Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể? - Doppelherz

Kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể?

Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng, tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme trong cơ thể. Thiếu kẽm có thể khiến cơ thể bị rụng tóc, tiêu hóa kém, dễ bị nhiệt miệng, nổi mụn,… Vậy kẽm có tác dụng gì? Vai trò của kẽm đối với cơ thể như thế nào? Mọi người hãy theo dõi bài viết sau của Doppelherz để tìm hiểu câu trả lời nhé! 

1. Kẽm có vai trò gì trong cơ thể?

Kẽm mặc dù chiếm một phần nhỏ nhưng là vi chất dinh dưỡng rất cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Cụ thể, vai trò của kẽm đối với cơ thể có thể kể đến như:

1.1. Tăng cường sức đề kháng cơ thể

Kẽm kích thích sự phát triển của các tế bào miễn dịch (các thực bào, tế bào lympho B, tế bào lympho T), từ đó, tạo thành hàng rào miễn dịch, bảo vệ cơ thể tránh khỏi các tác nhân gây hại.

Tăng cường sức đề kháng cơ thể
Tăng cường sức đề kháng cơ thể

1.2. Công dụng của kẽm giúp cân bằng nội tiết tố

Kẽm có vai trò quan trọng trong việc cân bằng nội tiết, sản sinh các hormone trong cơ thể, tham gia vào quá trình sản sinh insulin để điều hòa đường trong máu.

1.3. Kẽm có tác dụng gì? Hỗ trợ cải thiện và phát triển não bộ

Theo nghiên cứu, trong trung tâm của não bộ có chứa một lượng lớn kẽm. Vì vậy, kẽm là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của não bộ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Người trưởng thành cũng cần bổ sung kẽm hàng ngày để giúp cải thiện chức năng não bộ, hỗ trợ hồi phục sau khi bị chấn thương.

1.4. Bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt

Kẽm là nguyên tố quan trọng giúp chuyển vitamin A vào võng mạc. Nếu không nạp đủ kẽm cho cơ thể sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thu vitamin A cho cơ thể, dẫn đến suy giảm thị lực. Do đó, thiếu kẽm sẽ làm gia tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người già. Vì vậy, việc bổ sung đủ kẽm cho cơ thể có vai trò quan trọng, giúp bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt.

Bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt
Bảo vệ sức khỏe cho đôi mắt

1.5. Kẽm có tác dụng gì? Nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh

Kẽm có tác dụng làm giảm tiết dầu trên da mặt, hạn chế tình trạng viêm nhiễm, nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn. Không chỉ vậy, kẽm còn giúp tăng sản sinh collagen, giúp bạn có một làn da sáng khỏe, mịn màng hơn.

1.6. Nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe

Không chỉ giúp nuôi dưỡng làn da khỏe đẹp, kẽm còn có tác dụng trong việc hình thành và phát triển mãi tóc. Bổ sung đầy đủ kẽm cho cơ thể chính là “chìa khóa” giúp bạn sở hữu mái tóc chắc khỏe, mềm mượt, kích thích quá trình mọc tóc mới. Ngược lại, nếu không cung cấp đủ lượng kẽm cần thiết, mái tóc rất dễ bị khô xơ, chẻ ngọn và hư tổn. 

Kẽm có vai trò gì trong cơ thể?
Kẽm có vai trò gì trong cơ thể?

2. Gợi ý những thực phẩm giàu kẽm

Kẽm là dưỡng chất quan trọng, nhưng cơ thể không tự sản xuất được, do đó, mọi người cần bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm hoặc sản phẩm chức năng. Dưới đây là danh sách những thực phẩm giàu kẽm và hàm lượng kẽm trong thực phẩm, mọi người có thể căn cứ để chế độ ăn uống hàng ngày để bổ sung kẽm cho cơ thể:

2.1. Các loại thịt đỏ

Các loại thịt đỏ bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt cừu,… Trong đó, 100 gram thịt bò có chứa khoảng 4,8 mg kẽm, chiếm 44% lượng kẽm cơ thể cần mỗi ngày. Không chỉ vậy, các loại thịt đỏ cũng là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin B, sắt, magie,…

Các loại thịt đỏ
Các loại thịt đỏ

2.2. Các loại động vật có vỏ

Các loại động vật có vỏ như: cua, sò, ốc, hến, hàu… là thực phẩm có chứa nhiều kẽm và ít calo. Đặc biệt là hàu, trung bình, khoảng 100gr hàu cung cấp khoảng 32 mg kẽm cho cơ thể, đáp ứng 291% hàm lượng kẽm cần thiết trong 1 ngày. Trong 100gr cua Alaska có chứa đến 7,6 mg kẽm, chiếm 69% nhu cầu bổ sung kẽm mỗi ngày. Ngoài ra, các loài động vật có vỏ cũng cung cấp nhiều dưỡng chất quan trọng khác cho cơ thể như: magie, canxi, glucid,…

2.3. Các loại hạt

Các loại hạt như: hạt điều, hành nhân, đậu phộng,… là nguồn cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, chúng cũng có chứa các chất béo lành mạnh, chất xơ, vitamin và khoáng chất khác. Nếu bạn đang tìm kiếm một loại hạt có chứa nhiều kẽm thì hạt điều là sự lựa chọn tốt. Bởi trong 28gram hạt điều có chứa khoảng 15% hàm lượng kẽm cần thiết mỗi ngày của cơ thể. Các loại hạt cũng là món ăn nhẹ nhanh chóng, tiện lợi, tốt cho sức khỏe, mọi người nên bổ sung vào thực đơn ăn uống.

Các loại hạt
Các loại hạt

2.4. Các loại rau

Bên cạnh các loại hải sản, thịt cá thì rau củ cũng là thực phẩm chứa nhiều kẽm mà không phải ai cũng biết. Một số loại rau củ có chứa kẽm phải kể đến như: rau cải xanh, cà rốt, ngô, măng chua, bông cải xanh, rau cải xoăn,… 

2.5. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin đến từ thương hiệu Doppelherz của Đức, là sản phẩm giúp bổ sung kẽm và vitamin, khoáng chất cho cơ thể được nhiều người tin dùng. Công thức sản phẩm có sự phối hợp của Kẽm và Histidine giúp tăng sinh khả dụng, tối ưu hàm lượng kẽm hấp thu cho cơ thể. Không chỉ vậy, thành phần viên uống Zincodin có chứa vitamin C, gấp đôi tác dụng tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch toàn diện. Sản phẩm được nghiên cứu dựa trên các nghiên cứu lâm sàng đã được chứng minh an toàn, hiệu quả, giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cho cơ thể. Viên uống Zincodin thích hợp sử dụng cho những đối tượng sau:

  • Người thiếu Kẽm do chế độ ăn uống ít kẽm hoặc kém hấp thu kẽm.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Người muốn tăng cường sức khỏe.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Kẽm có tác dụng gì?”. Đồng thời, biết cách bổ sung đúng và đủ qua các loại thực phẩm khác nhau dựa theo chế độ ăn uống khoa học. Mọi người quan tâm đến sản phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng.

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo