(Zing News) Nguy cơ dịch chồng dịch khiến người dân tìm đến các giải pháp bảo vệ sức khỏe từ bên trong, chủ động tăng cường đề kháng.
Đại dịch Covid-19 chưa kết thúc, thế giới tiếp tục đối mặt với bệnh đậu mùa khỉ, viêm gan cấp tính. Việt Nam còn xuất hiện bệnh cúm A, sốt virus, sốt xuất huyết, tay chân miệng… Những “cơn bão” dịch bệnh khiến mọi người lo lắng.
Nguy cơ dịch chồng dịch
Tại hội nghị trực tuyến về công tác phòng, chống dịch bệnh do Bộ Y tế tổ chức đầu tháng 8, đại diện Bộ Y tế khẳng định dịch bệnh truyền nhiễm đang diễn biến phức tạp. Đặc biệt, bộ ghi nhận sự gia tăng trở lại các ca mắc Covid-19. Nhiều bệnh nhân phải nhập viện điều trị, thậm chí chuyển nặng. Sự xuất hiện của các biến thể mới của Omicron như BA.4, BA.5 với khả năng lây lan nhanh khiến công tác phòng, chống dịch gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, Bộ Y tế lo ngại trước nguy cơ bệnh đậu mùa khỉ và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới xâm nhập vào Việt Nam. Trong khi đó tại Việt Nam, các bệnh truyền nhiễm như sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm… đang trong giai đoạn bùng phát, tăng nguy cơ dịch chồng dịch.

Chủ động tăng đề kháng
Theo các chuyên gia y tế, sức đề kháng là khả năng phòng vệ của cơ thể để chống lại sự xâm nhập của các yếu tố ngoại lai gây bệnh như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… Trước nguy cơ dịch bệnh lây lan nhanh, các chuyên gia khuyến cáo bên cạnh thực hiện giải pháp phòng dịch từ cơ quan y tế, mỗi người cần chủ động nâng cao đề kháng.
Cách ngăn ngừa lão hóa da, duy trì tuổi xuân cho phái đẹp
Cách khắc phục nám da hiệu quả, bạn đã thử chưa?
Mẹo trị đau lưng sau khi mổ hiệu quả
Chia sẻ của đại diện nhóm đạt giải nhất cuộc thi Doppelherz Marketing Star lần 2.
Cùng Doppelherz nhìn lại chuỗi hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Phụ nữ là để yêu thương”
Điểm danh các loại thực phẩm lợi sữa cho phụ nữ sau sinh
Cách chăm sóc mắt sau mổ cận giúp mắt nhanh hồi phục
Những thực phẩm giàu vitamin A tốt cho mắt