Tiền mãn kinh là giai đoạn khi người phụ nữ bước vào độ tuổi trung niên, xảy ra 1 số biểu hiện khác thường về mặt tâm sinh lý. Giai đoạn tiền mãn kinh ở người phụ nữ là lúc mà nội tiết tố nữ estrogen bị suy giảm nhiều gây ra những triệu chứng đầu tiên của rối loạn quanh mãn kinh.
1. Tiền mãn kinh là gì?
Giai đoạn mãn kinh và tiền mãn kinh chính là quy luật tạo hóa của tự nhiên, khó tránh được. Giai đoạn này, đặc trưng nhất là nội tiết tố nữ bị suy giảm, lượng gốc tự do được sinh ra với tốc độ mạnh hơn, do đó gây nên hiện tượng lão hóa toàn diện ở người phụ nữ. Khi đó, chị em sẽ đối mặt với sự xuống cấp trầm trọng về nhan sắc, sức khỏe tâm sinh lý. Bên cạnh đó, chị em cũng có nhiều thay đổi về tâm lý và chức năng sinh sản.
Các dấu hiệu của giai đoạn Mãn kinh:
- Nồng độ estrogen, progesterone thay đổi, buồng trứng suy giảm.
- Rối loạn kinh nguyệt, mất ngủ, bốc hỏa, …
- Thường xảy ra ở độ tuổi 50, tiền mãn kinh trước 2-5 năm.
- Xác định: 12 tháng không có kinh nguyệt (trừ trường hợp đặc biệt).
Các dấu hiệu của giai đoạn Tiền mãn kinh:
- Nội tiết tố suy giảm, lão hóa toàn diện.
- Ảnh hưởng nhan sắc, sức khỏe, tâm sinh lý, chức năng sinh sản.
- Gây phiền toái cho bản thân, ảnh hưởng gia đình.
Xem thêm: Dấu hiệu bạn đang mắc tiền mãn kinh sớm? Chú ý ngay những biểu hiện này
2. Làm sao để biết bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh? Triệu chứng tiền mãn kinh là gì?
Hầu hết mọi phụ nữ ở tuổi 50 đều trải qua một số sự thay đổi về cơ thể hoặc tinh thần cho đến khi thực sự mãn kinh. Bạn đang lo lắng khi cơ thể có 1 số bất thường mà lo ngại không biết có phải đang trong quá trình tiền mãn kinh hay không? Vậy thì hãy cùng tìm hiểu Một số triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh.
2.1 Rối loạn kinh nguyệt
Một trong những triệu chứng tiền mãn kinh rất thường gặp và dễ nhận biết nhất ở phụ nữ chính là kinh nguyệt không đều. Ở giai đoạn này, bạn sẽ gặp phải các vấn đề như: khó có thể xác định được thời kỳ rụng trứng, khoảng thời gian giữa các chu kỳ kinh nguyệt trở nên rối loạn không đều, rối loạn kinh nguyệt, kinh ra quá nhiều hoặc quá ít. Tuy nhiên, kinh nguyệt rối loạn cũng có thể do bạn gặp 1 số vấn đề phụ khoa khác nên đừng chủ quan mà hãy chủ động đi khám sức khỏe phụ khoa nhé.
2.2 Mất ngủ, đổ mồ hôi đêm
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, hơn 70% phụ nữ gặp phải tình trạng mất ngủ, đổ mồ hôi đêm. Bốc hỏa là cảm giác nóng đột ngột, thường là xung quanh mặt và phần trên cơ thể thường kéo dài trong khoảng 2 – 3 phút hoặc lâu hơn. Khi bị bốc hỏa, bạn thường đổ nhiều mồ hôi, mặt, ngực có thể chuyển sang màu đỏ, thậm chí, nhiều người còn gặp phải tình trạng tim đập nhanh. Khi cơn bốc hỏa qua đi, bạn có thể cảm thấy ớn lạnh.
Mỗi ngày, bạn có thể bị triệu chứng khó chịu này “ghé thăm” nhiều lần, đặc biệt trong lúc ngủ. Giấc ngủ bị chập chờn, khó ngủ, ngủ không sâu. Số ít phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh bị mất ngủ triền miên, dẫn tới suy nhược, mệt mỏi. Điều này là nguyên nhân chính dẫn tới trạng thái bốc hỏa, dễ cáu giận, mất kiên nhẫn.
2.3 Căng thẳng, phát hỏa, dễ cáu giận
Theo một số liệu nghiên cứu, có khoảng 23% phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh thường gặp những triệu chứng như tâm trạng thay đổi, lo âu, trầm cảm. Nguyên nhân là do sự thay đổi nồng độ estrogen có thể tác động đến những thay đổi của não và hệ thần kinh. Điều này có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và làm cản trở giấc ngủ. Mặt khác, tình trạng thiếu ngủ cũng có thể gây ra rối loạn tâm trạng.
Một triệu chứng thường gặp khác là chị em rất dễ nóng giận, đôi lúc trở nên nhạy cảm quá mức, căng thẳng, khó kiềm chế cảm xúc. Điều này rất nguy hiểm nếu họ không được chia sẻ và giải quả thì có thể xảy ra những hệ lụy tâm lý nguy hiểm khác.
Xem thêm: Khám tiền mãn kinh ở đâu? Top 10 địa chỉ “vàng” tại Hà Nội
2.4 Rối loạn chức năng tình dục
Ở giai đoạn giai đoạn tiền mãn kinh, nhiều chị em phụ nữ trong khi giao hợp cảm thấy âm đạo co thắt, có nguy cơ bị rách và chảy máu cao hơn. Những thay đổi này có thể làm cho hoạt động tình dục khó khăn hoặc gây đau đớn. Trên thực tế ước tính có từ 17 – 45% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh cho biết họ cảm thấy đau rát khi quan hệ tình dục. Đó là lý do nhiều chị em phụ nữ không còn hứng thú với chuyện chăn gối khi bước vào thời kỳ tiền mãn kinh.
Song song với triệu chứng đau khi quan hệ, một số phụ nữ có thể cảm thấy ham muốn tình dục suy giảm rõ nét. Đây được gọi là rối loạn ham muốn tình dục. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of Internal Medicine cho thấy 26,7% phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh có ham muốn thấp so với 52,4% ở phụ nữ đã mãn kinh.
Ở giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen không chỉ giảm, mà bạn còn gặp những tình trạng về tâm sinh lý như: căng thẳng, lo lắng, trầm cảm…giảm nhu cầu ham muốn tình dục và có thể cản trở việc đạt cực khoái.
2.5 Suy giảm trí nhớ
Ở giai đoạn mãn kinh, phụ nữ cũng bị giảm trí nhớ, “quên trước quên sau”, khả năng ghi nhớ kém do nồng độ estrogen giảm. Một lý do khác cho vấn đề trí nhớ là chứng mất ngủ của thời kỳ tiền mãn kinh khiến bạn mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến khả năng tập trung và ghi nhớ.
2.6 Đau nhức xương khớp
Một triệu chứng tiền mãn kinh khác là nhức mỏi xương khớp kéo dài do mật độ xương bị mất dần, nguy cơ loãng xương tăng cao khiến xương giòn, dễ gãy.
Estrogen cũng đảm nhiệm vai trò bảo vệ sức khỏe của xương. Khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, nồng độ estrogen giảm khiến mật độ xương của bạn bị mất nhanh hơn làm gia tăng nguy cơ loãng xương. Để khắc phục, bạn cần bổ sung nhiều canxi và vitamin D trong chế độ ăn, đồng thời tập luyện đều đặn mỗi ngày. Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc bổ sung canxi nhằm bù đắp cho cơ thể lượng canxi đã mất.
2.7 Rối loạn nồng độ cholesterol
Sự suy giảm của não bộ, tuyến yên và buồng trứng khiến nội tiết tố trong cơ thể bị giảm sụt. Những sự suy giảm này đã dẫn đến thay đổi bất lợi về mức cholesterol trong máu. Khi cholesterol thay đổi, có thể làm gia tăng cholesterol xấu, suy giảm cholesterol tốt. Tình trạng này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ở giai đoạn này.
2.8 Lão hóa toàn diện
Triệu chứng không mong muốn nhất đối với phái đẹp là tiền mãn kinh diễn ra khiến cơ thể bạn bị lão hóa toàn diện. Da xảy ra tình trạng khô nứt, mất cân bằng độ ẩm, mất độ đàn hồi vốn có. Tình trạng rụng tóc thường xuyên diễn ra. Phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh có thể bị khô mắt, khô miệng.
3. Triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu?
Nếu bạn đang gặp phải những triệu chứng trên cho thấy bạn đang trong giai đoạn tiền mãn kinh. Rất nhiều bạn lo lắng hỏi Doppelherz triệu chứng tiền mãn kinh kéo dài bao lâu? Bạn đừng lo lắng. Tiền mãn kinh có thể chỉ xuất hiện kéo dài từ vài tháng tuy nhiên có thể đến 5 năm hoặc thậm chí là dài hơn trước khi phụ nữ mãn kinh thật sự.
Độ tuổi khoảng 50 là độ tuổi trung bình của giai đoạn mãn kinh. Và trong giai đoạn từ 2-5 năm sẽ là giai đoạn tiền mãn kinh.
Độ tuổi mãn kinh tự nhiên sẽ diễn ra từ 44 đến 53 tuổi. Tuy nhiên nhiều trường hợp có thể mãn kinh sớm từ 40 đến 45 tuổi và cũng có trường hợp mãn kinh muộn hơn sau 55 tuổi. Các triệu chứng tiền mãn kinh có thể kéo dài đến 10 hoặc 15 năm. Hãy tham khảo 1 vài cách chăm sóc bản thân mình trong thời kỳ này để hạn chế những ảnh hưởng và thay đổi tiêu cực từ cơ thể.
4. Điều trị triệu chứng tiền mãn kinh như thế nào?
Sau đây hãy cùng tìm hiểu qua cách hạn chế triệu chứng tiền mãn kinh để rút ngắn thời gian tiền mãn kinh lại và sớm lấy lại cuộc sống khỏe mạnh, tích cực vốn có.
4.1 Thiết lập chế độ sinh hoạt lành mạnh
– Bạn cần giữ thái độ lạc quan, yêu đời, vui vẻ, tránh lo lắng, căng thẳng.
– Làm việc khoa học, giờ giấc cân bằng với việc nghỉ ngơi. Tránh lao động quá sức và thức khuya.
– Tập thể dục hàng ngày. Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế uống rượu bia. Cố gắng tạo cho mình giấc ngủ ngon và ngủ đủ 7 – 8 giờ/ngày.
– Duy trì cân nặng ổn định với chỉ số BMI trong giới hạn bình thường
4.2 Thiết lập chế độ ăn uống phù hợp
– Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ trong ăn uống hàng ngày. Cụ thể nữ giới nên bổ sung canxi, ăn nhiều hoa quả, trái cây, cung cấp cho cơ thể đầy đủ nước và chất xơ.
– Ăn các thực phẩm bổ dưỡng, không ăn đồ nóng, đồ chiên xào dầu mỡ có hại cho cơ thể.
– Tăng cường bổ sung Vitamin, Omega3, Canxi, Sắt, Chất Xơ, thực phẩm giàu estrogen tự nhiên,..
4.3 Sử dụng thực phẩm hỗ trợ giảm mức độ tiền mãn kinh
Nếu những triệu chứng trong giai đoạn tiền mãn kinh khiến chất lượng cuộc sống của bạn suy giảm trầm trọng thì bạn nên đến gặp bác sĩ và sử dụng thuốc hormone thay thế (bổ sung Estrogen và Progesterone); giảm triệu chứng nội tiết (bao gồm điều trị estrogen toàn thân hoặc khu trú, liệu pháp nội tiết estrogen và progesterone kết hợp, điều trị estrogen có kèm hay không kèm với progesterone…).
Tuy nhiên, việc uống loại thuốc nào, liều lượng bao nhiêu, điều trị trong thời gian bao lâu… cần được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng nhằm tránh những rủi ro xảy đến cho sức khỏe. Do đó, chị em không nên tự ý uống thuốc mà cần đến cơ sở y tế uy tín, có chuyên khoa phụ sản để được kiểm tra sức khỏe và được bác sĩ chỉ định dùng thuốc đúng cách.
Mong những thông tin trên đây hữu ích với bạn!
Xem thêm: Tuổi mãn kinh của phụ nữ là bao nhiêu và cách để kéo dài?
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN