Khi cơ thể mệt mỏi, chán ăn, đề kháng kém,… mọi người thường được khuyên nên bổ sung kẽm Gluconat. Vậy kẽm Gluconat có tác dụng gì cho cơ thể? Theo dõi bài viết của Doppelherz để giải đáp thắc mắc trên, đồng thời biết cách bổ sung kẽm Gluconat tốt cho sức khỏe nhé!
1. Tìm hiểu về kẽm Gluconat là gì?
Kẽm là khoáng chất có vai trò quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Cơ thể không thể tự sản xuất và dự trữ được kẽm mà phải bổ sung hàng ngày qua chế độ ăn uống hoặc các loại thực phẩm chức năng. Để cung cấp kẽm cho cơ thể qua đường uống, chúng ta phải sử dụng dạng hợp chất của muối kẽm là kẽm Citrate và kẽm Gluconat để cơ thể có thể hấp thu được.
Tuy nhiên, kẽm Gluconat là muối của axit xitric có chứa nhiều kẽm phức hợp nên có vị khó uống hơn, dễ gây kích ứng dạ dày cho người sử dụng. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên sử dụng kẽm Gluconat để dễ uống hơn, giúp cơ thể hấp thu tối ưu hơn.
2. Kẽm gluconat có tác dụng gì đối với cơ thể?
Kẽm Gluconat là một hợp chất giúp bổ sung kẽm dưới dạng hợp chất hữu cơ để giải quyết tình trạng thiếu kẽm cho cơ thể. Dưới đây là những tác dụng của kẽm Gluconat đối với sức khỏe của hệ thần kinh, xương khớp, làm đẹp,…
2.1. Tăng cường sức khỏe cho não bộ
Mặc dù chỉ chiếm 1,5% lượng kẽm trong cơ thể, nhưng kẽm có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe não bộ. Công dụng của kẽm Gluconat đối với não bao gồm: ổn định tế bào thần kinh, cải thiện hoạt động của chất dẫn truyền trong não, tăng cường trí nhớ, giảm căng thẳng, lo âu, giúp não xử lý nhanh nhạy và chính xác hơn.
2.2. Kẽm gluconat có tác dụng gì? Tăng cường sức mạnh cơ bắp
Tác dụng của kẽm Gluconat không thể không kể đến đó là nâng cao sức khỏe, cải thiện sức mạnh cơ bắp, giúp cho cơ bắp thêm săn chắc hon. Đặc biệt là những người tập thể dục thể thao, vận động viên chuyên nghiệp, việc bổ sung kẽm sẽ giúp cơ bắp nhanh chóng hồi phục sau luyện tập, hồi sức tốt hơn.
2.3. Cải thiện khả năng miễn dịch của cơ thể
Kẽm có vai trò kích thích sản sinh tế bào lympho B và lympho T, góp phần nâng cao đề kháng cho cơ thể, bảo vệ cơ thể tránh khỏi những tác nhân gây bệnh. Nếu thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến chức năng của các tế bào miễn dịch làm tăng nguy cơ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
2.4. Tác dụng của kẽm Gluconat đối với làn da
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người bị mụn trứng cá có nồng độ kẽm trong màu và da thấp hơn so với người không bị mụn. Do đó, bổ sung kẽm là cần thiết để giúp mọi người duy trì làn da khỏe đẹp, mịn màng, giúp làm lành mụn nhanh chóng. Bên cạnh đó, kẽm cũng hỗ trợ điều trị một số bệnh ngoài da như: vẩy nến, gàu, bỏng,…
2.5. Kẽm gluconat có tác dụng gì? Giảm tình trạng rụng tóc
Thiếu kẽm khiến cho chức năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, gây ra tình trạng rụng tóc, thậm chí hói đầu nếu không phát hiện sớm. Vì vậy, các chuyên gia khuyến nghị những người đang bị rụng tóc nên bổ sung khoảng 50-100mg mỗi ngày để cải thiện tình trạng này.
2.6. Công dụng của kẽm với cơ thể: Có lợi cho sức khỏe đôi mắt
Kẽm Gluconat là yếu tố quan trọng để đưa vitamin A đến võng mạc của mắt. Nhờ vậy, vitamin A có thể phát huy tác dụng giúp tăng cường sức khỏe cho niêm mạc, chống lại bệnh nhiễm trùng, đau mắt. Nếu cơ thể không được cung cấp đủ kẽm sẽ khiến việc hấp thu vitamin A gặp khó khăn làm suy giảm thị lực và tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người cao tuổi.
3. Cách bổ sung kẽm Gluconat hiệu quả cho cơ thể
Có hai cách bổ sung kẽm Gluconat cho cơ thể mà mọi người có thể áp dụng là bổ sung qua chế độ ăn uống hàng ngày hoặc sử dụng thực phẩm chức năng.
3.1. Bổ sung kẽm Gluconat qua chế độ ăn uống hàng ngày
Bổ sung kẽm qua chế độ ăn uống hàng ngày là biện pháp hữu hiệu nhất mà mọi người nên áp dụng. Việc thay đổi và đa dạng thực phẩm không chỉ bổ sung kẽm mà còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất khác cho cơ thể. Một số thực phẩm giàu kẽm mọi người có thể bổ sung vào thực đơn bao gồm: thịt bò, tôm, cá hồi, trứng, sữa, gan, hàu, các loại hạt, bông cải xanh, rau chân vịt,…
3.2. Bổ sung kẽm qua thực phẩm chức năng
Nếu cơ thể đang bị thiếu kẽm trầm trọng thì mọi người nên kết hợp bổ sung thực phẩm giàu kẽm với thực phẩm chức năng để tăng cường bổ sung kẽm cho cơ thể. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm bổ sung kẽm cho cơ thể với hàm lượng khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng những viên uống này cần có sự hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ để tránh tình trạng bổ sung quá liều có thể gây những tác dụng phụ của kẽm gluconat như: chóng mặt, buồn nôn, suy giảm miễn dịch,…
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã hiểu rõ hơn kẽm Gluconat là chất gì, kẽm Gluconat có tác dụng gì. Đồng thời, biết cách bổ sung kẽm Gluconat giúp cơ thể hấp thu tốt nhất. Để tìm hiểu thêm về các loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe bổ sung kẽm cho cơ thể, mọi người có thể liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp thắc mắc nhanh chóng nhất!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN