Vận động quá sức là tình trạng khi cơ thể bạn phải vận động quá mức so với khả năng của bản thân. Điều này có thể khiến cơ thể mệt mỏi, kiệt sức và để lại nhiều hệ lụy sau này. Vậy những hệ lụy đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây bạn nhé!
Vận động quá sức là gì?
Mỗi người sẽ có một định mức khác nhau về khả năng vận động và luyện tập thể thao tùy thuộc với giới tính, thể trạng, độ tuổi của mỗi người. Bởi vậy, định nghĩa về vận động quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định. Tuy nhiên, Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) đã đưa ra mức khuyến cáo vận động như sau:
- Từ 5 đến 17 tuổi: Nên tích lũy 60 phút vận động thể lực cường độ từ trung bình trở lên trong ngày (mỗi lần ít nhất 10 phút).
- Từ 18 đến 64 tuổi: Vận động ít nhất 150 phút mỗi tuần với các hoạt động thể lực từ cường độ trung bình trở lên.
Khi gặp phải tình trạng vận động quá sức, cơ thể bạn sẽ gặp phải một số dấu hiệu như sau:
- Ngủ không ngon giấc.
- Mệt mỏi khi tập luyện và sinh hoạt.
- Chán nản, buồn bã khi tập luyện.
- Dễ bị ốm vặt.
- Tâm trạng thất thường, dễ cáu gắt.
- Giảm ham muốn tình dục.
Hệ lụy của việc vận động quá mà bạn nên biết?
Việc vận động quá sức sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của bạn. Một số hệ lụy về sức khỏe có thể xảy ra bao gồm:
Nhịp tim rối loạn, bất thường
Nhiều chuyên gia cho rằng, việc tập luyện thể thao thường xuyên cường độ cao với các bộ môn yêu cầu sức bền sẽ dễ khiến trái tim bị “ngộ độc”. Từ đó, dẫn đến sự thay đổi trong cấu trúc cơ tim “vĩnh viễn”.
Sự thay đổi bất ngờ này là nguyên nhân chính dẫn đến những biến chứng về tim mạch như rối loạn nhịp tim. Đồng thời cũng làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim như đột quỵ, suy tim,…Vì vậy, bạn cần cân nhắc kỹ về khả năng của cơ thể để tránh xảy ra những biến chứng nguy hiểm này.
Cơ thể bị thiếu nước trầm trọng
Việc vận động quá sức dễ khiến cơ thể bị mất nước. Nếu tình trạng này liên tục xảy ra và bệnh nhân không được bổ sung nước kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng mất nước mãn tính, sa sút trí tuệ và một số vấn đề sức khỏe khác.
Vận động quá sức làm giảm sức đề kháng
Khi cơ thể vận động quá sức, tuyến thượng thận sẽ tự động tiết ra hormone Cortisol. Nếu hàm lượng hormone này vượt qua mức cho phép thì sẽ gây ra một sức bất lợi với sức khỏe. Dễ thấy nhất là gây suy giảm miễn dịch.
Vận động quá sức khiến xương khớp yếu đi
Vì cortisol có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe xương khớp. Vậy nên những người tập thể dục quá sức có nguy cơ mắc bệnh về xương khớp cao hơn. Thậm chí nguy cơ phải nằm liệt giường cũng cao hơn hẳn người bình thường. Khi hormone cortisol xuất hiện trong máu, nó sẽ khiến mô xương được tạo ra ít hơn là mô xương bị phân hủy. Điều này làm tăng khả năng rạn nứt xương hơn.
Mật độ xương giảm dần chắc chắn dẫn đến các bệnh về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp và loãng xương. Quả thực, điều này sẽ trở thành nỗi ám ảnh khủng khiếp đối với những người tập thể dục quá sức khi về già.
Vận động quá sức khiến bạn dễ gặp phải chấn thương
Việc thường xuyên luyện tập chỉ tập chung vào một nhóm cơ hoặc một bộ phận sẽ dễ khiến bạn gặp các chấn thương về thể chất hơn. Một số chấn thương thường gặp có thể kể đến như căng cơ, viêm gân, bong gân, viêm gân hay thậm chí là gãy xương,…
Các ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh
Một trong những hệ lụy khác mà vận động quá sức mang lại chính là các vấn đề về hệ thần kinh. Khi vận động, cơ thể sẽ sản sinh ra nhiều gốc tự do – các phân tử không ổn định có thể gây tổn thương tế bào. Bên cạnh đó, nếu cơ thể không sản xuất đủ chất chống oxy hóa để trung hòa các gốc tự do này, tình trạng stress oxy hóa sẽ xảy ra. Stress oxy hóa có thể dẫn đến tổn thương các tế bào thần kinh, làm suy giảm chức năng nhận thức, tăng nguy cơ mắc các bệnh về thần kinh như Alzheimer hay Parkinson.
Những lưu ý khi gặp tình trạng vận động quá sức?
Các hệ lụy của việc vận động quá sức có khả năng sẽ trở nên nghiêm trọng nếu không được can thiệp kịp thời. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này, bạn có thể:
- Cân đối thời gian luyện tập và nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục
- Bổ sung đầy đủ nước và điện giải trong lúc tập luyện.
- Giãn cơ và làm nóng cơ thể trước khi luyện tập để hạn chế chấn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh để cung cấp đủ dinh dưỡng và năng lượng cho cơ thế.
- Hạn chế tập luyện các bài thể thao quá nặng hay chỉ tập trung vào một nhóm các cơ bắp cụ thể.
- Đảm bảo chất lượng giấc ngủ, ngủ đủ giấc.
Một số lưu ý về cách ăn sau tập luyện
Sau khi tập luyện, bạn có thể chuẩn bị các bữa ăn nhẹ để bổ sung lại năng lượng và hạn chế tình trạng mất sức. Một số điều mà bạn cần lưu ý như sau:
- Bổ sung thức ăn nhẹ trong vòng 30 phút sau khi tập luyện để ổn định lượng đường trong máu và hạn chế tình trạng mệt mỏi, kiệt sức.
- Hạn chế bổ sung quá nhiều protein và tinh bột sau khi tập để tránh tình trạng tăng cân.
- Một số thực phẩm nên ưu tiên bổ sung sau khi tập thể dục: trứng gà, hoa quả, bánh mì, nước ép,…
- Uống đủ nước để bù lại lượng nước đã mất trong quá trình tập luyện. Bạn có thể tham khảo thực phẩm bảo vệ sức khỏe A-Z Fizz đến từ thương hiệu Doppelherz. Sản phẩm hỗ trợ bổ sung 21 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, đồng thời có hương cam chanh leo tự nhiên dễ uống.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả
Trẻ hay ho nguyên nhân từ đâu và cha mẹ cần làm gì?
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Chăm sóc hệ miễn dịch non nớt: Chìa khóa bảo vệ con vững vàng