Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm không là câu hỏi chung của rất nhiều ông bố, bà mẹ có con nhỏ. Bởi vì kẽm đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển thể lực, cũng như trí tuệ của bé trong giai đoạn đầu đời. Theo các chuyên gia, thiếu kẽm là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn và chậm lớn ở trẻ em. Do đó, việc bổ sung kẽm cho con yêu là điều vô cùng quan trọng. Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn sao cho hợp lý nhất qua bài viết bên dưới đây nhé!
1. Giải đáp: Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm hay không?
Kẽm tham gia vào rất nhiều thành phần enzyme trong cơ thể giúp phân chia tế bào và tăng tổng hợp protein. Đồng thời tăng cảm giác ngon miệng và thúc đẩy sự tăng trưởng nên vô cùng quan trọng với trẻ em. Đặc biệt, kẽm kích thích sự hoạt động của khoảng 100 enzyme và là chất xúc tác phản ứng sinh hóa trong cơ thể.
Kẽm và canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng với sự phát triển của hệ cơ xương. Theo các chuyên gia, trẻ thiếu kẽm sẽ chậm dậy thì, chậm phát triển chiều cao và hệ thống xương thiếu cân xứng.
Kẽm giúp phát triển và duy trì hoạt động của hệ miễn dịch một cách hiệu quả. Do đó, nguyên tố vi lượng này rất cần thiết cho sự tổng hợp DNA và bảo vệ cơ thể trước các bệnh tật; giúp bảo vệ khứu giác, vị giác; cũng như làm vết thương mau lành.
Vì vậy, thiếu hụt kẽm sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, giảm vị giác khiến trẻ biếng ăn và tiêu hóa kém. Từ đó làm tăng nguy cơ tiêu chảy và tăng khả năng nhiễm trùng khiến cơ thể bé chậm, thậm chí là ngừng phát triển, gây ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng của trẻ.
Theo một số nghiên cứu, những trẻ sinh ra nhẹ cân so với tuổi thai được bổ sung kẽm thường tăng trưởng tốt về chiều cao và cân nặng trong 6 tháng đầu đời. Do đó, để con có chiều cao và cân nặng tốt, chế độ dinh dưỡng của mẹ từ lúc mang thai đến chế độ ăn của trẻ sau khi sinh ra đều phải có kẽm.
Không chỉ ảnh hưởng đến thể chất, tình trạng thiếu hụt kẽm còn khiến bé dễ nổi cáu. Nguyên nhân là bởi vì kẽm giúp vận chuyển canxi vào não bộ, mà canxi là một trong những vi chất quan trọng giúp ổn định thần kinh. Đó là lý do tại sao bố mẹ cần phải bổ sung đầy đủ kẽm cho trẻ em, đặc biệt là những bé biếng ăn, chậm lớn.
2. Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn do thiếu kẽm
Theo các chuyên gia, hai nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biếng ăn và thiếu kẽm ở trẻ em là:
– Bé thường xuyên mắc phải những căn bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường hô hấp, ho, tiêu chảy,… Điều này khiến tần suất dùng thuốc kháng sinh của trẻ cao, dẫn đến lượng kẽm trong cơ thể con bị giảm.
– Do chế độ ăn uống của trẻ không được bổ sung các loại thực phẩm giàu kẽm và thực đơn dinh dưỡng không phong phú, đa dạng. Ngoài ra, cách chế biến thức ăn của bố mẹ không hợp lý sẽ làm mất đi hàm lượng kẽm có trong thức ăn. Bên cạnh đó, một số bé còn bị thiếu kẽm bẩm sinh do người mẹ không bổ sung đủ vi chất dinh dưỡng cần thiết khi mang thai.
Trẻ thiếu kẽm thường có những dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa, biếng ăn, chậm lớn, sụt cân, tiêu chảy kéo dài, móng tay xuất hiện các đốm trắng, rụng tóc, rêu lưỡi trắng hay viêm loét miệng, móng dễ gãy,… Hơn nữa, một số bé còn bị rối loạn giấc ngủ, khóc đêm kéo dài, thức giấc nhiều lần trong đêm, viêm đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường hô hấp, tróc da, viêm da,… Khi con có những biểu hiện trên, bố mẹ cần phải cho bé đi khám ngay và bổ sung kẽm phù hợp theo sự chỉ định, tư vấn của bác sĩ.
3. Bố mẹ có nên cho con uống kẽm thường xuyên không?
Theo các chuyên gia, liều lượng bổ sung kẽm cho trẻ ở mỗi độ tuổi sẽ có sự khác nhau. Cụ thể như sau:
– Từ 0 – 6 tháng tuổi: Bổ sung 2mg kẽm/ ngày.
– Từ 7 – 12 tháng tuổi: Bổ sung 3mg kẽm/ ngày.
– Từ 1 – 3 tuổi: Bổ sung 3mg kẽm/ ngày.
– Từ 4 – 8 tuổi: Bổ sung 5mg kẽm/ ngày.
– Từ 9 – 13 tuổi: Bổ sung 8mg kẽm/ ngày.
– Từ 14 tuổi trở lên: Bé gái cần bổ sung khoảng 9mg kẽm/ ngày và bé trai cần bổ sung khoảng 11mg kẽm/ ngày.
Theo các chuyên gia, trẻ rất dễ bị thiếu hụt kẽm do chế độ ăn uống hàng ngày không đáp ứng đủ nhu cầu. Bản thân cơ thể các bé cũng chỉ có thể hấp thu được khoảng 30% hàm lượng kẽm. Phần còn lại sẽ bị đẩy ra ngoài qua mồ hôi, nước tiểu, dịch tụy và dịch ruột.
Trên thực tế, thời gian bổ sung cần dựa vào trọng lượng cơ thể và có thể kéo dài từ 2 – 3 tháng. Theo đó, cứ 1kg, bé cần bổ sung 0,5 – 1,5mg kẽm và uống sau khi ăn 30 phút là thích hợp nhất.
Bố mẹ tuyệt đối không được tự ý bổ sung kẽm cho trẻ mà cần phải có sự tư vấn của bác sĩ Dinh dưỡng. Bởi vì nếu cơ thể thừa kẽm cũng có thể làm giảm miễn dịch, gây thiếu máu và tổn thương tế bào gan,…
4. Hướng dẫn cách bổ sung kẽm tốt nhất cho trẻ biếng ăn
Trẻ cần phải hấp thu kẽm hàng ngày để duy trì mức độ khỏe mạnh trong cơ thể. Do đó, khi con có dấu hiệu hoặc nguy cơ bị thiếu hụt kẽm, bố mẹ cần phải bổ sung khoáng chất vi lượng này cho con.
4.1. Bổ sung kẽm thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Kẽm có nhiều trong những loại thực phẩm như thịt gia cầm, gia súc, hải sản,… Theo các chuyên gia, nhóm thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật thường chứa rất ít kẽm, ngoài trừ các loại đậu và hạt.
Bên cạnh đó, để tối ưu hóa lượng kẽm cho trẻ, khẩu phần ăn hàng ngày phải được bổ sung thêm vitamin C và giảm bớt những loại thực phẩm giàu sắt, đồng, chất xơ. Riêng với những bé dưới 6 tháng tuổi, nguồn bổ sung kẽm tốt nhất là sữa mẹ. Còn với những trẻ lớn hơn, bố mẹ nên bổ sung kẽm cho con thông qua các loại thực phẩm giàu khoáng chất vi lượng này.
4.2. Bổ sung kẽm cho trẻ theo đúng chỉ định của bác sĩ
Kẽm đem lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bổ sung càng nhiều sẽ càng tốt. Theo các chuyên gia, kẽm chỉ an toàn trong trường hợp được bổ sung đúng theo liều lượng được khuyến cáo. tức là khoảng 0,5 – 1,5mg/ kg/ ngày với trẻ em.
Bố mẹ lưu ý là không được tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ, nhất là với liều lượng cao. Bởi vì thừa kẽm có thể dẫn đến những nguy cơ về rối loạn chuyển hóa, cũng như tăng trưởng cho con yêu.
Đó là lý do tại sao phụ huynh cần phải quan tâm đến việc bổ sung kẽm đúng cách cho trẻ biếng ăn. Tốt nhất, các bạn hãy tìm hiểu thật kỹ vấn đề bé đang gặp phải và có đầy đủ thông tin về những loại thực phẩm chức năng để đưa ra được sự lựa chọn tốt nhất, giúp bé phát triển khỏe mạnh, toàn diện hơn.
Bởi vì thiếu kẽm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe và tinh thần của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải quan sát và kịp thời bổ sung nguồn vi chất dinh dưỡng quan trọng này cho con.
Bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn uống, phụ huynh cũng có thể cho bé sử dụng thực phẩm chức năng chứa kẽm và những khoáng chất thiết yếu như Lysine, selen, vitamin B1,… như Kinder Optima để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về chất dinh dưỡng ở trẻ. Đồng thời, những vitamin quan trọng này còn hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện chứng biếng ăn.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn các bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi: “Trẻ biếng ăn có nên bổ sung kẽm hay không?”. Hãy thường xuyên truy cập trang web Doppelherz để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ