Dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý - Doppelherz

Dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý

Trẻ em chậm nói đang là vấn đề đáng lo ngại hiện nay, khi mà các bé ít sử dụng ngôn ngữ, không chịu học nói chuyện dù đã khá lớn tuổi. Vậy làm thế nào để nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nói, cách giải quyết vấn đề này ra sao? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm kiếm câu trả lời nhé!

1. Chậm nói ở trẻ là gì?

Theo PGS.TS Trần Thị Thu Mai – Phó trưởng khoa Tâm lý giáo dục trường ĐH Sư phạm TP.HCM, ba năm đầu đời là khoảng thời gian trẻ phát triển mạnh về ngôn ngữ nên được gọi là giai đoạn “phát cảm về ngôn ngữ”. Trong giai đoạn này, cấu tạo của các bộ phận nghe, nói của trẻ trở nên nhạy cảm và tiếp thu rất nhanh những ngôn ngữ mới, từ đó, giúp trẻ bắt chước nhiều cách phát âm khác nhau.

Trẻ bị chậm nói là chứng rối loạn giao tiếp, khi mà khả năng ngôn ngữ của trẻ bị chậm phát triển hơn so với các mốc phát triển ngôn ngữ thông thường. Trẻ bị chậm nói sẽ gặp khó khăn trong sử dụng các từ ngữ để diễn đạt mong muốn của mình.

Trẻ chậm nói có ảnh hưởng gì không? Khả năng nói chuyện và tư duy giao tiếp của con người có mối liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, nếu một em bé bị chậm nói sẽ tác động đến khả năng tư duy và giao tiếp của trẻ. Hậu quả là khiến trẻ bị hạn chế về mặt tư duy hơn so với các bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ chậm nói là gì?
Trẻ chậm nói là gì?

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói được chia làm 2 nhóm chính: Nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân tâm lý.

2.1. Nguyên nhân bé chậm nói do bệnh lý

  • Trẻ bị các vấn đề cấu trúc vòm họng như: dính thắng lưỡi, hở hàm ếch,… khiến cho cử động hàm, môi, lưỡi của trẻ không được linh hoạt, khiến cho việc phát ra âm thanh chưa chính xác. Khi phát hiện trẻ bị bệnh lý này, cha mẹ hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám để điều trị kịp thời.
  • Trẻ bị khiếm khuyết não bộ: Não bộ là trung tâm chỉ huy các chức năng của cơ thể như: cử chỉ, ngôn ngữ, tư duy, hành động,… Vì vậy, những khiếm khuyết về não bộ có thể khiến trẻ bị chậm nói, khả năng diễn đạt ngôn ngữ kém hơn so với các bạn cùng chăng lứa.
  • Trẻ bị các vấn đề về thính giác: Nói chuyện là cách thức trẻ phản ánh lại với những âm thanh mà trẻ nghe được. Vì vậy, khi trẻ có thính giác không tốt sẽ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Khi đó, trẻ sẽ khó hiểu và khó nắm bắt được từ ngữ để truyền tải mong muốn của mình. Mọi người cần chú ý đến những biểu cảm của trẻ để có biện pháp can thiệp kịp thời.

2.2. Nguyên nhân trẻ chậm nói do tâm lý

Trẻ em gặp các cú shock tâm lý hoặc sau khi trải qua những biến cố trong cuộc sống khiến trẻ có xu hướng tách biệt với mọi người xung quanh. Đây là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói, vốn từ ít. Bên cạnh đó, cha mẹ cho con tiếp xúc quá sớm với các thiết bị điện tử như: tivi, máy tính,… cũng có thể gây cản trở đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói
Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói

3. Dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Biểu hiện trẻ chậm nói là gì? Mọi người có thể nhận biết dấu hiệu trẻ chậm nếu trẻ không đạt được các mốc phát triển ngôn ngữ theo từng giai đoạn phát triển dưới đây:

  • Trẻ 12 tháng: Bắt đầu bập bẹ nói được những phụ âm và biết cách tạo ra âm thanh để tương tác với mọi người.
  • Trẻ từ 12 tháng tuổi đến 15 tháng tuổi: Trẻ đã có thể nói được những từ ngữ đơn giản, hiểu và làm theo những chỉ dẫn của mọi người xung quanh.
  • Trẻ từ 18 tháng đến 24 tháng: Đây là giai đoạn quan trọng giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Trẻ đã có thể gọi tên và nói được những câu đơn có nghĩa. Bé 20 tháng chậm nói khi trẻ không nói được những từ ngữ đơn giản như: mẹ, bà, xin, đi,… Còn đối với trẻ 22 tháng chậm nói khi trẻ không thể sử dụng những câu gồm 2-3 từ để trả lời mọi người xung quanh được.
  • Trẻ trên 2 tuổi: Đây là giai đoạn vốn từ của trẻ tăng lên nhanh chóng, ở độ tuổi này, trẻ đã có thể nói những câu ngắn và dễ hiểu.

Bên cạnh đó, cha mẹ có thể dựa vào những biểu hiện của trẻ chậm nói sau đây để xác định: Trẻ thích sử dụng ngôn ngữ hình thể hơn là lời nói, trẻ bị hạn chế vốn từ, phản ứng chậm với những lời nói của mọi người xung quanh, gặp khó khăn khi ghép các từ thành câu đơn hoàn chỉnh,…

Dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời
Dấu hiệu trẻ chậm nói, cha mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời

Trên đây là những nguyên nhân, dấu hiệu trẻ chậm nói mọi người có thể tham khảo để nhận biết sớm tình trạng này ở trẻ, từ đó, có biện pháp và cách khắc phục kịp thời. Dù bé ở giai đoạn phát triển nào cũng cần sự quan tâm, yêu thương và chăm sóc của gia đình. Hãy lựa chọn các sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức để bổ sung vi chất dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển toàn diện, cao lớn thông minh các mẹ nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo