Làm thế nào để giúp trẻ biếng ăn phát triển khỏe mạnh và toàn diện là vấn đề được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Lý do là bởi chứng biếng ăn của bé không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn,… mà còn làm giảm miễn dịch, khiến con yêu mau ốm hơn.
1. Cách nhận biết trẻ biếng ăn
Biếng ăn là hội chứng rối loạn dinh dưỡng rất hay gặp ở trẻ nhỏ. Khi gặp phải tình trạng này, bé thường có những biểu hiện như ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, ăn ít hơn so với bình thường, không chịu ăn một số loại thức ăn như cá, thịt, sữa, trứng. Hoặc từ chối ăn thức ăn, nhìn thấy đồ ăn là có phản ứng buồn nôn, chạy trốn khi đến bữa ăn,…
Ngoài ra, trẻ cũng được coi là biếng ăn khi từ chối một số loại thức ăn nào đó di kết cấu của thức ăn hoặc ăn không đủ lượng thức ăn theo nhu cầu. Do đó, bố mẹ cần phải quan sát và có thể dựa vào chất lượng bữa ăn, thời gian và trạng thái tinh thần của con để đánh giá xem bé có dấu hiệu biếng ăn hay không.
2. Chứng biếng ăn ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển của trẻ?
Nếu tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của con như:
2.1. Trẻ em biếng ăn có nguy cơ bị suy dinh dưỡng
Hệ quả dễ nhận thấy nhất khi trẻ biếng ăn dài ngày là vấn đề suy dinh dưỡng. Lúc này, con sẽ không đáp ứng được với những chỉ số tăng trưởng và thể trạng thấp bé, còi cọc, xanh xao, gầy gò so với các bạn đồng trang lứa.
2.2. Thiếu hụt vi chất khiến bé bị rối loạn tăng trưởng
Trong quá trình phát triển, nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày của trẻ rất lớn. Nếu con không chịu ăn, nguồn dưỡng chất nạp vào cơ thể sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của bé. Trong đó, phải kể tới những vi chất dinh dưỡng mà cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng nếu thiếu hụt sẽ để lại hệ lụy vô cùng nghiêm trọng. Chẳng hạn như thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù, thiếu vitamin A khiến khô mắt và khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa, thiếu canxi, vitamin D gây bệnh còi xương,…
2.3. Trí não của trẻ có nguy cơ chậm phát triển
Dinh dưỡng là một trong ba yếu tố chính quyết định đến sự phát triển của trẻ nhỏ. Thông thường, những bé biếng ăn thường gặp phải nguy cơ bị thiếu một hoặc nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, ảnh hưởng tới hoạt động hiệu quả của não bộ như omega 3, protein, DHA, omega 6, taurine, sắt, chất béo,… Đây là những vi chất dinh dưỡng tác động trực tiếp đến sự hoạt động hiệu quả của trí não.
2.4. Trẻ biếng ăn có nguy cơ bị suy giảm miễn dịch
Khi khẩu phần ăn không đủ, cơ thể bé sẽ không được cung cấp đủ những chất dinh dưỡng cần thiết và làm giảm sức đề kháng chống lại tác nhân gây bệnh từ bên ngoài. Do đó, con dễ mắc phải những căn bệnh về đường hô hấp, tiêu hóa như viêm phổi, viêm đường hô hấp, viêm họng,…
2.5. Chỉ số cảm xúc của trẻ bị ảnh hưởng
Chỉ số cảm xúc còn được gọi là EQ. Nếu chỉ số này càng cao thì khả năng diễn đạt, giao tiếp, hòa động và thích ứng với sự thay đổi môi trường sống của trẻ sẽ càng tốt. Có thể thấy rằng, đây chính là nền tảng giúp con hoàn thiện kỹ năng và nhân cách để thành công trong tương lai.
Tuy nhiên, những trẻ biếng ăn thường có chỉ số cảm xúc thấp và dễ cáu gắt, thụ động, khó hòa nhập,… Nếu tình trạng này kéo dài, bé sẽ có nguy cơ học hành kém, tự kỷ, khó thành đạt và mất tập trung.
3. Những mẹo hay giúp trẻ biếng ăn phát triển khỏe mạnh
Chứng biếng ăn ở các bé do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Vì vậy, để cải thiện tình trạng này, bố mẹ cần phải tìm hiểu rõ cách chăm sóc để giúp trẻ biếng ăn mau lớn và phát triển toàn diện. Cụ thể như sau:
3.1. Với những bé sinh thiếu tháng và thiếu cân
Với những bé sinh thiếu tháng và thiếu cân, bố mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng dành riêng cho con. Tốt nhất với trường hợp này, các bạn nên tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để trẻ phát triển tốt nhất. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần phải phòng ngừa bệnh còi xương và thiếu máu do thiếu sắt gây ra liên tục, tối thiểu đến khi bé đủ 5 tuổi.
3.2. Trong thời gian trẻ điều trị bệnh nhiễm khuẩn
Trong thời gian điều trị bệnh nhiễm khuẩn, bố mẹ cần phải bổ sung đầy đủ những loại vitamin và khoáng chất thiết yếu của trẻ như vitamin A, B, C, kẽm, Magie,… Đặc biệt là không nên lạm dụng cho bé sử dụng quá nhiều thuốc kháng sinh.
3.3. Trong giai đoạn trẻ mọc răng hoặc bị viêm loét vùng miệng
Thông thường, nhiều ông bố, bà mẹ rất ít khi quan tâm đến vấn đề trẻ bị đau lúc mọc răng mà cho đây là điều bình thường. Tuy nhiên, khi mọc răng, bé sẽ cảm thấy rất đau, khó chịu, thậm chí là phát sốt, không dám ăn. Do đó, trong trường hợp này, các bạn nên quan tâm trẻ nhiều hơn và cho con ăn những loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, dạng lỏng như cháo, súp,…
3.4. Cho con ăn đa dạng thức ăn và luôn thay đổi cách chế biến
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, để con ăn ngon miệng và phát triển khỏe mạnh, bố mẹ nên tập cho bé ăn đa dạng nhiều loại thức ăn, cũng như thường xuyên thay đổi cách chế biến. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm.
Thời điểm tốt nhất để cho con bắt đầu ăn dặm là khi đủ 6 tháng tuổi. Tuyệt đối không được vì mong bé tăng cân nhanh mà thúc ép ăn quá nhiều.
3.5. Giúp trẻ biếng ăn hình thành thói quen tốt khi ăn uống
Để con ăn ngon miệng hơn, bố mẹ nên cho trẻ ăn đúng giờ và ngồi ăn cùng với cả gia đình. Bởi vì việc mọi người quây quần bên mâm cơm và vừa ăn vừa trò chuyện vui vẻ sẽ khiến bé cảm thấy hứng thú hơn với việc ăn uống. Ngoài ra, các bạn cũng không được cho con chơi đồ chơi, dùng điện thoại, đọc truyện tranh, đọc sách, xem TV hoặc sử dụng những thiết bị công nghệ khác khi ăn.
3.6. Nên chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành những bữa nhỏ
Cách tốt nhất để giúp trẻ không cảm thấy áp lực khi ăn uống là bố mẹ nên chia nhỏ khẩu phần ăn của bé thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Theo đó, các bạn có thể cho con ăn thêm những bữa phụ như trái cây, sữa chua, bánh ít ngọt,… Tuy nhiên, không được cho trẻ ăn bữa phụ gần với các bữa chính.
3.7. Không nên cho bé uống nhiều nước trước và trong khi ăn
Bố mẹ không nên cho con uống quá nhiều nước trước và trong bữa ăn chính, kể cả những loại thức uống như nước ép trái cây, sữa,… Bởi vì việc làm này sẽ khiến bé có cảm giác no và không còn hứng thú để ăn nữa. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên hạn chế cho trẻ uống sữa vào giữa đêm vì sẽ làm ảnh hưởng đến bữa sáng ngày hôm sau.
3.8. Đưa trẻ đi khám nếu con biếng ăn bệnh lý
Đối với những bé mắc chứng biếng ăn bệnh lý, bố mẹ cần phải đưa con đến cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với từng trẻ. Điều quan trọng nhất là trong bữa ăn phải tạo ra bầu không khí vui vẻ và thoải mái để giúp bé cảm thấy ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên “đè” con ra bắt ăn, không nên dọa dẫm và mắng mỏ mà phải tìm hiểu rõ nguyên nhân để giúp trẻ biếng ăn khắc phục một cách hiệu quả nhất.
3.9. Cho trẻ ăn đủ chất và kiên nhẫn khi cho bé thử món mới
Nếu bé thích ăn một số món cố định, bố mẹ cứ nấu cho con ăn. Chẳng hạn như trẻ thích thịt gà, các bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau và kết hợp đa dạng với những loại thực phẩm phụ, cũng như rau củ,… Theo đó, bữa ăn của bé chỉ cần đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng là được. Dần dần mới bổ sung thêm những món ăn mới vào bữa chính để con tập làm quen và dễ chấp nhận hơn.
4. Kinder Optima – Giúp trẻ biếng ăn phát triển khỏe mạnh
Cách để giúp trẻ biếng ăn phát triển khỏe mạnh và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn là bổ sung các loại vi chất dinh dưỡng bị thiếu hụt một cách thích hợp. Những vi chất dinh dưỡng như lysine, vitamin nhóm B, kẽm,… có khả năng kích thích sự thèm ăn và giúp con ăn ngon miệng hơn.
Do đó, bố mẹ nên cho trẻ sử dụng những loại thực phẩm bổ sung có công thức dinh dưỡng tối ưu dành cho trẻ biếng ăn, được nhà sản xuất nghiên cứu kỹ lưỡng, chẳng hạn như siro ăn ngon Kinder Optima. Đây là sản phẩm cung cấp cho trẻ đầy đủ L-Lysine và 17 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu, giúp cải thiện chứng biếng ăn, đồng thời hỗ trợ phát triển chiều cao, cân nặng tốt hơn.
Trên đây là những cách giúp trẻ biếng ăn phát triển khỏe mạnh mà Doppelherz muốn chia sẻ với bố mẹ. Bên cạnh việc cung cấp đủ chất dinh dưỡng qua khẩu phần ăn hàng ngày, bố mẹ cũng nên cho con sử dụng thêm siro ăn ngon Kinder Optima. Nếu muốn được tư vấn kỹ hơn về sản phẩm này, các bạn hãy liên hệ ngay với chuyên gia của Doppelherz theo số hotline: 18001770.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ