Nám da, tàn nhang là bệnh lý về da do sự rối loạn về sắc tố melanin khiến da không đều màu, xuất hiện những đốm nâu trên bề mặt da. Theo thống kê, có khoảng 40% phụ nữ ngoài 30 có làn da bị nám sạm nhưng không biết điều trị đúng cách khiến cho vấn đề trên da trở nên trầm trọng hơn. Vậy nám da là gì? Các loại nám da thường gặp bao gồm những loại nào? Cùng theo dõi bài viết sau của Doppelherz để có câu trả lời nhé!
1. Nám da là gì?
Nám da chắc hẳn không còn là vấn đề xa lạ với chị em phụ nữ, xảy ra khi hắc sắc tố melanin tăng sinh quá nhanh, hình thành nên những mảng nám, đốm nám có màu nâu, xám nâu trên da. Nám da thường xuất hiện ở mặt, tập trung ở những vị trí như: trán, sống mũi, má, môi trên,…. Một số trường hợp, nám da cũng có thể xảy ra ở một số vùng da khác trên cơ thể, đặc biệt là vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như: cổ, cánh tay, mu bàn tay,…
Theo một số thống kê cho thấy, nám da thường gặp ở phụ nữ từ 25-50 tuổi, trong đó, thời điểm phụ nữ mang thai, sau khi sinh con, phụ nữ tiền mãn kinh thường bị nám bùng phát mạnh hơn. Bên cạnh đó, nam giới cũng có thể bị nám trên mặt nhưng tỉ lệ ít hơn so với phụ nữ. Nám da tuy không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó gây mất thẩm mỹ cho da, khiến chị em phụ nữ cảm thấy tự ti, ngại giao tiếp với mọi người xung quanh, thiếu tự tin trong cuộc sống.
2. Các loại nám da thường gặp
Nám da được phân loại dựa theo diện tích trên bề mặt, độ nông hay sâu của chân nám trong lớp biểu bì của da. Các loại nám da thường gặp bao gồm: Nám mảng, nám chân sâu, nám hỗn hợp.
2.1. Nám mảng
Nám mảng là một trong các loại nám da mặt thường gặp, nám mảng hình thành ở ngay trên bề mặt lớp biểu bì của da. Chân nám mảng không ăn sâu vào bên trong da, mà chỉ nằm ở lớp thượng bì và lớp ngoài cùng của da. Nám mảng có màu sắc khá nhạt, tập trung thành từng mảng ở các khu vực như: mũi, cằm, gò má,…. Nám mảng nếu không được điều trị sớm sẽ trở nên đậm màu, khó chữa hơn.Nguyên nhân hình thành nên nám mảng có thể kể đến như:
- Da chịu tác động từ yếu tố môi trường như: ánh nắng mặt trời, khói bụi
- Sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không có nguồn gốc rõ ràng
- Nội tiết tố thay đổi trong thời kỳ mang thai, sau khi sinh con, thời kỳ tiền mãn kinh,…
- Sử dụng thuốc tránh thai trong thời gian dài
2.2. Nám chân sâu
Nám chân sâu hay còn gọi là nám đốm, đây là loại nám có chân nằm ở sâu ở lớp hạ bì của da. Nám chân sâu được đánh giá là một trong các loại nám mặt tồn tại trên da trong thời gian dài và khó điều trị dứt điểm, bởi nó được hình thành ở lớp hạ bì trên da. Nám chân sâu có hình dạng như các nốt chấm tròn, có màu sắc từ nâu nhạt đến đen thẫm. Các vết nám chân sâu thường xuất hiện ở những vị trí như: gò má, cằm, hai bên trán,… Nguyên nhân gây nám chân sâu có thể kể đến như:
- Do di truyền.
- Do sự thay đổi của nội tiết tố nữ trong thời kỳ mang thai, sinh con, phụ nữ tuổi tiền mãn kinh.
- Do môi trường ô nhiễm, nắng nóng gay gắt.
- Do làn da bị lão hóa theo tuổi tác.
2.3. Nám hỗn hợp
Nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa nám mảng và nám chân sâu, đây là loại nám được đánh giá là khó điều trị nhất. Nám hỗn hợp thường nằm rải rác trên da, chúng có màu nâu sẫm hoặc nâu đen, xuất hiện ở những vị trí như: gò má, sống mũi, quanh mắt,…
Nám hỗn hợp thường không có hình dáng nhất định, xuất hiện thành những mảng nám hoặc đốm nám, màu sắc không đồng nhất. Thông thường, các đốm nám sẽ có màu đậm hơn so với các mảng nám, khi tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, các vết nám có xu hướng đậm màu hơn. Nguyên nhân gây ra nám hỗn hợp phải kể đến như:
- Yếu tố di truyền
- Tác động của môi trường bên ngoài, đặc biệt là ánh nắng mặt trời
- Lão hóa da do tuổi tác
3. Cách phòng ngừa tình trạng nám da
Một số trường hợp nám da trong thai kỳ hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể biến mất sau một khoảng thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên, phần lớn trường hợp nám da phải điều trị trong thời gian dài và luôn phải đối mặt với tình trạng tái phát nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, ngay từ bây giờ, mọi người nên áp dụng một số biện pháp để bảo vệ làn da của mình ngay từ hôm nay, ngăn ngừa tình trạng nám da nhé!
- Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào khung giờ cao điểm nắng nóng, từ 10 giờ đến 15 giờ để tránh các tia bức xạ làm tổn thương da.
- Sử dụng kem chống nắng trước khi ra ngoài khoảng 15-30 phút, chọn loại kem chống nắng có chỉ số SPF tối thiểu là 30 để bảo vệ làn da tối ưu.
- Che chắn ra kỹ lưỡng bằng các trang phục chống nắng như: mũ rộng vành, kính dâm, áo chống nắng,… để hạn chế sự tác động của ánh nắng mặt trời lên da.
- Thực hiện chế độ sinh dưỡng hợp lý: Uống nhiều nước, ăn nhiều trái cây, rau củ để sở hữu làn da khỏe đẹp. Một chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều omega-3, vitamin A, vitamin E, vitamin C,… giúp đẩy lùi lão hóa da, giảm thiểu nguy cơ bị nám sạm tàn nhang trên da.
- Sử dụng mỹ phẩm đã được kiểm định chất lượng, không nên sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, có thể gây ảnh hưởng đến da của mọi người.
- Bổ sung thực phẩm bảo vệ sức khỏe Belle Anti-aging để bổ sung các vitamin và khoáng chất hỗ trợ nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, hỗ trợ làm chậm quá trình lão hóa, làm giảm quá trình hình thành nếp nhăn, nám sạm da hiệu quả.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ nám da là gì, các loại nám da phổ biến hiện nay, đồng thời, có cách ngăn ngừa nám sạm hiệu quả. Để được tư vấn thêm về cách chăm sóc làn da khỏe đẹp, rạng rỡ, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp mọi thắc mắc nhanh chóng nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN