Điểm danh các giải pháp giúp tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon

Điểm danh các giải pháp giúp tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon

Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh phát triển chưa hoàn thiện, do đó các bé hay gặp các vấn đề về tiêu hóa như: biếng ăn, nôn trớ, táo bón, tiêu chảy… Vậy làm sao để tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon luôn là thắc mắc của không ít cha mẹ có con nhỏ. Doppelherz sẽ mách cha mẹ các giải pháp đơn giản và hiệu quả dưới đây.

1. Hệ tiêu hóa đối có vai trò như thế nào với sự phát triển của trẻ nhỏ?

Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá được xem là “cỗ máy kỳ diệu” đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển khoẻ mạnh của trẻ. Dưới đây là một số vai trò chính của hệ tiêu hoá với trẻ nhỏ:

– Nơi xử lý thức ăn và cung cấp các dưỡng chất cho mọi tế bào trong cơ thể: Để cơ thể hoạt động hiệu quả thì mỗi cơ quan trong cơ thể cần có những dưỡng chất khác nhau để hoạt động. Hệ tiêu hoá sẽ có chức năng là xử lý nhỏ thức ăn thô, từ đó chuyển hoá các chất đạm, béo, vitamin và khoáng chất, đường thành dưỡng chất mà cơ thể mà cơ thể cơ thể dễ dàng hấp thụ để hoạt động và phát triển khoẻ mạnh.

– Hệ tiêu hoá là nơi “đóng quân” của hơn 70% hệ thống miễn dịch cơ thể: Bởi hệ tiêu hoá khoẻ mạnh không chỉ giúp các tế bào miễn dịch sinh sôi và làm việc một cách hiệu quả, mà chúng còn giúp ngăn cản mầm bệnh, tạo điều kiện cho các lợi khuẩn duy trì tỷ lệ phù hợp trong đường ruột, ức chế sự phát triển của các loại hại khuẩn, nấm và virus có hại cho cơ thể.

– Hệ tiêu hóa còn là nơi sản xuất và chứa nhiều chất dẫn truyền thần kinh hơn cả bộ não. Theo chứng minh, hệ tiêu hoá sản xuất 95% serotonin trong cơ thể. Serotonin là hormone giúp điều chỉnh cảm xúc được mệnh danh là “hormone hạnh phúc” của cơ thể. Chính vì thế, trẻ có hệ tiêu hoá khoẻ mạnh không chỉ giúp trẻ phát triển vượt trội mà còn giúp trẻ vui vẻ và nhanh nhẹn, hạnh phúc hơn.

làm sao để tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon luôn là thắc mắc của không ít cha mẹ có con nhỏ
làm sao để tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon luôn là thắc mắc của không ít cha mẹ có con nhỏ

2. Sự khác biệt giữa hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ với người lớn

Hệ tiêu hoá là bộ phận quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người. Chúng có chức năng là tham gia vào quá trình hấp thu dinh dưỡng, tiếp nhận thức ăn nuôi sống cho cơ thể, tạo năng lượng để chúng ta hoạt động và làm việc trong suốt ngày dài. Đồng thời, hệ tiêu hoá còn có nhiệm vụ là bài tiết các chất cặn bã ra khỏi cơ thể.

Với trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá còn đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bởi, trẻ nhỏ là đối tượng cần nguồn dinh dưỡng để tăng trưởng, phát triển vượt trội. Nhìn chung, hệ tiêu hoá của trẻ phải hoạt động liên tục để đảm bảo cho sự phát triển của trẻ.

Trẻ nhỏ hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện, do đó, nguồn thức ăn chính của trẻ chủ yếu là từ sữa mẹ hoặc các loại sữa bột. Khi bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hoá của trẻ sẽ làm quen dần với các loại thực phẩm khác nhau. Đặc biệt, trẻ không thể cùng một lúc tiêu hoá nhiều loại thức ăn cùng một lúc.

Do đó, cha mẹ cần lưu ý chia các bữa ăn ra nhiều bữa trong ngày cho trẻ. Mỗi bữa, chỉ nên cho trẻ ăn một lượng vừa đủ. Nên cho trẻ làm quen với những món ăn loãng, mềm rồi sau đó mới chuyển sang những món ăn khác.

Thông thường, thức ăn sẽ được tiêu hoá dưới sự tác động của các loại men tiết ra từ ruột, mật và tuỵ. Đây cũng là những cơ quan đóng vai trò không thể thiếu trong quá trình tiêu hoá thức ăn.

Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, lượng men tiêu hoá tiết ra không nhiều như người trưởng thành. Chính vì thế, khả năng tiêu hoá ở trẻ nhỏ còn nhiều hạn chế. Đó cũng là lý do vì sao trẻ nhỏ thường gặp tình trạng rối loạn tiêu hoá, kém hấp thu. Điều này dẫn đến tình trạng trẻ phát triển kém hơn so với bạn bè cùng trang lứa.

Bên cạnh đó, hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ đang trong quá trình hoàn thiện, do đó, trẻ khá nhạy cảm. Thông thường, trẻ nhỏ cũng là đối tượng dễ bị nhiễm trùng, ngộ độc hơn so với người trưởng thành. Do đó, cha mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề này và tìm hiểu cách chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế các tình trạng kể trên.

ở trẻ nhỏ, lượng men tiêu hoá tiết ra không nhiều như người trưởng thành. Chính vì thế, khả năng tiêu hoá ở trẻ nhỏ còn nhiều hạn chế.
Ở trẻ nhỏ, lượng men tiêu hoá tiết ra không nhiều như người trưởng thành. Chính vì thế, khả năng tiêu hoá ở trẻ nhỏ còn nhiều hạn chế.

3. Các biện pháp giúp trẻ tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon

Để giúp tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon ngoài việc xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng và đầy đủ dưỡng chất. Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng cường sức khoẻ của hệ tiêu hoá bằng cách biện pháp dưới đây:

3.1 Tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon nhờ tăng cường bổ sung lợi khuẩn

Lợi khuẩn là những vi sinh vật có lợi cho đường tiêu hóa của trẻ, có vai trò giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, áp chế sự phát triển của các loại nấm men, hại khuẩn và vi rút gây bệnh. Do đó, để sở hữu hệ tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon trẻ cần duy trì tỷ lệ lợi khuẩn là 85% và hại khuẩn là 15%.

Cha mẹ có thể bổ sung hại khuẩn cho trẻ từ 2-6 tuổi bằng các biện pháp như:

– Cho trẻ sử dụng các thực phẩm lên men như: sữa chua, phô mai, natto

– Cho trẻ uống sữa có chứa lợi khuẩn tự nhiên trong cơ thể.

Thông thường, các lợi khuẩn này thường cư trú ở hàng rào màng nhầy của niêm mạc ruột và có khả năng hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn khác để duy trì, tái lập sự cân bằng vi sinh trong đường ruột với hệ miễn dịch, chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể, giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.

3.2 Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn của trẻ

Chất xơ có tác dụng làm mềm phân, giúp trẻ dễ dàng đào thải qua đường tiêu hoá. Chính vì thể, trẻ từ 2 tuổi trở lên nên được bổ sung chất xơ bằng số tuổi cộng thêm 5g mỗi ngày.

Những thực phẩm giàu chất xơ bao gồm: trái cây, rau, các loài họ đậu, ngũ cốc. Việc bổ sung chất xơ cần thực hiện từ từ để hệ tiêu hoá của trẻ có thời gian thích nghi dần, tránh tình trạng bị đầy hơi, đau bụng.

3.3 Lựa chọn nguyên liệu sạch, an toàn khi chế biến đồ ăn

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh chế biến không đúng cách có nguy cơ khiến cho trẻ bị tiêu chảy… Chính vì thế, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ nên lựa chọn nguyên liệu sạch sẽ, tươi ngon, an toàn. Nên lưu ý cho bé ăn dứt điểm từng bữa, hạn chế tình trạng hâm lại, chế biến nhiều lần. Bởi việc nấu lại không chỉ dễ làm hao hụt chất dinh dưỡng trong món ăn mà chúng còn có thể gây ảnh hưởng xấu cho hệ tiêu hoá còn non nớt của trẻ.

Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh chế biến không đúng cách có nguy cơ khiến cho trẻ bị tiêu chảy… Chính vì thế, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ.
Thực phẩm bị nhiễm khuẩn, không đảm bảo vệ sinh chế biến không đúng cách có nguy cơ khiến cho trẻ bị tiêu chảy, chính vì thế, cha mẹ cũng nên hết sức lưu ý đến vấn đề vệ sinh khi chế biến thức ăn cho trẻ.

3.4 Lưu ý cần chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ

Trẻ nhỏ ăn quá nhiều một lúc sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị quá tải, dẫn đến tình trạng: đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi,… Chưa kể, trẻ ăn quá nhiều thường ít khi nhai kỹ, từ đó khiến dạ dày của trẻ phải vất vả hơn khi phải nghiền trộn thức ăn.

Do đó, với trẻ từ 2-6 tuổi, cha mẹ nên cho bé ăn chia nhỏ các bữa cho trẻ ít nhất 3 bữa chính và 2 bữa phụ rải đều trong ngày. Lưu ý, các bữa ăn cần cách nhau từ 2-3 giờ để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian hoạt động và nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ nhai kỹ để enzyme trong nước bọt có thể hòa trộn đều với thức ăn, từ đó hỗ trợ giải phóng chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa được tốt hơn.

3.5 Trẻ nhỏ cần chú ý bổ sung nước đầy đủ

Việc bổ sung nước đầy đủ cho trẻ giúp cho thức ăn di chuyển xuống đường ruột được tốt hơn, từ đó giảm nguy cơ táo bón cho trẻ. Do đó, trẻ từ 2 đến 6 tuổi, ngoài các cữ sữa thì cha mẹ nên cho trẻ uống nước đầy đủ mỗi ngày để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Nếu trẻ không thích uống nước, cha mẹ có thể cho trẻ dùng thêm nước ép hoặc hoa quả để trẻ hứng thú hơn.

3.6 Khuyến khích trẻ vận động thể chất đều đặn và đầy đủ

Việc vận động thể chất giúp nhu động ruột của trẻ nhỏ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn, không bị tắc ứ gây ra tình trạng táo bón. Không những thế, trẻ vận động thường xuyên còn giúp tăng cường tuần hoàn máu, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, từ đó hấp thu dưỡng chất tốt hơn.

Do đó, để giúp con hình thành thói quen vận động lành mạnh, cha mẹ nên khuyến khích cho trẻ ra ngoài chơi đùa, hoạt động ít nhất 30 phút/ngày. Một số hoạt động thể chất phù hợp cho trẻ như: đi bộ, chạy nhảy, đá bóng, bơi lội, đạp xe…

vận động thể chất giúp nhu động ruột của trẻ nhỏ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn
Vận động thể chất giúp nhu động ruột của trẻ nhỏ hoạt động hiệu quả, thức ăn được đẩy đi nhanh chóng và dễ dàng hơn

4. Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kinder Optima – Hỗ trợ giúp trẻ phát triển cơ thể khỏe mạnh

Bên cạnh việc bổ sung lợi khuẩn, xây dựng chế độ ăn uống khoa học kết hợp vận động thì cha mẹ cũng cần lưu ý bổ sung cho trẻ thêm các vitamin và khoáng hất cần thiết cho cơ thể như: Magie; L-Lysine; Kẽm; Vitamin A, E, B3… Những dưỡng chất này mẹ có thể tìm ở thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kinder Optima – Sản phẩm từ Doppelherz, thương hiệu chiếm thị phần số 1 tại Đức về vitamin và khoáng chất.

Sản phẩm giúp bổ sung L-Lysine, vitamin và khoáng chất hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tăng đề kháng, nâng cao sức khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá từ đó giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.

Sản phẩm giúp bổ sung L-Lysine, vitamin và khoáng chất hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tăng đề kháng, nâng cao sức khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá từ đó giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.
Kinder Optima là sản phẩm giúp bổ sung L-Lysine, vitamin và khoáng chất hỗ trợ giúp trẻ ăn ngon, hỗ trợ tăng đề kháng, nâng cao sức khoẻ, hỗ trợ tiêu hoá từ đó giúp trẻ phát triển khoẻ mạnh.

Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng các bậc phụ huynh đã nắm được các giải pháp để giúp tiêu hoá khoẻ trẻ ăn ngon. Bởi trong những năm đầu đời, hệ tiêu hoá ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất, trí não và sự phát triển toàn diện của trẻ. Để tìm hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của trẻ cũng sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Kinder Optima, cha mẹ hãy nhanh tay gọi vào số hotline 1800 1770 để được Doppelherz tư vấn một cách nhanh nhất.