Dấu hiệu của nám da mặt, phái đẹp không nên bỏ qua - Doppelherz

Dấu hiệu của nám da mặt, phái đẹp không nên bỏ qua

Nám da luôn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em phụ nữ, khi làn da xuất hiện những đốm nâu đậm màu trên gương mặt. Nám da thường phát triển khá nhanh khiến cho làn da của phái đẹp trở nên kém sắc, không đều màu và rất dễ bị lão hóa. Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của nám da mặt giúp cho quá trình điều trị nám kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự tự tin và cuộc sống nữ giới.

1. Nám da là gì?

Nám da là vấn đề rối loạn sắc tố trên da khá phổ biến do sự hình thành và phân bố không đều của hắc sắc tố melanin trên da. Melanin tích tụ dưới da tạo thành những mảng nám màu xám hoặc nâu sẫm, không đều màu. Nám da mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng chúng có tác động lớn đến tính thẩm mỹ của da, khiến làn da mỏng yếu, nhanh lão hóa hơn.

Các vết nám có xu hướng xuất hiện ở những vị trí da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: trán, cằm, gò má,…. Nếu không được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, nám da sẽ có xu hướng lan nhanh và ăn sâu vào trong biểu bì, gây khó khăn trong việc kiểm soát và chữa trị. Do đó, phụ nữ không muốn làn da xuất hiện những vết nám “xấu xí” này thì nên chú ý hơn trong quá trình chăm sóc da để ngăn ngừa và điều trị đúng cách.

Nám da là gì?
Nám da là gì?

2. Nguyên nhân gây nám da là gì?

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những chị em ở trong độ tuổi sinh sản, khoảng 25-50 tuổi bị xuất hiện nám nhiều nhất. Một số nguyên nhân gây bệnh nám da ở phụ nữ có thể kể đến như:

2.1. Nguyên nhân gây nám da nội sinh

  • Rối loạn nội tiết tố nữ: Rối loạn nội tiết tố nữ là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nám da ở phụ nữ. Hormone estrogen bị rối loạn gây mất kiểm soát với Melanocyte Stimulating, khiến cho melanin trên da bị tăng sinh quá mức gây ra những mảng nám trên da.
  • Nám da do da bị lão hóa: Phụ nữ bước sang tuổi 30 trở đi phải đối diện với tình trạng lão hóa da khiến cho quá trình sản sinh melanin bị gián đoạn gây hình thành những nếp nhăn, nám sạm trên da.
  • Căng thẳng, stress kéo dài: Cuộc sống, công việc áp lực, căng thẳng khiến cho tuyến thượng thận sản sinh hormone Cortisone, điều này gây ức chế quá trình sản sinh nội tiết tố, gây hình thành nám da.
  • Bên cạnh đó, phụ nữ bị mắc một số bệnh lý như: bệnh phụ khoa, tuyến giáp,… cũng có thể gây nên tình trạng nám da.

2.2. Nguyên nhân gây nám da ngoại sinh:

Bên cạnh những yếu tố nội sinh xuất phát từ bên trong cơ thể, nám da cũng có thể hình thành do những tác động từ môi trường bên ngoài như:

  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Tia UV có trong ánh nắng mặt trời khiến da tăng sản sinh hắc sắc tố melanin gây ra tình trạng sạm da, nám da.
  • Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng: Sử dụng mỹ phẩm chất lượng kém, có chứa hóa chất tẩy mạnh trong thời gian dài làm da bị bào mòn, mỏng và yếu hơn. Không những vậy, những sản phẩm kém chất lượng còn làm phá vỡ lớp màng lipid trên da, tạo điều kiện thuận lợi để tia UV có trong ánh nắng mặt trời làm sản sinh melanin gây sạm da.
  • Bên cạnh đó, người bị các vấn đề về da như: viêm da, dị ứng da tại chỗ, nhiễm trùng,… cũng có thể là nguyên nhân khiến da trở nên yếu đi, dễ xuất hiện nám và tàn nhang.
Nguyên nhân gây nám da là gì?
Nguyên nhân gây nám da là gì?

3. Dấu hiệu của nám da mặt, phụ nữ đừng chủ quan

3.1. Dấu hiệu bị nám da là da bị xỉn màu

Da bị xỉn màu là dấu hiệu bị nám dễ dàng nhận biết. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do lớp biểu bì da bị oxy hóa, phá hủy bởi ánh nắng mặt trời khiến làn da trở nên sạm màu. Bằng mắt thường, chúng ta có thể dễ dàng quan sát những vùng da xỉn màu hơn thường có màu nâu nhạt đến nâu sẫm, đặc biệt những người có làn da trắng sẽ dễ nhận biết hơn.

Dấu hiệu của nám da mặt là da bị xỉn màu
Dấu hiệu của nám da mặt là da bị xỉn màu

3.2. Biểu hiện của nám da là xuất hiện những mảng da đậm màu trên mặt

Khác với tàn nhang, nám da thường xuất hiện thành từng mảng lớn, màu sắc đa dạng như vàng, nâu, đỏ,… và không có ranh giới rõ ràng giữa những vùng da bị nám. Vì sự phân định không rõ ràng giữa những vùng da này sẽ khiến da bạn trở nên kém sắc, không đều màu. Hình dáng của những mảng nám này trên da sẽ phụ thuộc vào loại nám da, cụ thể như sau:

  • Nám chân sâu (Nám đốm): Là những đốm nhỏ, mọc rải rác và ăn sâu vào phần hạ bì của da. Nám chân sâu thường khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát gây nên những đốm nám sậm màu hơn.
  • Nám mảng: Nám mảng thường xuất hiện thành từng mảng có kích thước khác nhau, phân bố ngẫu nhiên trên gương mặt. Nám mảng thường dễ điều trị hơn nám chân sâu, tuy nhiên, mọi người nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để khiến nám mảng lan nhanh và sậm màu hơn.
  • Nám hỗn hợp: Nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa nám chân sâu và nám mảng khiến tình trạng da trở nên xấu hơn. Nám hỗn hợp cũng khó có thể điều trị dứt điểm và dễ tái phát đậm màu hơn.  

3.3. Dấu hiệu của nám da mặt là những mảng da tối màu thường tập trung ở những vị trí gò má, trán, cằm

Nám da thường xuất hiện ở những vị trí có làn da mỏng, thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như: gò má, sống mũi, cằm, trán,.. Nám da ở gò má thường xuất hiện đối xứng cả hai bên gò má, do đây là vị trí tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nên nám da sẽ phát triển nhanh chóng, lan rộng và sẫm màu hơn.

Dấu hiệu của nám da mặt là những mảng da tối màu thường tập trung ở những vị trí gò má, trán, cằm
Dấu hiệu của nám da mặt là những mảng da tối màu thường tập trung ở những vị trí gò má, trán, cằm

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có thể xác định được nguyên nhân và dấu hiệu của nám da mặt. Mặc dù không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nám da sẽ khiến làn da thiếu thẩm mỹ, kém sức sống, lão hóa nhanh hơn. Vì vậy, ngay từ bây giờ, mọi người hãy xây dựng chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh, chăm sóc da mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng nám sạm da, duy trì làn da trắng sáng, mịn màng. Mọi người cần tư vấn thêm về các sản phẩm bổ sung dưỡng chất làm đẹp làn da từ sâu bên trong hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo