Chúng ta vẫn thường nghe đến những cụm từ như: “xét nghiệm glucose”, “định lượng glucose trong máu”. Vậy định lượng glucose trong máu là gì? Chỉ số này bao nhiêu là hợp lý, phản ánh bệnh lý nào của cơ thể? Theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu rõ hơn về các chỉ số glucose trong máu nhé!
1. Định lượng glucose trong máu là gì?
Glucose là tên khoa học của một loại đường rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày. Cơ thể cần được cung cấp glucose để tạo ra năng lượng để duy trì hoạt động. Khi cơ thể bị thiếu hụt glucose sẽ khiến các cơ quan không được cung cấp đủ năng lượng, dẫn đến hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, thậm chí ngất xỉu, hay còn gọi là hạ đường huyết.
Định lượng glucose là phương pháp xác định lượng glucose có trong máu, từ đó, khẳng định một người có bị tiểu đường hay không. Kết quả định lượng glucose sẽ khác nhau ở mỗi thời điểm trong ngày. Định lượng glucose trong máu của mỗi ngày là khác nhau, có thể thay đổi theo từng giờ, từng ngày.
Hầu hết các loại thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày đều có chứa glucose như: các loại tinh bột, trái cây,… Đây cũng chính là nguồn năng lượng chính của các hoạt động trong cơ thể. Khi hàm lượng glucose trong máu bị thấp hoặc cao đều gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe như: hạ đường huyết, bệnh tiểu đường, biến chứng bệnh tiểu đường lên tim, thận, mắt,…
2. Định lượng glucose trong máu để làm gì?
Định lượng glucose trong máu là yếu tố quan trọng để các bác sĩ sàng lọc những bệnh nhân bị đái tháo đường hay không. Từ chỉ số này, các sĩ sẽ đánh giá được mức độ mắc bệnh tiểu đường, từ đó có kế hoạch điều trị bằng thuốc kết hợp với điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Người bệnh có thể tự thực hiện đo định lượng glucose trong máu bằng các thiết bị đo đường huyết cá nhân. Tuy nhiên, kết quả này chỉ được sử dụng để theo dõi đường huyết cho cơ thể để điều chỉnh chế độ ăn uống chứ không có tác dụng chẩn đoán y khoa.
Với những người bị đái tháo đường, trước những cuộc phẫu thuật, bác sĩ cần kiểm tra chỉ số đường huyết của người bị tiểu đường, từ đó, điều chỉnh lượng thuốc gây mê, gây tê sao cho phù hợp, giúp bệnh nhân không có những tiến triển xấu trong quá trình phẫu thuật. Hậu phẫu thuật, bệnh nhân sẽ được đo đường huyết liên tục, cho đến khi ổn định đường huyết và có thể ăn uống bình thường.
3. Định lượng glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?
Định lượng glucose trong máu vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì (nhịn ăn khoảng 8 tiếng) ở mức trung bình vào khoảng 73.8 mg/dl – 106.2 mg/dl (tương đương 4.1 mmol/l – 5,9 mmol/l). Sau khi ăn xong khoảng 1-2 tiếng, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, tuy nhiên, vẫn phải ở mức dưới 126 mg/dl (7.0 mmol/L). Nếu hàm lượng glucose trong máu cao hơn mức trên, thì có thể người bệnh bị rối loạn khả năng dung nạp glucose. Còn nếu lượng đường trong máu ở bất kỳ thời điểm nào cũng cao hơn 200mg/dl (11.1 mmol/l) thì có thể bị mắc bệnh đái tháo đường.
4. Các phương pháp xác định lượng glucose trong máu
Định lượng glucose trong máu có vai trò quan trọng giúp xác định cơ thể có bị bệnh đái tháo đường hay không. Vì vậy, khi cơ thể xuất hiện những triệu chứng đái tháo đường, mọi người nên đến các cơ sở y tế để thực hiện các xét nghiệm đo nồng độ glucose trong máu để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời, ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường gây ra. Các loại enzyme được sử dụng để xác định lượng glucose trong máu là Glucose oxidase, Enzyme hexokinase và Enzyme glucose dehydrogenase.
4.1. Phương pháp Glucose oxidase
Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được lấy máu bằng cách lấy kim chích vào đầu ngón tay, sau đó nhỏ một giọt máu lên thuốc thử liên kết với dải giấy có chứa Glucose oxidase. Nồng độ Glucose trong máu sẽ được xác định bằng biểu đồ màu hoặc sử dụng máy đo dành riêng cho dải giấy có thuốc thử này.
4.2. Phương pháp Enzyme hexokinase
Định lượng glucose bằng phương pháp Enzyme hexokinase cho kết quả chính xác, được thực hiện tại các bệnh viện lớn, có trang thiết bị máy móc hiện đại. Tuy nhiên, chi phí để thực hiện phương pháp này hơn cao so với những phương pháp khác.
4.3. Phương pháp Enzyme glucose dehydrogenase
Người bệnh có thể áp dụng phương pháp Enzyme glucose dehydrogenase để định lượng glucose tại nhà. Đây là phương pháp đơn giản, cho kết quả nhanh chóng, tuy nhiên, mọi người cần lưu ý để chọn mua máy đo đường huyết có độ chính xác cao.
Định lượng glucose trong máu là chỉ số quan trọng để chẩn đoán bệnh tiểu đường và một số bệnh lý khác. Mọi người nên thực hiện đo định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến kết quả xét nghiệm glucose trong máu, hãy liên hệ với các bác sĩ để được tư vấn và giải đáp cụ thể nhất.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ