Giải đáp thắc mắc: Kẽm có trong thực phẩm nào? - Doppelherz

Giải đáp thắc mắc: Kẽm có trong thực phẩm nào?

Kẽm là khoáng chất vi lượng mặc dù chỉ chiếm hàm lượng nhỏ nhưng có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là quá trình chuyển hóa và hấp thu của cơ thể. Đa số kẽm được nạp vào cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Cụ thể, kẽm có trong thực phẩm nào? Mọi người hãy theo dõi bài viết của Doppelherz để có câu trả lời nhé!

1. Uống kẽm có tác dụng gì?

Kẽm là khoáng chất cần thiết đối với sức khỏe con người. Mặc dù chỉ cần một lượng nhỏ từ 8 – 11 mg/ngày, nhưng kẽm cũng có vai trò quan trọng, tham gia vào hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể:

  • Hỗ trợ tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
  • Cần thiết cho hoạt động của hơn 300 loại enzyme trong cơ thể, giúp bảo vệ thị lực, chữa lành vết thương,…
  • Tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.
  • Hỗ trợ trẻ ăn ngon miệng, hỗ trợ quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Tham gia vào hoạt động sản xuất hormone sinh dục và tinh trùng ở nam giới.

Cơ thể thiếu kẽm sẽ bị suy giảm sức đề kháng, tăng trưởng và phát triển chậm, ảnh hưởng đến khả năng hấp thu dưỡng chất, chậm lành vết thương,…

Do đó, việc bổ sung kẽm thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng rất quan trọng, đặc biệt với nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị thiếu kẽm như: trẻ em, người già, phụ nữ đang mang thai,…

Uống kẽm có tác dụng gì?

2. Kẽm có trong thực phẩm nào?

Mặc dù kẽm là vi chất dinh dưỡng quan trọng, nhưng cơ thể không tự sản sinh được, do đó, cần bổ sung. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cách bổ sung kẽm cho cơ thể tối ưu nhất là thông qua các chế độ ăn uống hàng ngày. Vậy kẽm có trong thực phẩm nào? Dưới đây là danh sách các loại thực phẩm chứa kẽm, mọi người có thể tham khảo và bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày:

2.1. Hàu

Khi nhắc đến các loại thực phẩm giàu kẽm, không thể thông kể đến hàu. Lượng kẽm trong hàu tươi cao gấp 10 lần so với thịt và gấp 50 lần so với cá tươi. Trung bình, 100g hàu cung cấp khoảng 32 mg kẽm. Ngoài kẽm, trong hàu còn chứa nhiều vi chất dinh dưỡng quan trọng đối với cơ thể như: canxi, magie, sắt,…

Kẽm có trong thực phẩm nào?

2.2. Động vật có vỏ

Các loại động vật có vỏ như: tôm, cua, sò, ốc, hến,… cũng là nguồn thực phẩm cung cấp kẽm dồi dào cho cơ thể. Trung bình, trong 100g cua bể có chứa 1,4mg kẽm, trong 100g tôm có chứa 1,77 mg kẽm,…  Các loại động vật có vỏ khác ngoài hàu như sò, ốc, hến, trai, tôm, cua… là các loại thực phẩm giàu kẽm và ít calo. Trung bình trong 100g sò có chứa 13,4 g kẽm, trong 100g cua Alaska chứa 7,6mg kẽm; sò chứa 13,40mg; cua bể chứa 1,4mg kẽm; tôm chứa 1,77mg kẽm… Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, trong quá trình chế biến các loại động vật có vỏ, cần nấu chín hoàn toàn để tránh bị nhiễm khuẩn, ngộ độc, nhiễm giun sán,…

2.3. Lòng đỏ trứng gà

Trứng gà là món ăn quen thuộc trong các bữa cơm hàng ngày của người Việt. Mỗi quả trứng cung cấp khoảng 3,7 mg kẽm, cùng nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho cơ thể. Trứng cũng là nguồn cung cấp choline cho cơ thể – dưỡng chất mà chúng ta thường bị thiếu hụt. Do đó, mỗi tuần, chúng ta nên ăn từ 3 – 4 quả trứng gà để cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Mỗi quả trứng cung cấp khoảng 3,7 mg kẽm, cùng nhiều vitamin, khoáng chất cho cơ thể

2.4. Thịt bò

Có thể bạn không biết, trong 100g thịt bò có chứa khoảng 2,2 mg kẽm, đáp ứng 44% nhu cầu kẽm trung bình của cơ thể. Ngoài kẽm, thịt bò còn chứa sắt, vitamin B3, vitamin B12,… cần thiết để duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

Tuy nhiên, mọi người cần lưu ý, nên ăn các loại thịt đỏ với hàm lượng vừa phải, bởi chúng có chứa hàm lượng chất béo cao, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho tim mạch. Nên ăn các loại thịt đỏ được chế biến phù hợp, kết hợp với chế độ ăn tăng cường rau xanh và chất xơ, vấn đề này sẽ được giải quyết tốt hơn.

2.5. Quả ổi

Ổi là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch nhờ bổ sung kẽm, vitamin C cho cơ thể. Trong 100g ổi có chứa khoảng 2,4 mg kẽm, ngoài ra, trong loại quả này còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể như: vitamin C, vitamin E, vitamin B, sắt,…

Ổi là thực phẩm tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

2.6. Các loại rau xanh, củ quả

Ngoài các loại hải sản, thịt tươi, rau xanh củ quả cũng là nguồn thực phẩm chứa kẽm dồi dào cho cơ thể. Một số loại rau củ chứa nhiều kẽm phải kể đến như: rau ngót, bông cải xanh, bắp ngô, cà rốt,…

2.7. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin bổ sung kẽm, L-Histidine, vitamin C cho cơ thể giúp hỗ trợ tăng khả năng hấp thu kẽm, tăng cường sức đề kháng, duy trì và cải thiện sức khỏe cho cơ thể. Với liều dùng tiện lợi, mỗi ngày chỉ cần bổ sung 1 viên duy nhất, sản phẩm thích hợp sử dụng cho những đối tượng sau: 

  • Người thiếu Kẽm do chế độ ăn uống ít kẽm hoặc kém hấp thu kẽm.
  • Người có sức đề kháng kém.
  • Người muốn tăng cường sức khỏe.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Zincodin

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Kẽm có trong thực phẩm nào?”, đồng thời, biết cách bổ sung kẽm đúng và đủ cho cơ thể. Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp bạn đọc xây dựng được chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Mọi người quan tâm đến sản phẩm Zincodin, vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất!

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo