Kẽm là nguyên tố vi lượng quan trọng trong cơ thể con người, tham gia vào hoạt động trao đổi chất, tái tạo tế bào, điều tiết đường huyết trong máu. Tuy nhiên, việc lạm dụng bổ sung quá nhiều kẽm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt,… Cùng Doppelherz tìm hiểu tác dụng phụ của kẽm là gì? Lưu ý khi bổ sung kẽm cho cơ thể qua bài viết này nhé.
1. Tác dụng của kẽm đối với cơ thể
Kẽm là một khoáng chất vi lượng cần thiết giúp bảo vệ và duy trì cơ thể khỏe mạnh. Kẽm được hấp thu chủ yếu ở ruột non, sau đó được chuyển đến máu và các tế bào của các hệ cơ quan. Cụ thể, vai trò của kẽm đối với cơ thể như sau:
- Tham gia vào quá trình chuyển hóa dưỡng chất: Kẽm được tìm thấy trong hơn 100 loại enzyme, do đó, tác dụng của uống kẽm đối với cơ thể là tham gia vào quá trình chuyển hóa dưỡng chất quan trọng như: đưa vitamin A đến mắt, đưa canxi vào tế bào xương,…
- Tác dụng của kẽm đối với phụ nữ mang thai: Kẽm là dưỡng chất cần thiết cho sự tổng hợp ADN và ARN. Nhờ vậy, bổ sung kẽm sẽ giúp cho thai nhi phát triển tốt cả về thể chất và trí tuệ.
- Tăng cường đề kháng. Kẽm thích thích sự phát triển của tế bào lympho B và lympho T giúp củng cố hàng rào miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây hại.
- Tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn: Bổ sung kẽm giúp cơ thể ăn ngon miệng hơn, kích thích cảm giác thèm ăn. Nhờ vật, kẽm giúp cải thiện chiều cao và cân nặng cho trẻ, đặc biệt là trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng.
- Tác dụng của kẽm đối với da: Kẽm có khả năng chống viêm, ngăn ngừa lão hóa, tái tạo collagen, giúp làm lành vết thương trên da nhanh hơn.

2. Tác dụng phụ của kẽm là gì?
Uống kẽm có tốt không? Uống kẽm có tác dụng phụ không? Đây là vấn đề băn khoăn của nhiều người khi bổ sung kẽm cho cơ thể. Mặc dù là dưỡng chất thiết yếu cần bổ sung cho cơ thể hàng ngày, tuy nhiên, việc lạm dụng cung cấp quá nhiều kẽm cũng sẽ gây ra những tác dụng phụ cho cơ thể
2.1. Tác dụng phụ khi uống kẽm là gây buồn nôn
Buồn nôn là một hiện tượng khá phổ biến khi cơ thể được bổ sung quá nhiều kẽm. Mọi người sẽ cảm giác có vị kim loại tanh ở trong miệng khiến cho mọi người cảm thấy buồn nôn, mất cảm giác ngon miệng, chán ăn.

2.2. Tác dụng phụ của kẽm là mất khứu giác
Khi ngửi phải kẽm liều cao sẽ khiến cho cơ thể bị mất khứu giác trong một khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, mọi người cần hạn chế sử dụng thuốc nhỏ mũi có chứa kẽm, hí phải kẽm liều cao để không ảnh hưởng đến hoạt động khứu giác trong cơ thể.
2.3. Tác dụng phụ của kẽm làm giảm khả năng hấp thu dưỡng chất khác
Bổ sung thừa kẽm có thể gây giảm khả năng hấp thu của những khoảng chất khác, đặc biệt là những khoáng chất có hóa trị hai như: đồng, mangan, sắt,… Tình trạng thiếu đồng rất phổ biến đối với những người đang lạm dụng uống kẽm, khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tóc bạc sớm, nhạy cảm với lạnh, giảm thị lực,…
2.4. Tác dụng phụ của kẽm là rối loạn tiêu hóa
Một trong những tác dụng phụ của kẽm mọi người có thể gặp phải là tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải khiến cho quá trình hấp thu dưỡng chất bị ảnh hưởng, cơ thể xuất hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa như: tiêu chảy, buồn nôn,…

3. Lưu ý uống kẽm đúng cách để cơ thể hấp thu tốt nhất
Mọi người có thể bổ sung kẽm cho cơ thể qua chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến có thể gây phá hủy, phân tán và ảnh hưởng đến khả năng hấp thu kẽm cho cơ thể. Vì vậy, sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung kẽm đang được nhiều người tiêu dùng lựa chọn. Tuy nhiên, khi uống kẽm, mọi người cần lưu ý một số điều sau giúp cơ thể hấp thu kẽm tối ưu:
- Sử dụng viên uống kẽm cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ, không tự ý tăng liều để tránh bị thừa kẽm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng miễn dịch của cơ thể.
- Nên uống kẽm sau ăn 30 phút để cơ thể có thể hấp thu lượng kẽm đã bổ sung, không nên uống kẽm khi đói bụng vì nó có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa
- Sử dụng viên uống kẽm cách xa thời gian so với viên uống sắt và magie. Tốt nhất, nên uống canxi, magie sau khi uống kẽm khoảng từ 2-3 giờ.
- Uống kẽm trong khoảng thời gian 2-3 tháng sau đó ngưng sử dụng một thời gian rồi mới tiếp tục bổ sung viên uống kẽm tiếp.

Chắc hẳn với những chia sẻ trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc tác dụng phụ của kẽm là gì. Nếu mọi người có nhu cầu bổ sung kẽm và các vitamin, khoáng chất cho cơ thể thì đừng bỏ qua thực phẩm bảo vệ Belle Hairnakin. Với thành phần bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bổ sung mỗi ngày 1 viên Belle Hairnakin có tác dụng hỗ trợ nuôi dưỡng mái tóc, móng và làn da khỏe mạnh. Liên hệ với Doppelherz để được tư vấn kỹ hơn về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Hairnakin bởi đội ngũ chuyên gia của chúng tôi.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả