Tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thể trạng và sự phát triển về sau của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phải sớm nhận biết dấu hiệu biếng ăn suy dinh dưỡng ở bé để tìm ra nguyên nhân và phương pháp chăm sóc thích hợp. Trong bài viết bên dưới, Doppelherz Việt Nam sẽ chia sẻ với các bạn những cách khắc phục hiệu quả dành cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng.
1. Nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Một số nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ em là:
1.1. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng do hay ốm vặt
Bé thường xuyên ốm vặt đồng nghĩa với việc bố mẹ phải cho con sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ mà còn khiến con mắc chứng biếng ăn suy dinh dưỡng. Bởi vì sự tác động của thuốc kháng sinh sẽ khiến bé cảm thấy mệt mỏi và không có cảm giác ngon miệng khi ăn uống.
1.2. Bố mẹ chăm trẻ sai cách
Nhiều bố mẹ không có kiến thức chăm sóc con cái đúng cách như không cho bé bú đủ, đều đặn, cho trẻ ăn tùy hứng và không có giờ giấc cố định, không vệ sinh sạch sẽ cho con,…. Đây chính là những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ có hệ tiêu hóa kém phát triển và hệ miễn dịch yếu ngay từ những năm tháng đầu đời.
1.3. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn không hợp lý
Trong 6 tháng đầu đời, trẻ cần được bú sữa mẹ hoàn toàn vì đây là nguồn dưỡng chất quan trọng cho con. Từ sau 6 tháng tuổi, với những bé biếng ăn suy dinh dưỡng, phụ huynh cần phải bổ sung thêm các bữa ăn dặm để cung cấp các dưỡng chất thiết yếu cho trẻ.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà thực đơn dinh dưỡng cho con cần thay đổi và bổ sung để bảo đảm cơ thể bé hấp thu đủ chất. Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, chế độ ăn uống không hợp lý trong thời kì này sẽ khiến trẻ bị thiếu hụt vi chất và dễ mắc chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thấp còi.
1.4. Trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng do gặp các vấn đề về đường ruột
Việc mắc các bệnh lý hoặc sử dụng các loại sữa công thức không phù hợp, uống nhiều thuốc kháng sinh,… thường khiến trẻ bị rối loạn đường ruột, dẫn tới các vấn đề như tiêu chảy, táo bón, hệ đường ruột không phát triển toàn diện,… Từ đó dẫn đến việc bé không thể hấp thu đủ các dưỡng chất quan trọng, kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, sụt cân nghiêm trọng và thường xuyên cảm thấy mệt mỏi.
1.5. Bố mẹ thúc ép hoặc nhồi nhét trẻ ăn
Nhiều bố mẹ có tâm lý ép con ăn hết những món ăn đã làm sẵn mặc dù trẻ đã no hoặc không muốn ăn nữa. Nếu việc làm này lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ khiến con có cảm giác sợ hãi mỗi khi đến bữa ăn chính, dẫn tới tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng ở trẻ.
1.6. Bố mẹ cho trẻ ăn vặt nhiều trước bữa chính
Việc bố mẹ cho con ăn vặt quá nhiều trước mỗi bữa chính cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không muốn ăn và không chịu ăn. Bởi vì thức ăn vặt đã khiến bé no bụng và lửng dạ nhưng những loại thực phẩm này không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ, dẫn đến tình trạng biếng ăn suy dinh dưỡng.
1.7. Bố mẹ không thay đổi thực đơn mới lạ cho con
Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn liên tục cùng một thực đơn dinh dưỡng trong nhiều ngày. Bởi vì điều này sẽ khiến con chán ăn và không có cảm giác ngon miệng, cũng như không kích thích được cảm giác thèm ăn của bé.
2. Cách khắc phục hiệu quả dành cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Một số phương pháp bố mẹ nên áp dụng khi chăm sóc trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng là:
2.1. Lên kế hoạch chăm sóc khoa học cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Với những bé biếng ăn suy dinh dưỡng, bố mẹ nên xây dựng kế hoạch chăm sóc khoa học và cụ thể. Đồng thời nên tạo thực đơn cân bằng, hợp lý với đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết bổ sung cho cơ thể. Tuyệt đối không được ép con ăn quá nhiều vì điều này sẽ khiến bé sợ ăn hơn.
Lưu ý là, hệ thống đường ruột của trẻ nhỏ còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn tiêu hóa hoặc tiêu chảy. Tốt nhất, bố mẹ nên sử dụng thực phẩm sạch và không được để quá lâu và khi nấu xong nên cho bé ăn ngay.
2.2. Chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ biếng ăn phải cân đối và hợp lý
Với những bé suy dinh dưỡng do biếng ăn, phụ huynh cần phải cho trẻ ăn đủ 3 bữa chính trong ngày. Ngoài ra, các bạn cần phải bổ sung cho bé 2 – 3 bữa ăn phụ với những loại thực phẩm bổ dưỡng tốt cho sức khỏe như sữa công thức, sữa chua, bánh flan, hoa quả, ngũ cốc,…
Mỗi bữa ăn của trẻ cần bảo đảm đủ chất dinh dưỡng gồm chất đạm, tinh bột, chất xơ, chất béo, vitamin và khoáng chất. Bên cạnh đó, cách chế biến món ăn phải thích hợp với khẩu vị của bé và nên thường xuyên thay đổi thực đơn dinh dưỡng để giúp tránh cảm giác nhàm chán.
2.3. Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày để trẻ ăn hết một cách dễ dàng
Để tạo tâm lý thoải mái và giúp trẻ dễ ăn hơn, bố mẹ nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày. Mỗi bữa ăn chỉ cần một lượng vừa phải và không quá nhiều để con có thể ăn hết một cách dễ dàng.
Bên cạnh đó, các bạn cũng cần phải chia đều lượng dinh dưỡng trong các bữa ăn để bảo đảm con hấp thu đủ. Với những trẻ trong giai đoạn phát triển, bên cạnh sữa công thức, bố mẹ nên cho con ăn thêm 2 – 3 bữa phụ. Với những bé suy dinh dưỡng nặng, bố mẹ hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa về chế độ dinh dưỡng cho trẻ để giúp con nhanh thoát khỏi tình trạng này.
2.4. Tăng cường chất dinh dưỡng cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng
Các bữa ăn của trẻ cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Tùy theo từng giai đoạn phát triển của bé, bố mẹ nên bổ sung thêm các vi chất quan trọng cho con. Với những trẻ còn đang trong thời kì ăn dặm, các bạn nên cắt nhỏ thức ăn và nấu ở dạng mềm, lỏng để bé dễ ăn hơn.
Ngoài ra, phụ huynh cũng nên chọn những thực đơn dinh dưỡng chứa nhiều chất béo và calo để giúp trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng dễ dàng cải thiện cân nặng. Một số loại thực phẩm giàu dinh dưỡng bố mẹ có thể bổ sung thêm cho bé như phomai, đậu phộng và các loại hạt, bơ, sữa nguyên chất,…
Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, việc thiếu protein trong chế độ dinh dưỡng có thể khiến con tăng trưởng chậm. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ từ 1 – 3 tuổi cần bổ sung tối thiểu 13gr protein/ ngày, trẻ từ 4 – 8 tuổi cần bổ sung 19gr protein/ ngày và trẻ từ 9 – 13 tuổi cần ít nhất 34gr protein/ ngày. Do đó, bố mẹ nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu protein cho con như các loại đậu, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng, thịt nạc, protein lúa mì, ức gà, cá da trơn, bông cải xanh, yến mạch, hạnh nhân,…
2.5. Trẻ cho trẻ thói quen vận động và tập thể dục thường xuyên
Vận động và tập thể dục thường xuyên sẽ giúp cơ thể của trẻ khỏe mạnh, đồng thời tăng cường nhu cầu ăn uống, cũng như hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn cho con những động tác thể dục nhẹ nhàng tương ứng với thể lực và hướng dẫn, khuyến khích bé tập luyện mỗi ngày.
3. Kinder Optima – Thực phẩm chức năng dành cho trẻ biếng ăn chậm lớn
Vitamin tổng hợp và khoáng chất là những chất dinh dưỡng phổ biến mà ở độ tuổi nào cũng có thể sử dụng, đặc biệt là với trẻ em. Theo khuyến cáo của các bác sĩ và chuyên gia Dinh dưỡng, bố mẹ nên bổ sung siro Kinder Optima khi bé biếng ăn, suy dinh dưỡng.
Với công thức ưu việt bao gồm axit amin L-Lysine và 17 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, miễn dịch và quá trình phát triển của trẻ. Đồng thời hỗ trợ tăng cường tiêu hóa giúp con ăn ngon hơn. Đặc biệt, Kinder Optima có vị cam nên rất dễ uống.
Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng bố mẹ đã nắm rõ nguyên nhân và phương pháp khắc phục hiệu quả dành cho trẻ biếng ăn suy dinh dưỡng. Nếu các bạn có điều gì thắc mắc hoặc cần được tư vấn thêm về cách chăm sóc bé lười ăn, chậm lớn, chậm tăng cân, suy dinh dưỡng, cũng như sản phẩm siro ăn ngon Kinder Optima, hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770 nhé!
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN