(Vnexpress) Thường xuyên bị ốm, mệt mỏi, suy nhược tinh thần hoặc tiêu hóa kém…có thể là triệu chứng cảnh báo hệ thống miễn dịch đang suy yếu.
Hệ miễn dịch được cấu tạo từ tế bào bạch cầu, kháng thể, các cơ quan và hạch bạch huyết. Hệ miễn dịch hoạt động tốt là một “lá chắn” tuyệt vời để chống lại các tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, nhiều rối loạn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch và khiến cơ thể dễ nhiễm bệnh hơn. Những rối loạn này có thể từ nhẹ đến nặng. Một số rối loạn là bẩm sinh trong khi một số khác lại đến từ các yếu tố môi trường.
Nếu hệ miễn dịch suy yếu thường xuyên, cơ thể có nguy cơ mắc nhiều bệnh về hô hấp, dị ứng, hen suyễn hoặc chàm. Trường hợp hệ thống miễn dịch chuyển qua tấn công thay vì bảo vệ cơ thể, các bệnh rối loạn miễn dịch như viêm khớp dạng thấp hoặc tiểu đường tuýp 1… có nguy cơ cao hơn. Mọi người cần nắm vững các dấu hiệu cảnh báo sự suy yếu của hệ miễn dịch dưới đây:
1. Suy nhược tinh thần
Nhiều người bị ốm yếu sau một thời gian dài bị căng thẳng, stress, suy nhược tinh thần. Theo một báo cáo của Hiệp hội Tâm lý Mỹ, căng thẳng trong thời gian dài làm suy yếu các phản ứng của hệ thống miễn dịch với các tác nhân xâm nhập vào cơ thể. Đó là vì căng thẳng làm giảm các tế bào lympho trong cơ thể, một loại tế bào bạch cầu chính trong cấu tạo của hệ miễn dịch, có chức năng chống nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Mức độ tế bào lympho trong cơ thể càng thấp, người đó càng có nhiều nguy cơ nhiễm vi rút như cảm lạnh, cảm cúm thông thường.
2. Dễ bị cảm lạnh
Biểu hiện hắt hơi và sụt sịt khi bị cảm lạnh một vài lần trong một năm là điều hoàn toàn bình thường. Hầu hết, mọi người sẽ khỏe lại sau 7 đến 10 ngày. Trong thời gian đó, hệ thống miễn dịch phải mất từ 3 đến 4 ngày để sản xuất các kháng thể và chống lại vi trùng gây bệnh. Tuy nhiên, nếu liên tục bị cảm lạnh hoặc cảm cúm mà không khỏi thì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo hệ thống miễn dịch đang gặp vấn đề.
3. Tiêu hóa kém
Việc thường xuyên bị tiêu chảy, đầy hơi hoặc táo bón… có thể là dấu hiệu của hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Nghiên cứu cho thấy gần 70% cấu trúc hệ thống miễn dịch nằm ở đường tiêu hóa. Các vi khuẩn có lợi và vi sinh vật sống ở đó giúp bảo vệ đường ruột, chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng và củng cố hệ thống miễn dịch. Khi các vi sinh vật không thể chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng, cơ thể dễ mắc các bệnh về tiêu hóa hơn, đồng nghĩa với việc hệ miễn dịch kém hơn.
Xem đầy đủ tại: https://vnexpress.net/dau-hieu-cho-thay-he-mien-dich-kem-4501961.html?fbclid=IwAR38XpmofiMM83Dd1HLEzxI5ASW2pgBPtN4FtGFSt6VqGIpBXLM-NqNk9Xw
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN