Hàm lượng acid folic cho bà bầu mỗi ngày là bao nhiêu?

Hàm lượng acid folic cho bà bầu mỗi ngày là bao nhiêu?

Việc thiếu hụt acid folic là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới dị tật bẩm sinh ở thai nhi. Vì vậy, trong thời gian mang bầu, việc bổ sung acid folic là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, hàm lượng acid folic cho bà bầu bao nhiêu là tốt nhất? Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp thắc mắc này.

1. Tại sao cần phải bổ sung acid folic cho mẹ bầu?

Acid folic là một vi chất vô cùng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nó giúp các tế bào phát triển và tăng trưởng. Hơn hết, vi chất dinh dưỡng này cũng vô cùng quan trọng với người phụ nữ trước và sau thai kỳ.

Bởi vì acid folic có công dụng hỗ trợ và bảo đảm tủy sống, não bộ của trẻ phát triển khỏe mạnh. Việc bổ sung acid folic cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu sẽ giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh và bình thường.

Bên cạnh đó, acid folic có thể giúp mẹ bầu và trẻ hạn chế được những nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe. Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung acid folic cho mẹ bầu vào đúng thời điểm và đủ liều sẽ giúp làm giảm 72% nguy cơ gặp phải những biến chứng khi mang thai.

Acid folic là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng với các mẹ bầu
Acid folic là vi chất dinh dưỡng rất quan trọng với các mẹ bầu

2. Lợi ích của acid folic với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Một số lợi ích tuyệt vời của acid folic với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi là:

2.1. Giúp phòng ngừa khuyết tật bẩm sinh ở trẻ

Bổ sung acid folic cho mẹ bầu giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc phải những khuyết tật bẩm sinh nghiêm trọng, ảnh hưởng tới tủy sống và não bộ của thai nhi. Những dị tật này có thể bao gồm các khiếm khuyết ở ống thần kinh, chẳng hạn như sinh ra thiếu một phần não bộ hoặc nứt đốt sống.

2.2. Bổ sung acid folic cho mẹ bầu giúp phòng ngừa bệnh thiếu máu

Acid folic đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc cung cấp những tế bào máu cho cơ thể. Nó giúp tạo ra những tế bào mới, trong đó có hồng cầu. Mẹ bầu nếu thiếu hụt hàm lượng lớn acid folic sẽ có nguy cơ cao sảy thai, sinh non, suy dinh dưỡng bào thai và dễ mắc chứng rối loạn tâm thần sau sinh.

Khi sinh ra, bé cũng dễ mắc bệnh hở hàm ếch, tim mạch nếu mẹ thiếu hụt acid folic nghiêm trọng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ hàm lượng acid folic cho bà bầu sẽ giúp phòng ngừa tình trạng thiếu máu, dẫn tới những căn bệnh trên.

2.3. Bổ sung acid folic giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Một số người cho rằng, acid folic có thể làm giảm một tỷ lệ nhỏ nguy cơ mắc những căn bệnh liên quan tới ung thư, chẳng hạn như bệnh ung thư vú. Bên cạnh đó, một số người dùng acid folic để phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung hoặc ung thư ruột kết,…

Bên cạnh đó, acid folic còn được sử dụng để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, tim mạch và làm giảm mức độ hóa chất trong máu. Tuy nhiên, các giả thuyết này đang gặp phải nhiều tranh luận và chưa thể đưa ra kết luận chính xác.

2.4. Bổ sung acid folic giúp ngăn chặn một số căn bệnh khác

Acid folic còn được sử dụng để phòng ngừa chứng mất trí nhớ, nghe kém do tuổi tác, xương yếu (loãng xương). Đồng thời giúp làm giảm dấu hiệu lão hóa, khó ngủ, chân bồn chồn, đau cơ bắp, đau thần kinh, bệnh bạch biến ở trẻ em, hội chứng Fragile-X.

Acid folic mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi
Acid folic mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho mẹ bầu và thai nhi

3. Hàm lượng acid folic cho bà bầu theo từng giai đoạn

Bổ sung acid folic không chỉ được khuyến cáo trong thời gian mang thai mà còn cả trước khi mang thai. Dưới đây là hàm lượng acid folic mà phụ nữ mang thai nên sử dụng từ trước khi mang thai đến sau khi sinh:

– Bổ sung 400mcg acid folic/ ngày trước khi mang thai.

– Bổ sung 400mcg acid folic/ ngày cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu.

– Bổ sung 600mcg acid folic/ ngày cho mẹ bầu từ tháng thứ 4 – 9.

– Bổ sung 500mcg acid folic/ngày với phụ nữ đang cho con bú.

Nên bổ sung hàm lượng acid folic cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa
Nên bổ sung hàm lượng acid folic cho bà bầu theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa

Để nhận được lượng acid folic cần thiết cho bà bầu, các bạn hãy bổ sung thêm những loại thực phẩm giàu acid folic vào chế độ ăn uống hàng ngày như các loại rau xanh: bông cải, rau chân vịt, đậu bắp, rau diếp cá, măng tây. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên ăn những loại hạt như đậu Hà Lan, đậu khô, nấm cùng một số loại trái cây như dưa gang, chuối, nước ép cam, chanh.

Ngoài ra, vì acid folic trong các loại thực phẩm rất dễ bị mất đi trong quá trình chế biến nên mẹ bầu có thể hỏi thêm ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng những viên uống bổ sung acid folic cho bà bầu phù hợp để bảo đảm liều lượng trên.

Trong số những loại thực phẩm bổ sung acid folic tốt nhất trên thị trường hiện nay, Vital Pregna được các bác sĩ làm việc ở bệnh viện lớn đánh giá cao về chất lượng và khuyên dùng. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.

Trong những trường hợp thai nhi có nguy cơ cao bị khuyết tật ống thần kinh, bác sĩ có thể sẽ khuyên mẹ bầu sử dụng liều lượng acid folic cho bà bầu cao hơn cho đến khi em bé trong bụng được 12 tuần tuổi. Đó là một số trường hợp cụ thể như sau:

– Mẹ bầu hoặc chồng bị dị tật ống thần kinh.

– Người phụ nữ từng mang thai và thai nhi đó mắc khuyết tật ống thần kinh.

– Trong gia đình có người bị khuyết tật ống thần kinh.

– Mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường.

Bên cạnh đó, những người phụ nữ đang sử dụng thuốc chống động kinh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì họ có thể cần phải sử dụng liều acid folic cho bà bầu cao hơn.

Nếu rơi vào những trường hợp như trên, các bạn hãy thông báo với các bác sĩ để được kê toa có lượng acid folic cần cho bà bầu phù hợp. Bên cạnh đó, bác sĩ chuyên khoa cũng có thể đề nghị mẹ bầu làm xét nghiệm sàng lọc bổ sung trong thời gian mang thai.

4. Tác hại của việc thừa hàm lượng acid folic với bà bầu

Nếu không biết mẹ bầu cần bổ sung hàm lượng acid folic bao nhiêu mà cung cấp dư thừa sẽ gây ra những tác hại khôn lường. Theo các chuyên gia, thừa acid folic có thể gây ra những tác hại lớn như sau:

4.1. Không nhận ra được sự thiếu hụt của vitamin B12 trong cơ thể

Nếu hàm lượng acid folic cao, mẹ bầu sẽ khó nhận ra được sự thiếu hụt của vitamin B12. Điều này có thể dẫn tới sự tổn thương của thần kinh và não bộ do không bổ sung đủ vitamin B12. Do đó, nếu gặp những triệu chứng như khó tập trung, mệt mỏi, khó thở, phụ nữ mang thai nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa.

4.2. Có nguy cơ bị suy giảm trí nhớ

Khi hàm lượng acid folic bị dư thừa, mẹ bầu có nguy cơ cao bị suy giảm trí nhớ. Theo một số nghiên cứu ở những người trên 60 tuổi có hàm lượng acid folic cao và B12 thấp cho thấy kết quả sa sút trí nhớ cao hơn so với những người bình thường. Bên cạnh đó, những người này cũng dễ gặp phải tình trạng mất chức năng não cao gấp 3,5 lần so với những người bình thường.

4.3. Gây ra hiện tượng chậm phát triển não bộ ở trẻ em

Bổ sung quá nhiều acid folic sẽ dẫn tới khả năng tăng đề kháng Insulin và gây ra tình trạng chậm phát triển não bộ ở trẻ em. Theo kết quả nghiên cứu liên quan tới nồng độ acid folic trong máu cao, nếu bổ sung quá nhiều vi chất này trong thời gian mang thai sẽ dẫn tới nguy cơ kháng Insulin cao hơn ở trẻ trong độ tuổi từ 9 – 13 tuổi.

4.4. Làm tăng nguy cơ tái phát các bệnh ung thư

Hàm lượng acid folic vừa đủ sẽ giúp những tế bào khỏe mạnh và phòng ngừa, cũng như bảo vệ chúng khỏi nguy cơ mắc bệnh ung thư. Trái lại, nếu các tế bào này nhận được nhiều acid folic sẽ gây ra tác dụng ngược, giúp chúng phát triển hay lan rộng.

Một số nghiên cứu cho rằng, những người được chẩn đoán mắc ung thư tuyến tiền liệt nếu bổ sung hơn 1000mcg acid folic/ ngày sẽ có nguy cơ bị tái phát bệnh cao hơn khoảng 1,7 – 6,4%.

Trong suốt thời gian mang thai, các bác sĩ khuyên nên bổ sung đủ hàm lượng acid folic cho bà bầu để thai nhi được cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Đồng thời bảo đảm sự phát triển toàn diện của trẻ em. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hoặc muốn tham khảo thêm về sản phẩm Vital Pregna, phụ nữ mang thai hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo