Tăng sức đề kháng của bản thân chính là phương pháp giúp bảo vệ sức khỏe hiệu quả, nhất là trong mùa dịch. Phòng dịch cho bản thân chính là phòng dịch cho cả cộng đồng. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ cung cấp cho các bạn cách tăng sức đề kháng cho bản thân thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý.
1. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm sức đề kháng là gì?
Hiểu một cách đơn giản, sức đề kháng là khả năng tự phòng vệ của cơ thể chống lại sự xâm nhập gây hại của những yếu tố bên ngoài như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng. Sức đề kháng của cơ thể được tạo ra từ hệ miễn dịch với những tế bào miễn dịch đặc hiệu có nhiệm vụ nhận biết và tiêu diệt các tác nhân lạ.
Hệ miễn dịch của cơ thể con người bao gồm 3 loại là miễn dịch tự nhiên, miễn dịch thụ động và miễn dịch thu được. Loại miễn dịch nào cũng đều quan trọng với cơ thể con người bởi vì đều có khả năng bảo vệ cơ thể trước sự xâm nhập gây hại của những tác nhân gây bệnh đặc trưng.
khi hệ thống miễn dịch bị suy yếu và sức đề kháng giảm, cơ thể con người dễ bị tấn công bởi những tác nhân gây bệnh từ môi trường hơn, biến chứng bệnh lý của bệnh lý cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Đặc biệt với dịch Covid-19, những có hệ miễn dịch yếu có tỷ lệ biến chứng nặng và tử vong cao hơn so với những đối tượng còn lại. Nguyên nhân gây suy giảm sức đề kháng có thể là:
1.1. Do hệ miễn dịch bị suy giảm
Như đã nói ở trên, sức đề kháng của con người có liên hệ trực tiếp với hệ thống miễn dịch. Suy giảm miễn dịch chính là nguyên nhân khiến cơ thể dễ mắc bệnh nghiêm trọng hơn. Những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch bao gồm:
– Suy giảm miễn dịch tiên phát do rối loạn tế bào mầm và khiếm khuyết về mặt di truyền,…
– Suy giảm miễn dịch thứ phát do can thiệp phẫu thuật, điều trị kìm tế bào, chấn thương, tia bức xạ X,…
1.2. Do uống ít nước
Nước không chỉ đóng vai trò trong việc làm mát mà còn giúp thận lọc bỏ những độc tố ra ngoài cơ thể. Những người uống ít nước thường gặp phải tình trạng sức khỏe yếu và dễ mắc bệnh.
1.3. Do thức quá khuya
Thời gian ngủ mỗi đêm là rất quan trọng để cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất và giúp thải bỏ độc tố, cũng như những chất gây hại ra ngoài. Việc thường xuyên thức quá khuya sẽ khiến cơ thể hạn chế sản xuất Melatonin, khiến hệ miễn dịch không tạo được nhiều tế bào vi khuẩn nên khả năng chống lại những tác nhân gây bệnh cũng yếu đi.
1.4. Do tình trạng căng thẳng và stress kéo dài
Stress kéo dài và căng thẳng thường xuyên sẽ gây ra tình trạng rối loạn nội tiết tố, đặc biệt là những hormone Estrogen hoặc Testosterone. Điều này gây ra tình trạng mất thăng bằng và làm suy giảm miễn dịch cho cơ thể.
1.5. Do ô nhiễm không khí
Việc thường xuyên hít thở trong môi trường nhiều hóa chất và khói bụi sẽ khiến phổi bị nhiễm bẩn. Từ đó ngăn chặn sẽ tăng sinh của tế bào lympho B và lympho T. Hai tế bào này đều đóng vai trò quan trọng với hệ thống miễn dịch và sự thiếu hụt của chúng có thể làm suy giảm sức đề kháng.
1.6. Do lạm dụng thuốc kháng sinh
Thuốc kháng sinh có công dụng điều trị bệnh do nhiễm khuẩn nhưng cũng khiến cơ thể yếu hơn và làm rối loạn miễn dịch, suy giảm sức đề kháng. Vì vậy, việc lạm dụng thuốc kháng là điều không nên vì dễ khiến cơ thể bị yếu hơn và khả năng chống chịu với các loại vi khuẩn gây bệnh cũng bị ảnh hưởng.
2. Bật mí cách tăng sức đề kháng cho cơ thể hiệu quả
Để cải thiện tình trạng suy giảm sức đề kháng, mọi người cần phải áp dụng hiệu quả những biện pháp như sau:
2.1. Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng
Theo khuyến cáo của các chuyên gia Dinh dưỡng, để tăng sức đề kháng, mọi người nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như rau củ quả, tinh bột, sữa và các sản phẩm từ sữa, chất đạm, chất béo. Cụ thể như sau:
– Ăn đầy đủ những chất sinh năng lượng như chất đạm, chất béo và chất bột đường nhằm bảo đảm cho cơ thể đủ sức khỏe cho hoạt động, cũng như chống bệnh.
– Khi cơ thể có đầy đủ dưỡng chất đồng nghĩa với việc chúng ta có hệ miễn dịch khỏe mạnh và tăng sức đề kháng.
2.2. Bổ sung đầy đủ vi chất là cách tăng sức đề kháng hiệu quả
Mọi người cần phải bổ sung đầy đủ các vi chất dinh dưỡng bao gồm vitamin và khoáng chất thiết yếu để tăng cường miễn dịch. Cụ thể như sau:
– Vitamin C giúp hỗ trợ sản xuất Interferon, một protein quan trọng của hệ miễn dịch, có tác dụng ức chế sự tổng hợp của virus mới và chống lại virus xâm nhập. Nguồn thực phẩm giàu vitamin C mà các bạn cần bổ sung mỗi ngày là cam, ổi, quýt, nho, bưởi, cà chua, củ cải, súp lơ, ớt chuông…
– Vitamin A có trong gan động vật và lòng đỏ trứng. Beta-carotene là tiền chất của Vitamin A có trong những loại rau và trái cây có màu vàng, đỏ, cam như: khoai lang, cà rốt, đu đủ, bí ngô,…
– Vitamin E giúp làm tăng khả năng miễn dịch và tham gia vào quá trình chuyển hóa của các tế bào, giúp bảo vệ màng tế bào khỏi bị oxy hóa. Do đó, các bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E vào chế độ dinh dưỡng của mình như dầu hướng dương, dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại hạt, các loại rau có lá màu xanh đậm.
– Vitamin D sở hữu nhiều vai trò khác nhau trong hệ miễn dịch, tuần hoàn, tiêu hóa và thần kinh. Nguồn tổng hợp vitamin D ở da dưới ảnh hưởng của bức xạ tia cực tím mặt trời B chiếm khoảng 80 – 90% và khoảng 10 – 20% do chế độ ăn uống. Do đó, mỗi ngày, các bạn cần tắm nắng từ 15 – 30 phút và tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu vitamin D như lòng đỏ trứng, gan cá, cá, hải sản hoặc hỏi ý kiến của bác sĩ nếu cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng chứa vitamin D.
– Các khoáng chất khác như sắt, selen, kẽm cũng rất quan trọng. Selen là chất chống oxy hóa mạnh và có nhiều trong lúa mạch, gạo nâu, cá, rong biển, tôm,… Kẽm có nhiều trong những loại động vật có vỏ và hải sản như cua, hàu,… Sắt có nhiều trong gan động vật, thịt đỏ, bông cải xanh, cải bó xôi, các loại hạt,…
– Nếu ăn uống không đầy đủ theo khuyến cáo, các bạn có thể bổ sung thêm A-Z Fizz theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
2.3. Uống đủ nước là cách tăng sức đề kháng hiệu quả
Các bạn nên uống đủ nước tùy theo nhu cầu hoạt động của mình. Bên cạnh nước lọc đun sôi để nguội, mọi người cũng nên uống nước trái cây, sữa, súp, canh,…
Không nên chỉ chờ tới lúc khát mới uống nước vì điều này không hề tốt cho cơ thể. Tốt nhất, các bạn nên chia các lần uống nước rải đều ra cho cả ngày và mỗi lần chỉ uống lượng nước vừa phải, chứ không uống quá nhiều một lúc.
2.4. Chế độ sinh hoạt hợp lý giúp tăng sức đề kháng hiệu quả
– Tập thể dục đều đặn sẽ giúp tăng cường sức sức khỏe và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo đó, các bạn có thể tập những bài tập tại chỗ như chạy tại chỗ, nhảy dây, tập aerobic tại nhà,…
– Mọi người cần duy trì thói quen ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, cũng như phục hồi sức khỏe.
Trên đây là những cách tăng sức đề kháng mà Doppelherz muốn chia sẻ với mọi người. Hãy thực hiện mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Nếu cần tư vấn thêm về sản phẩm A-Z Fizz để bổ sung 21 loại vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, các bạn hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline: 18001770 để được hỗ trợ.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN