Phải làm sao khi trẻ hay ốm vặt, chắc hẳn cũng là thắc mắc của nhiều bậc cha mẹ. Khi con hay ốm vặt không những ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển của con mà còn khiến cho cha mẹ càng thêm phần lo lắng. Để có thể biết nguyên nhân trẻ hay ốm vặt và những giải pháp hiệu quả cải thiện tình trạng này, cha mẹ hãy tham khảo ngay những thông tin dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân trẻ hay ốm vặt, cha mẹ có biết?
Trẻ hay ốm vặt là khi trẻ dễ mắc phải các bệnh như ho, cảm cúm, hắt hơi, sốt, viêm họng,… cứ lặp đi lặp lại và hầu như tháng nào trẻ cũng ốm. Ai cũng biết rằng, nền tảng sức khỏe của mỗi đứa trẻ là khác nhau nhưng khi trẻ hay ốm vặt đều có nguyên nhân.
1.1 Nền tảng miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện
Khi cơ thể trẻ gặp phải những tác nhân lạ tấn công như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng,.. thì hệ thống miễn dịch sẽ sản xuất kháng thể tiêu diệt những tác nhân này. Có thể nói, hệ thống miễn dịch chính là hệ thống phòng thủ bảo vệ và duy trì sự khỏe mạnh cho trẻ. Tuy nhiên, khác với người lớn, hệ thống miễn dịch của trẻ vẫn còn non nớt nên rất dễ bị tấn công và đó cũng là nguyên nhân chính khiến trẻ hay ốm vặt.
- Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã được nhận kháng thể từ mẹ đưa qua nhau thai vào những tháng cuối thai kỳ, như một món quà quý báu dành cho trẻ.
- Khi trẻ ra đời, trẻ được cung cấp kháng thể thông qua nguồn sữa mẹ ngọt ngào, cùng với đó là các chất dinh dưỡng hỗ trợ các tế bào miễn dịch hoạt động hiệu quả. Vì vậy, nếu trong 6 tháng đầu sau sinh, lợi ích khi trẻ bú mẹ đầy đủ thì sức đề kháng của trẻ khỏe mạnh hơn, trẻ ít bị mắc bệnh hơn.
- Khi trẻ >6 tháng tuổi, hệ thống miễn dịch của trẻ dần trưởng thành, cơ thể trẻ phải chủ động sản sinh ra kháng thể, cơ thể trẻ lúc này rất dễ bị tác động bởi sự thay đổi của môi trường. Vì vậy, hệ thống miễn dịch ấy cần được nuôi dưỡng và bảo vệ.
Xem thêm: Tăng miễn dịch toàn diện – Phải hiểu đúng con mới khỏe mạnh
1.2 Trẻ biếng ăn, ăn không ngon
Cơ thể trẻ luôn có nhu cầu bổ sung các dưỡng chất tham gia vào quá trình hình thành và phát triển của cơ thể. Ấy vậy mà tình trạng trẻ biếng ăn, chán ăn hiện nay không phải là hiếm gặp. Khi đó cơ thể trẻ không được cung cấp đầy đủ chất phục vụ cho các hoạt động và sinh hoạt hàng ngày, khiến trẻ mệt mỏi, uể oải, trẻ hay ốm vặt. Đây cũng là một vòng tròn luẩn quẩn vì trẻ hay ốm vặt cũng là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chán ăn, ăn không ngon.
1.3 Trẻ tiêu hóa kém
Hệ tiêu hóa có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất để cơ thể có thể hấp thụ và sử dụng phục vụ nhu cầu cơ thể. Chế độ ăn uống của trẻ có ảnh hưởng rất lớn đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ, đặc biệt quá trình tiêu hóa đóng vai trò chủ chốt.
Chẳng hạn, nếu chất béo được cung cấp trong chế độ ăn uống không được tiêu hóa hoàn toàn trong đường tiêu hóa, thì axit béo omega-3 cần thiết cho sự phát triển của thị giác và não bộ không được hấp thụ vào máu để thực hiện chức năng của mình.
Khi trẻ tiêu hóa kém sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự cân bằng của hệ vi sinh vật đường ruột (chủ yếu nằm ở ruột già), làm giảm khả năng hấp thụ các dưỡng chất. Vì vậy, cơ thể trẻ rất dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài, trẻ dễ mắc các bệnh như: dị ứng, cảm lạnh, tiêu chảy,…
Xem thêm: Mẹ có biết? Vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
1.4 Trẻ sử dụng nhiều kháng sinh
Kháng sinh được sử dụng với mục đích là diệt khuẩn, đối với nhiều cha mẹ, khi thấy con ốm, con sốt, con ho là đã cho con sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cha mẹ chưa biết rằng, kháng sinh ngoài đem lại hiệu quả thì chúng còn gây nên những tác hại đến sức khỏe của trẻ.
Thuốc kháng sinh không chỉ tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà chúng còn tiêu diệt một lượng lớn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Điều này khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị ảnh hưởng, đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, thuốc kháng sinh có khả năng làm giảm cytokine – một nhóm protein được sản xuất bởi các tế bào miễn dịch. Chính vì vậy, hệ thống miễn thống miễn dịch đã vốn non nớt của trẻ lại càng bị ảnh hưởng. Cơ thể trẻ lại càng dễ bị nhiễm bệnh nên cần các biện pháp để tăng hệ miễn dịch cho trẻ.
Xem thêm: Tăng miễn dịch toàn diện – Phải hiểu đúng con mới khỏe mạnh
1.5 Trẻ được bao bọc quá mức
Cha mẹ thường nghĩ, muốn con khỏe mạnh thì cần phải che chở, bảo vệ con hết mức có thể, tránh xa các tác nhân có thể gây hại cho mẹ. Khi trẻ không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, không được tiếp xúc với ánh nắng, cũng là nguyên nhân khiến con thiếu Vitamin D. Dần dần khiến con mất khả năng chống chịu, thích ứng và phát huy cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể và thường xuyên ốm vặt.
Cha mẹ tạo cho con môi trường quá sạch sẽ, mọi thứ liên quan đến con đều phải tiệt trùng, không cho con sờ vào bụi bẩn. Đây là sai lầm trong thói quen chăm con mà nhiều bậc cha mẹ mắc phải. Khi con được bao bọc quá kỹ, hệ miễn dịch của con không sản sinh ra kháng thể nên chỉ cần gặp một chút bụi bẩn hay thay đổi thời tiết cũng có thể khiến con mắc bệnh.
Lời khuyên dành cho các cha mẹ, chỉ cần tạo cho con môi trường sống sạch sẽ, cho con được cơ hội khám phá thế giới bên ngoài. Thậm chí có thể cho con sờ vào bụi bẩn, miễn là con không đưa lên miệng và rửa tay sạch sẽ khi chơi xong.
2. Các giai đoạn ốm vặt ở trẻ nhỏ, cha mẹ cần chú ý
Trẻ rất dễ bị nhiễm bệnh khi có những thay đổi cơ thể, thay đổi thời tiết hay khi môi trường sống có sự thay đổi đột ngột.
2.1 Giai đoạn khi con 6 tháng đến 3 tuổi
Khi trẻ được sinh ra đến khi 6 tháng tuổi, nếu trẻ được bú sữa mẹ thì cơ thể sẽ được cung cấp kháng thể IgG. Khi trẻ bước vào giai đoạn 6 tháng tuổi đến 3 tuổi, lượng kháng thể IgG trong sữa mẹ giảm rất nhanh, đây là giai đoạn khoảng trống miễn dịch. Cơ thể trẻ trở nên nhạy cảm hơn với các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: tiêu chảy, dị ứng, ho cảm lạnh,…
2.2 Giai đoạn khi con đi học mẫu giáo
Tâm trạng dễ nhận thấy khi cho con đi học mẫu giáo là hầu hết các bé đều tỏ ra e dè, không vui vẻ hay khóc nhè, khi bước vào môi trường mới, mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm, bé cảm thấy lo lắng và bất an. Khi cảm xúc con không tốt thì cũng tác động xấu đến hệ miễn dịch khiến con dễ bị mắc bệnh.
Mẫu giáo là môi trường tập thể, là nơi lý tưởng để virus lây lan, mặc dù đồ chơi, vật dụng được làm sạch thường xuyên nhưng cũng không thể nào loại bỏ hoàn toàn virus. Hơn nữa, trẻ tiếp xúc, chơi đùa với các bạn khác cũng rất dễ xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo nếu có trẻ bị bệnh.
Sự thay đổi môi trường cũng như thói quen sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến trẻ, các bé sẽ mất một khoảng thời gian để thích nghi. Nhiều bé gặp phải tình trạng bỏ ăn, trẻ biếng ăn, không chịu ngủ, quấy khóc, khiến trẻ dễ bị ốm khi đến lớp.
Xem thêm: Mẹ có biết? Vi dưỡng chất cần thiết cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
2.3 Giai đoạn khi giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường
Khi đến thời điểm giao mùa, nhiệt độ và độ ẩm không khí thay đổi thất thường, cơ thể trẻ không kịp thích ứng. Vì vậy, đây là cơ hội để các vi khuẩn, virus gây bệnh tấn công đến cơ thể trẻ. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, lúc nắng, lúc mưa khiến cơ thể trẻ khó chịu, mệt mỏi và dễ nhiễm bệnh.
3. Trẻ hay ốm vặt, tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ chính là giải pháp
Nguyên nhân khiến trẻ hay ốm vặt có rất nhiều nhưng nguyên nhân chính là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất dành cho trẻ hay ốm vặt chính là tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ. Vậy trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì? và cách tăng hệ miễn dịch cho trẻ.
3.1 Xây dựng cho con lối sống khoa học, lành mạnh
Đầu tiên, cha mẹ hãy mang đến cho một chế độ dinh dưỡng cho con đảm bảo cung cấp các dưỡng chất đa dạng. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học sẽ là chìa khóa giúp con phát triển toàn diện, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh, khiến con không dễ bị ốm vặt nữa. Đặc biệt, khi con đang ốm, nếu được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp con sớm bình phục, khỏe mạnh.
Cách tăng hệ miễn dịch thứ hai có thể kể đến là cho con được tham gia vận động, rèn luyện sức khỏe. Dù con còn nhỏ nhưng cha mẹ cũng cần cho con luyện tập thể dục, cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và thế giới xung quanh. Đây là cách hữu hiệu giúp con tăng cường sức khỏe, tạo dựng một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối trẻ nhỏ, giúp trẻ luôn khỏe mạnh và là cách tăng hệ miễn dịch tuyệt vời. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên đảm bảo con ngủ khoảng 20 tiếng/ ngày, với trẻ lớn hơn khoảng 10-14 tiếng/ ngày.
Quý khách hàng quan tâm mua sản phẩm bổ sung Selen, Kẽm cùng các dưỡng chất tăng cường hệ miễn dịch tại link: https://doppelherz.vn/san-pham/kinder-immune-250ml/
3.2 Bổ sung trực tiếp các dưỡng chất tăng hệ miễn dịch cho trẻ
Thực phẩm hàng ngày là nguồn cung cấp dinh dưỡng quý báu cho cơ thể, nhưng nếu chỉ bổ sung dưỡng chất qua các thực phẩm ăn uống hàng ngày đôi khi là chưa đủ. Để tăng cường hệ miễn dịch cho con, điều tuyệt vời nhất cha mẹ có thể làm là bổ sung trực tiếp các dưỡng chất tăng hệ miễn dịch cho trẻ, đặc biệt là là những giai đoạn nhạy cảm.
Các dưỡng chất có hiệu quả giúp tăng cường hệ miễn dịch, tác động làm tăng cường hoạt động của tế bào miễn dịch có thể kể đến như: Selen, Kẽm, Vitamin D, Vitamin C, Vitamin E,…
Một trong những sản phẩm được chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ là sử sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Immune. Sản phẩm có thể sử dụng cho trẻ ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ hay ốm vặt, trẻ chuẩn bị đến một môi trường mới, trẻ đang trong quá trình phục hồi sau ốm hay trẻ hay mắc các bệnh về đường hô hấp.
Quý khách hàng quan tâm mua sản phẩm Kinder Immune chính hãng tại link: https://doppelherz.vn/san-pham/kinder-immune-250ml/
Kinder Immune được sản xuất 100% tại CHLB Đức, thuộc thương hiệu danh tiếng hơn 100 năm phát triển Doppelherz. Sản phẩm là sự kết hợp toàn diện của bộ 6 dưỡng chất được ví như vi chất vàng dành cho hệ miễn dịch: Selen, Kẽm, Vitamin D3, Vitamin C, Vitamin E và Vitamin A. Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú cùng các dưỡng chất với cơ chế tác động trực tiếp vào hệ thống miễn dịch, giúp con hạn chế ốm vặt, phát triển toàn diện.
Kinder Immune đã đến gần với thị trường Việt Nam trong 10 năm nay, nhận được sự tin tưởng của các chuyên gia, đồng thời sản phẩm chiếm trọn lòng tin của các mẹ. Khi nhận được những phản hồi tích cực của các mẹ, Doppelherz càng thêm tự hào về thương hiệu cũng như đây là sự lựa chọn hoàn toàn đúng đắn khi mang thương hiệu số 1 tại Đức đến Việt Nam.
Hy vọng bài chia sẻ trên có thể giúp ích cho các bậc cha mẹ trong hành trình chăm sóc con cũng như mang đến thông tin hữu ích về trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì, giúp tăng cường hệ thống miễn dịch cho con.
Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ tới tổng đài 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ.
Nguồn tham khảo: Pubmed, ncbi.nlm.nih.gov, Healthline, Reviewofophthalmology.
——————————————————————————–
?❤️ Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức, thuộc tập đoàn Queisser Pharma với lịch sử hơn 120 năm phát triển, được 98% người Đức biết đến, phân phối tại hơn 70 quốc gia trên thế giới với hơn 800 loại sản phẩm.
☎️ Hotline: 1800 1770
? Website: https://doppelherz.vn
? Fanpage: https://www.facebook.com/DoppelherzVietnam
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ