách chăm sóc da mỗi ngày.

Da bị sạm do ảnh hưởng của tuổi tác
Da bị sạm do ảnh hưởng của tuổi tác

1.4. Sạm da do chế độ sinh hoạt không lành mạnh

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân khiến làn da bị thâm sạm, kém sắc. Vì khi thức khuya liên tục, cơ thể sẽ giải phóng hormone Cortisol làm phá vỡ cấu trúc của sợi protein khiến làn da chảy xệ, mỏng yếu, dễ bị tia UV tấn công gây nám sạm cho da.  

1.5. Một số bệnh lý cũng có thể là nguyên nhân gây sạm da

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân gây sạm nám trên da phải kể đến là do cơ thể mắc một số bệnh lý như: suy thận, suy giảm chức năng gan, rối loạn chuyển hóa, miễn dịch kém,… Ngoài ra, khi bạn sử dụng một số loại thuốc: thuốc kháng sinh, thuốc sốt rét, thuốc chống co giật,… cũng có thể là nguyên nhân gây ra tác dụng phụ làm sạm da.

Nguyên nhân sạm da là gì?
Nguyên nhân sạm da là gì?

2. Da mặt đen sạm là bệnh gì?

Về bản chất, da bị sạm đen do sắc tố melanin dưới da bị rối loạn, gây ra tình trạng nám da, sạm da. Nguyên nhân dẫn đến những rối loạn này có thể là một số bệnh lý trong cơ thể như:

  • Bệnh gan: Chức năng gan suy giảm kích thích quá trình sản sinh hắc sắc tố melanin khiến da bị thâm sạm.
  • Thiếu máu: Quá trình vận chuyển oxy và dưỡng chất đến các tế bào trong cơ thể bị gián đoạn khiến làn da xanh xao, nhợt nhạt, trở nên đen sạm hơn.
  • Huyết áp thấp: Những người bị huyết áp thấp khiến vùng da mặt bị sạm đen do thường xuyên mất ngủ.  

3. Cách cải thiện tình trạng da bị sạm đen 

Để có thể cải thiện tình trạng da mặt bị sạm đen, mọi người cần xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh là gì. Nếu da sạm đen do mắc một số bệnh lý thì mọi người nên đến các bác sĩ chuyên khoa để có hướng điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, mọi người cần kết hợp với một số phương pháp chăm sóc da tại nhà để cải thiện tình trạng da sạm đen:

3.1. Duy trì chế độ sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học, hợp lý có vai trò quan trọng, bởi chúng ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể, đặc biệt là nội tiết tố và da. Một số lưu ý giúp mọi xây dựng được chế độ sinh hoạt hợp lý bao gồm:

  • Hạn chế thức khuya, nên ngủ trước 23 giờ, ngủ đủ giấc tối thiểu 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Trước khi đi ra ngoài cần mang theo đồ bảo vệ, chống nắng như: bao tay, khẩu trang, mũ,…
  • Duy trì tinh thần thoải mái, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên để nâng cao sức khỏe, duy trì làn da trẻ trung, mịn màng.
Da mặt đen sạm là bệnh gì?
Da mặt đen sạm là bệnh gì?

3.2. Chăm sóc da đúng cách

Để cải thiện làn da sạm đen, mọi người cần chăm sóc da đều đặn mỗi ngày. Những việc mọi người nên làm cho da phải kể đến như:

  • Bôi kem chống nắng mỗi ngày, kể cả khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Tẩy da chết 1-2 lần/tuần để loại bỏ tế bào chết trên da.
  • Tẩy trang kỹ để loại bỏ lớp cặn trang điểm, bụi bẩn gây bít tắc lỗ chân lông.
  • Sử dụng kem dưỡng có chứa thành phần làm trắng da để cải thiện tình trạng da sạm đen.

3.3. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Anti-aging

Bên cạnh đó, để cải thiện tình trạng sạm da, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Anti-aging đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức để nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh. Sản phẩm giúp bổ sung: Bột khoáng Silic, Axit Hyaluronic, Vitamin E, Vitamin A,… cùng nhiều loại dưỡng chất khác có tác dụng hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa da, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm quá trình hình thành nếp nhăn, nám sạm trên da. Viên uống thích hợp sử dụng trong các trường hợp: Phụ nữ trên 18 tuổi, đặc biệt là phụ nữ sau tuổi 30, Người muốn cải thiện làn da, người bị nám da, sạm da, tàn nhang.

Cách cải thiện tình trạng da bị sạm đen 
Cách cải thiện tình trạng da bị sạm đen

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng da bị sạm đen. Bạn đọc quan tâm đến thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Anti-aging vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn thêm về sản phẩm nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo