Vitamin B là vitamin không hay được mọi người nhắc đến, tuy nhiên đây là vitamin quan trọng đối với cơ thể, nếu thiếu hụt vitamin này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sinh hoạt hàng ngày. Làm cách nào để biết cơ thể đang thiếu vitamin B để bổ sung cho kịp thời. Hãy theo dõi bài viết dưới đây về dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu vitamin B.
1. Vitamin B là gì? Vitamin B gồm những loại nào?
Vitamin B là vitamin tan trong nước, tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể. Có 8 loại vitamin B: vitamin B1 (thiamin), vitamin B2 (riboflavin), vitamin B3 (niacin), vitamin B4 (axit pantothenic), vitamin B6 (pyridoxine), vitamin B7 (biotin), vitamin B9 (axit folic) và vitamin B12 (cobalamin).
Các vitamin B không được phân nhóm dựa trên cấu trúc hóa học chung mà dựa trên khả năng hòa tan trong nước và các chức năng trung gian tạo nên chuỗi phản ứng hóa học trao đổi chất.
Vitamin B cần thiết cho các hoạt động sinh lý bình thường nhưng lại không được tổng hợp trong cơ thể, do đó cần được bổ sung qua thực phẩm ăn uống hay các sản phẩm bổ sung.
Có vitamin B4, vitamin B8, vitamin B10 không?
Thực tế là có các vitamin này nhưng chúng không được xếp vào vitamin nhóm B vì không đảm nhận nhiệm vụ trao đổi chất, tham gia vào quá trình chuyển hóa của cơ thể tương tự như 8 vitamin B trên.
Xem thêm: Có thể bạn chưa biết? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin A
2. Dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang thiếu Vitamin B
Thiếu Vitamin B gây ảnh hưởng đến sức khỏe, một số tình trạng thiếu Vitamin biểu hiện ra bên ngoài, dưới đây là dấu hiệu cảnh báo đặc trưng khi thiếu hụt một số Vitamin B, đặc biệt là thiếu Vitamin B1, B6, thiếu axit folic và Vitamin B12.
2.1 Vitamin B1 (Thiamin)
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng giúp các tế bào của cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, đáp ứng cho nhu cầu hoạt động hàng ngày của cơ thể. Vitamin này có vai trò điều hòa thần kinh, góp phần vào cấu trúc và chức năng của màng tế bào, giúp kích thích não bộ, cải thiện trạng thái tâm lý – cảm xúc. Vì vậy, vitamin B1 thường được gọi với cái tên “vitamin trấn an tinh thần”.
Dấu hiệu cho biết có thể thiếu vitamin B1:
- Mất cảm giác ngon miệng: dấu hiệu phổ biến đầu tiên khi thiếu thiamin là biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon. Nguyên nhân là do vitamin B1 kiểm soát “trung tâm cảm giác no” nằm ở vùng dưới đồi của não, khi thiếu hụt dưỡng chất này, cơ thể sẽ có cảm giác no ngay cả khi có thể không.
- Cơ thể mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng: dấu hiệu này là hoàn toàn phù hợp vì vitamin B1 giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, không có gì ngạc nhiên khi gặp phải dấu hiệu này khi thiếu hụt. Mức độ mệt mỏi phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt.
- Tâm trạng dễ cáu kỉnh, khó chịu: đây là dấu hiệu được ghi nhận ở những bệnh nhân thiếu vitamin B1.
- Giảm khả năng phản xạ của đầu gối: thiếu hụt thiamin ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động.
- Cảm giác châm chích, ngứa ran ở tay, chân: các dây thần kinh ngoại vi ở cánh tay và chân phụ thuộc nhiều vào hoạt động của thiamin.
2.2 Vitamin B6 (Pyridoxine)
Vitamin B6 tham gia vào quá trình chuyển hóa protein, chất béo, carbohydrate thành năng lượng phục vụ tế bào và cơ thể. Ngoài ra, Vitamin B6 có ý nghĩa quan trọng giúp tạo ra các tế bào hồng cầu và chất dẫn truyền thần kinh. Đây là dưỡng chất giúp điều chỉnh tâm trạng, giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm.
Dấu hiệu thiếu hụt Vitamin B6:
- Phát ban da, ngứa, bong tróc: đây là dấu hiệu phổ biến khi thiếu Vitamin B6, một trong số các lý do gây nên tình trạng này là do B6 tham gia vào quá trình tổng hợp collagen – yếu tố cần thiết cho một làn da khỏe mạnh.
- Môi nứt nẻ, sưng: sự thiếu hụt Vitamin B2, Vitamin B9, sắt cũng có thể gây nên tình trạng này.
- Lưỡi sưng, viêm: đây là dấu hiệu của sự thiếu hụt các Vitamin nhóm B, đặc biệt là Vitamin B6, B9, B12.
- Tâm trạng lo lắng, dễ cáu gắt, khó chịu: là do Vitamin B6 tham gia vào quá trình tạo một số dẫn truyền thần kinh như serotonin và GABA, đây là 2 chất giúp giúp kiểm soát sự lo lắng, trầm cảm và cảm giác đau.
- Dễ bị ốm, nhiễm bệnh: khi thiếu Vitamin B6 có thể làm giảm sản xuất tế bào bạch cầu của cơ thể, làm giảm chức năng miễn dịch. Từ đó dẫn đến giảm sản xuất các kháng thể cần thiết thiết chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh.
2.3 Vitamin B9 (Axit folic), Vitamin B12 (Cobalamin)
Vitamin B9 có vai trò quan trọng giúp sản xuất tế bào hồng cầu và tổng hợp DNA (kiểm soát tính di truyền), tham gia vào quá trình tăng trưởng mô và chức năng tế bào, Ngoài ra, Vitamin B9 còn giúp tăng cảm giác thèm ăn và kích thích hình thành các axit tiêu hóa.
Vitamin B12 đóng vai trò thiết yếu trong tăng trưởng và phát triển của tế bào, phân chia tế bào hồng cầu. Dưỡng chất này cũng tham gia vào quá trình hoạt động của hệ thống thần kinh. Đặc biệt đối với thai nhi, vitamin B12 cùng với vitamin B9 tham gia vào quá trình đóng ống thần kinh của thai nhi, phòng ngừa dị tật ống thần kinh nếu được bổ sung đầy đủ. Nên bổ sung các Vitamin này trước khi mang thai 3 tháng để có thể đảm bảo chuẩn bị cho một một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
Xem thêm: Mẹ bầu cần bổ sung ngay chất này để giảm tỉ lệ dị tật thai nhi ở trẻ
Tình trạng thiếu hụt Vitamin B12 là rất phổ biến, được ghi nhận nhiều nhất là ở người cao tuổi. Dấu hiệu của sự thiếu hụt Vitamin này có thể mất nhiều năm mới xuất hiện, hơn nữa, sự thiếu hụt Vitamin B12 đôi khi có thể bị nhầm lẫn với sự thiếu axit folic (Vitamin B9).
Dấu hiệu thiếu axit folic, Vitamin B12:
- Da nhợt nhạt hoặc vàng da: do các Vitamin tham gia vào quá trình hồng cầu của cơ thể, ngoài ra còn đóng vai trò thiết yếu trong sản xuất DNA cần thiết để tạo ra các tế bào hồng cầu.
- Cơ thể suy nhược, khó thở và mệt mỏi: tế bào hồng cầu vận chuyển oxy khắp cơ thể, khi thế bài này không được tạo đầy đủ, tế bào và cơ thể thiếu oxy gây nên tình trạng mệt mỏi.
- Cảm giác kim châm: do các dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất myelin, khi thiếu vitamin này dấu hiệu phổ biến của tổn thương dây thần kinh là cảm giác như kim châm.
- Loét miệng, lưỡi đỏ và sưng:
- Mất cân bằng: tình trạng này xảy ra khi thiếu axit folic, Vitamin B12 kéo dài.
Quý khách hàng quan tâm sản phẩm bổ sung axit folic cho phụ nữ mang thai tại link chính hãng: https://doppelherz.vn/san-pham/vital-pregna/
3. Cách bổ sung Vitamin B cho cơ thể
Khi cơ thể đã gặp phải tình trạng thiếu hụt Vitamin B thì ngay lập tức chúng ta cần bổ sung Vitamin B cho cơ thể. Khi đã thiếu hụt chứng tỏ thực phẩm ăn uống hàng ngày đã không cung cấp đầy đủ nhu cầu cho cơ thể. Cách hữu hiệu nhất trong trường hợp này chính là bổ sung Vitamin B trực tiếp từ thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
Doppelherz là thương hiệu thực phẩm bảo vệ sức khỏe hơn 100 năm tại CHLB Đức. Đây là thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức và Châu Âu về Vitamin và Khoáng chất trong nhiều liên tục ((Theo Nielsen market track).
Doppelherz có hơn 800 dòng sản phẩm chuyên biệt cho từng độ tuổi và thể trạng của cơ thể. Hiện nay, thương hiệu đã có mặt tại thị trường Việt Nam qua đại diện độc quyền Công ty Cổ phần Mastertran (Doppelherz) với hơn 30 sản phẩm nổi trội nhất đảm bảo chăm sóc sức khỏe của người Việt Nam.
Đối với phụ nữ mang thai, Doppelherz đã cho ra đời sản phẩm Vital Pregna, sản phẩm không những bổ sung Vitamin B9, Vitamin B12 phòng ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi mà còn bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cả giai đoạn trước, trong và sau khi mang thai.
Mẹ bầu tham gia nhóm chia sẻ bí quyết thai kỳ tại link: Tâm sự của mẹ bỉm
Đối với những người mới ốm dậy, người chơi thể thao hay những người cần tăng cường sức đề kháng, những người cần bổ sung Vitamin B sản phẩm viên sủi A-Z Fizz và A-Z Depot chính là giải pháp tối ưu nhất.
Các sản phẩm của thương hiệu đều được kiểm tra chất lượng toàn bộ quy trình từ khâu nghiên cứu, chọn nguyên liệu đầu vào, quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển, bảo quản nên các sản phẩm đều được đảm bảo tính an toàn đối với người sử dụng.
Sức khỏe chính là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy mọi người hãy chú ý quan tâm đến sức khỏe, hãy để ý đến những thay đổi nhỏ nhất trên cơ thể, đặc biệt khi thấy những dấu hiệu thiếu Vitamin B đặc biệt là thiếu Vitamin B1, B6, thiếu axit folic và Vitamin B12 thì nên nhanh chóng bổ sung kịp thời cho cơ thể nhé!
Nguồn tham khảo: Medicalnewstoday, Healthline, Medlineplus.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng