Trẻ biếng ăn còi xương thường không phát triển về chiều cao và cân nặng, suy giảm sức đề kháng, đồng thời dễ mắc nhiều bệnh lý khác nhau. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp bố mẹ nắm rõ dấu hiệu nhận biết bé biếng ăn còi xương và những cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn còi xương
Khi trẻ biếng ăn và có dấu hiệu chậm lớn, còi cọc, nhiều ông bố, bà mẹ thường có suy nghĩ rằng, con mình bị còi xương. Tuy nhiên, điều này chưa chắc đã chính xác vì còi xương bao gồm nhiều biểu hiện khác nhau nên việc bé chỉ có 1, 2 dấu hiệu mập mờ vẫn chưa đủ để kết luận con có mắc bệnh hay không.
Những dấu hiệu điển hình của bệnh còi xương ở trẻ em như sau:
– Hay quấy khóc và dễ nôn trớ.
– Thường xuyên đổ mồ hôi trộm.
– Ngủ không ngon giấc và dễ giật mình, hay tỉnh dậy giữa chừng.
– Bị rụng tóc ở phía sau đầu (rụng tóc vành khăn).
– Có những dấu hiệu ở xương như bờ thóp mềm, thóp rộng, có bướu ở đỉnh đầu, thóp lâu kín, đầu bẹp cá trê, bướu trán,…
– Chậm phát triển vận động như chậm biết lẫy, bò, đứng hoặc đi.
– Trong những trường hợp bị còi xương cấp tính, bé còn có thể bị co giật vì hạ Canxi máu.
Khi nhận thấy con có dấu hiệu biếng ăn và còi xương, ngoài việc giúp bé khắc phục tình trạng biếng ăn, bố mẹ cũng nên áp dụng những biện pháp khác để điều trị bệnh còi xương cho trẻ. Tuyệt đối không được để bệnh kéo dài vì sẽ gây hại đến sức khỏe của con.

2. Biện pháp cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn còi xương
Để có thể khắc phục hiệu quả tình trạng biếng ăn và còi xương ở trẻ, bố mẹ nên áp dụng những biện pháp sau đây:
2.1. Không bắt ép hoặc nhồi nhét trẻ ăn
Nhiều bố mẹ thường có thói quen trừng phạt, đe dọa, quát mắng hoặc đánh đập khi trẻ không chịu ăn. Tuy nhiên, trên thực tế, những phương pháp tưởng chừng như nghiêm khắc này chỉ tạo thêm áp lực tinh thần cho con, khiến tình trạng biếng ăn trở nên nặng hơn. Đó là lý do tại sao các bạn nên ân cần, đối xử nhẹ nhàng, giúp trẻ thử những món ăn mới và tuyệt đối không bắt ép bé ăn khi con có biểu hiện chán ngán.
2.2. Không kéo dài thời gian các bữa ăn của trẻ
Một trong những thói quen không tốt mà bố mẹ vô tình tạo ra cho con chính là kéo dài thời gian của các bữa ăn. Cụ thể là nhiều người thường để bé ngậm thức ăn quá lâu trong miệng mà không chịu nhai hoặc nuốt. Hoặc để con đùa giỡn và nô đùa đến quên ăn bữa chính,…
Những thói quen xấu này có thể khiến trẻ chỉ muốn ăn thức ăn dạng lỏng mà chán ghét những thực phẩm dạng thô cần phải nhai nhiều như rau củ, thịt cá,… Hoặc khiến bé mất dần hứng thú với việc ăn uống. Vì vậy, bố mẹ nên quy định chỉ cho con ăn trong vòng tối đa 30 phút và khi đã quá thời gian thì kết thúc bữa ăn để từ từ hình thành thói quen ăn uống tốt cho trẻ.
2.3. Chia khẩu phần ăn của trẻ biếng ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
Nếu mắc chứng biếng ăn, lượng thức ăn con nạp vào cơ thể mỗi bữa thường khá ít. Trong những trường hợp như vậy, bố mẹ nên khắc phục bằng cách chia nhỏ các bữa ăn và cho bé ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày.
Việc cho con ăn từng chút một vào khung giờ nhất định sẽ giúp bé giảm gánh nặng tâm lý. Đồng thời khiến trẻ không cảm thấy sợ hãi khi phải ăn một lượng lớn thức ăn vào mỗi bữa chính. Bên cạnh đó, biện pháp này cũng giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn.
2.4. Chế biến món ăn đủ chất dinh dưỡng và trang trí hấp dẫn
Trẻ em thường rất thích những thứ có màu sắc rực rỡ, tươi sáng và hình thù ngộ nghĩnh. Do đó, bố mẹ có thể tận dụng tâm lý này để giúp con cảm thấy hứng thú hơn với các món ăn.
Thay vì những món ăn được bày biện ra chén, tô thông thường, các bạn có thể sắp xếp lại rồi bày trí thật đẹp mắt, hấp dẫn. Theo đó, mọi người có thể sắp xếp rau củ, thịt cá thành những con thú, nhân vật cổ tích, phương tiện giao thông,… Món ăn càng lôi cuốn về mặt thị giác càng khiến trẻ cảm hứng thú và có cảm giác ngon miệng khi thưởng thức.

2.5. Tạo không khí thoải mái và vui vẻ khi ăn
Nhiều bố mẹ thường mất kiên nhẫn khi thấy con không chịu ăn, dẫn tới việc quát mắng trẻ. Điều này khiến tâm lý của bé càng trở nên nặng nề, sợ hãi và càng ngày càng không muốn ăn. Bên cạnh đó, việc gia đình mâu thuẫn cũng khiến con chịu gánh nặng về tâm lý và không thiết ăn uống.
Để khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn còi xương này, bố mẹ nên tạo ra bầu không khí thật thoải mái và vui vẻ. Hơn nữa, một bữa ăn có đủ các thành viên cũng giúp bé không cảm thấy đơn độc khi ăn. Từ đó giúp con cân bằng vị giác và không còn chán ăn giống như trước.
2.6. Thăm khám và điều trị nếu bé mắc bệnh nhiễm khuẩn
Những căn bệnh nhiễm khuẩn, nhất là nhiễm khuẩn đường ruột chính là lý do khiến trẻ gặp vấn đề về tiêu hóa. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác ngon miệng của bé, khiến con bị biếng ăn và thiếu hụt chất dinh dưỡng.
Vì vậy, khi thấy con có những biểu hiện khác thường, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chính xác khiến trẻ biếng ăn và còi xương. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả để trẻ ăn ngon miệng trở lại và phát triển bình thường.
2.7. Giảm đau nếu con mọc răng hoặc viêm loét khoang miệng
Thông thường, một số căn bệnh như viêm amidan, mọc răng, áp xe lợi, nấm lưỡi, viêm tuyến nước bọt,… cũng có thể gây ra chứng biếng ăn của trẻ nhỏ. Khi gặp phải những tình trạng trên, bé thường rất ngại nhai và nuốt, lâu dần sẽ dẫn đến chứng biếng ăn. Do đó, bố mẹ cần phải dành thời gian để quan sát các biểu hiện bất thường và đưa con đi khám để trẻ mau khỏi bệnh.
2.8. Cho trẻ tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
Giun sán là tác nhân bòn rút các chất dinh dưỡng trong cơ thể trẻ, dẫn đến tình trạng chán ăn và suy dinh dưỡng ở các bé. Những biểu hiện này cho thấy con có thể bị giun sán là tiêu chảy, đau bụng, táo bón, phân lỏng, đau thượng vị, mệt mỏi, da dẻ xanh xao,… Đó là lý do tại sao bố mẹ cần phải cho trẻ đi tẩy giun định kỳ theo chỉ định của bác sĩ để đề phòng và giúp con ăn uống tốt hơn.
2.9. Bổ sung các vi chất dinh dưỡng như lysine, kẽm, vitamin D3,…
Trẻ biếng ăn còi xương đều đang thiếu hụt các chất dinh dưỡng nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung các vi chất dinh dưỡng qua các loại thực phẩm chức năng như Kinder Optima là điều vô cùng quan trọng với các bé. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả tốt nhất, bố mẹ nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Bài viết trên đây là những biện pháp giúp trẻ biếng ăn còi xương cải thiện được tình hình và phát triển khỏe mạnh hơn. Hy vọng bố mẹ sẽ áp dụng thật linh hoạt và hiệu quả những cách này để giúp con yêu phát triển tốt hơn. Nếu muốn tìm hiểu thêm về cách sử dụng và công dụng của sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, các bạn hãy nhấc máy lên và gọi cho Doppelherz theo số hotline: 18001770. Đội ngũ chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả