Đau nửa đầu (migraine) là một bệnh lý thần kinh phổ biến, thường gặp trong độ tuổi từ 10 – 45 tuổi. Vậy triệu chứng của đau nửa đầu là gì? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh đau nửa đầu? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
Đau nửa đầu là gì?
Đau nửa đầu là tình trạng khi một bên đầu xuất hiện cảm giác đau. Cơn đau này có thể là cảm giác đau nhói đột ngột và dữ dội hoặc chỉ là một cơn đau nhẹ xuất hiện nhanh chóng hoặc kéo dài hàng giờ liền. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài tới vài ngày. Các triệu chứng đi cùng cơn đau có thể là buồn nôn, nôn mửa, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng ồn.
Đau nửa đầu xảy ra phổ biến nhất trong giai đoạn dậy thì hoặc tuổi thanh niên, tăng giảm về tần suất và độ nặng trong những năm tiếp theo. Bệnh thường giảm đi sau 50 tuổi nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của người bệnh.

Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu nhưng phổ biển nhất vẫn là do giới tính, tuổi tác và vấn đề di truyền.
- Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn quá nhiều thực phẩm đóng hộp, lên men, ủ chua, muối mặn để qua đêm, thực phẩm chứa nhiều bột ngọt, chất bảo quản
- Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi bất ngờ cũng có thể ảnh hưởng đến áp suất và lưu lượng máu lên não, cũng như hệ thống xoang thái dương và góp phần gây nên hội chứng migraine.
- Thay đổi nội tiết tố: Nồng độ estrogen thay đổi bất thường trong giai đoạn mang thai, tiền mãn kinh, tuổi dậy thì ở nữ giới có thể gây nên chứng đau nửa đầu do kinh nguyệt.
- Yếu tố về môi trường: Tiếp xúc với môi trường có ánh đèn quá sáng, ánh sáng nhấp nháy liên tục, âm thanh quá lớn hay gần khu vực có nhiều mùi hồi đều làm tăng nguy cơ bị đau đầu migraine.
- Yếu tố di truyền: Theo chuyên trang Thông tin Sức khỏe & Y Tế của Trường Y Học Harvard, di truyền cũng đóng một vai trò nhất định trong hội chứng đau nửa đầu migraine vì có đến 70% bệnh nhân bị bệnh đau đầu migraine có họ hàng gần cũng bị các cơn nhức đầu hành hạ.
- Yếu tố tuổi tác: Hội chứng migraine thay đổi theo tuổi tác. Những cơn đau nửa đầu sẽ xuất hiện nhiều ở độ tuổi 20 và nhiều nhất là ở độ tuổi 40. Sau đó, ở độ tuổi 45-50 trở đi, tần suất các cơn đau bắt đầu giảm dần.
Các triệu chứng của bệnh đau nửa đầu
Bốn giai đoạn tiến triển triệu chứng của chứng đau nửa đầu migraine bao gồm: Giai đoạn tiền triệu, giai đoạn Aura, giai đoạn tấn công và giai đoạn sau cơn đau nửa đầu. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu những triệu chứng cụ thể của từng giai đoạn ngay sau đây.
Giai đoạn tiền triệu
Giai đoạn tiền triệu chứng Prodrome thường kéo dài từ vài giờ đến vài ngày trong khoảng thời gian từ 1-2 ngày trước khi cơn đau đầu migraine chính thức xuất hiện. Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng của thần kinh thực vật như:
- Khát dữ dội, đi tiểu nhiều hơn, thèm ăn một số món hoặc chán ăn.
- Thay đổi tâm trạng, từ buồn rầu sang hưng phấn bất thường dễ nổi nóng và cáu kỉnh.
- Mệt mỏi và ngáp thường xuyên hơn.
- Cảm thấy cứng cơ, đặc biệt là cơ ở vùng cổ.
- Bị táo bón hoặc tiêu chảy, cần đi tiểu thường xuyên hơn.
- Nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh hoặc mùi.
Giai đoạn Aura
Ở giai đoạn Aura, các triệu chứng Aura xuất hiện có thể kéo dài từ vài phút đến 60 phút và rõ ràng hơn:
Triệu chứng Aura thị giác: Là loại triệu chứng gây nhiều rối loạn trong tầm nhìn. Hơn 90% bệnh nhân trải qua giai đoạn Aura đều mắc các triệu chứng liên quan đến thị giác, chẳng hạn như:
- Xuất hiện điểm mù.
- Mất thị lực tạm thời ở một hoặc cả hai mắt.
- Rối loạn thị giác bệnh nhân nhìn thấy những điểm sáng hoặc tia sáng lóe lên với nhiểu hình dạng khác nhau giống đèn nhấp nháy.
Triệu chứng Aura giác quan – vận động: Là nhóm triệu chứng gây nên những xáo trộn bất thường trong mọi nhận thức giác quan và khả năng vận động. Có từ 30-36% bệnh nhân trải qua giai đoạn Aura bị mắc các triệu chứng liên quan đến rối loạn giác quan – vận động, chẳng hạn như:
- Ảo giác thính giác và khứu giác: Nhìn, nghe hoặc ngửi những thứ không thực sự có.
- Dị cảm: Bị tê bì chân tay, cảm giác da như có kim châm, ngứa ran.
- Rối loạn vận động: Yếu một phần cơ thể, một tay hoặc một chân.
- Rối loạn tiêu hóa: Đau bụng, bụng khó chịu, nôn mửa, tiêu chảy, táo bón.
Triệu chứng Aura ngôn ngữ: chúng bao gồm các rối loạn về ngôn ngữ như nói lầm bầm, nói lắp, khó tìm từ để nói.
Giai đoạn tấn công
Giai đoạn tấn công kéo dài từ 4 đến 72 giờ mức độ và vị trí đau có thể khác nhau ở mỗi người. Dù là loại đau đầu migraine có tiền triệu hay không có tiền triệu thì ở giai đoạn tấn công, bạn cũng phải trải qua các triệu chứng điển hình như:
- Tình trạng đau nhói chỉ xảy ra ở một nửa đầu bên trái hoặc bên phải và trở nên trầm trọng hơn khi bạn di chuyển giống như bị đập vào đầu.
- Tăng nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, đối khi cả mùi hoặc xúc cảm khi chạm vào 1 số đồ vật.
- Thị lực sa sút, xuất hiện ảo giác, hoa mắt, chóng mặt.
- Đau bụng và nôn nao.
- Căng cứng ở vai và cổ .
- Hay ngáp, dễ cáu kỉnh.
Giai đoạn sau cơn đau nửa đầu (Postdrome)
Postdrome là giai đoạn cuối cùng của đau nủa đầu. Các triệu chứng có thể kéo dài trong 24–48 giờ sau khi cơn đau nửa đầu chấm dứt, bao gồm:
- Cơ thể đau nhức, cảm thấy kiệt sức, yếu đuối.
- Tinh thân kiệt quệ không đủ tỉnh táo, gây hoang mang, khó tập trung.
- Chóng mặt, trầm cảm.
5 cách phòng ngừa bệnh đau nửa đầu
Để phòng ngừa bệnh đau nửa đầu, giảm tối đa nguy cơ mắc bệnh hoặc giảm nguy cơ bệnh tái phát bạn có thể tham khảo các phương pháp dưới đây:
- Tránh xa các yếu tố kích thích từ môi trường: Cố gắng tránh xa những dấu hiệu bạn nghi ngờ là nguyên nhân kích thích chứng đau đầu của bạn như ánh sáng nhấp nháy, sự thay đổi áp suất không khí, độ cao, những tiếng ồn hay mùi hương nhất định.
- Tránh các thực phẩm có chứa chất kích thích: Một vài thực phẩm có chứa chất kích thích hệ thần kinh và tiêu hóa bạn cần chú ý bao gồm: Trà, cà phê, sô cô la, đồ ngọt, ecác loại thực phẩm lạnh có chứa nhiều chất bảo quản như nitrat, nitrit và bột ngọt (MSG) và các loại rượu.
- Học cách thư giãn: Nghe nhạc êm dịu, tập thiền, yoga hay tập các bài thở nhẹ nhàng giúp bạn tránh được các phản ứng sinh học thái quá của cơ thể khi căng thẳng.
- Thực hành lối sống khỏe mạnh: Ngủ vừa đủ giấc, không ngủ thiếu giấc hay quá giấc vào cuối tuần.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Tập thể dục quá sức có thể gây đau đầu nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tập thể dục với cường độ vừa phải góp phần làm giảm tần suất và rút ngăn cơn đau đầu migraine hiệu quả hơn cả việc dùng thuốc.
- Tránh các loại thuốc gây đau đầu: Nhiều loại thuốc có thể làm trầm trọng thêm chứng đau nửa đầu, ví dụ như thuốc tránh thai. Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

Doppelherz Ginkgo + B Vitamin + Choline – Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não
Ngoài những phương pháp kể trên, bạn có thể tham khảo sản phẩm Doppelherz Ginkgo + B Vitamin + Choline đến từ Doppelherz – thương hiệu số 1 tại Đức. Viên uống sử dụng nguyên liệu cao cấp, công thức dựa trên những nghiên cứu lâm sàng với hàm lượng được tính toán tối ưu an toàn và hiệu quả, với những thành phần như ginkgo biloba, choline, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B5, vitamin B9 & B12, kẽm.
Với liều tiện dùng ngày 1 viên sau bữa ăn, Doppelherz Ginkgo + B Vitamin + Choline giúp tăng cường tuần hoàn não, tăng cường khả năng tập trung và cải thiện trí nhớ, hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau đầu, ù tai, hoa mắt, chóng mặt.

Trên đây là những thông tin về căn bệnh đau nửa đầu mà Doppelherz đã tổng hợp dành cho bạn đọc. Ngoài việc thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cũng nên sắp xếp một chế độ ăn uống lành mạnh, đảm bảo dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo thêm bài viết “7 cách giảm triệu chứng đau đầu nhanh chóng, hiệu quả” để có thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả