Tóc rụng nhiều không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang mắc bệnh. Vậy cụ thể, rụng tóc nhiều là bệnh gì? Mọi người hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Doppelherz để có lời giải đáp cho câu hỏi này nhé!
1. Nguyên nhân gây rụng tóc là gì?
Theo chu kỳ tự nhiên, mỗi ngày, một người sẽ rụng từ 50-100 sợi tóc, tóc mới sẽ mọc lên và không gây ảnh hưởng đến độ dày của mái tóc. Tuy nhiên, nếu chu kỳ này bị gián đoạn hoặc nang tóc bị tổn thương sẽ khiến lượng tóc bị rụng nhiều hơn. Một số nguyên nhân gây rụng tóc thường gặp bao gồm:
- Do yếu tố di truyền: Nguyên nhân gây rụng tóc có thể do yếu tố di truyền, tóc sẽ rụng nhiều song song với quá trình lão hóa và chúng ta có thể dự đoán được hình thái của tóc theo thời gian.
- Do nội tiết tố thay đổi: Rối loạn nội tiết tố cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây rụng tóc. Vì thế, phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ, sau khi sinh nở, mãn kinh, tiền mãn kinh thường bị rụng tóc nhiều hơn bình thường.
- Tác dụng phụ của thuốc: Việc sử dụng một số loại thuốc điều trị bệnh như: viêm khớp, ung thư, trầm cảm,… có thể gây ra những tác dụng phụ, khiến tóc rụng nhiều hơn.
- Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài: Khi cơ thể gặp tình trạng mệt mỏi, căng thẳng cũng có thể gây ra tình trạng rụng tóc.
- Sử dụng hóa chất, tạo kiểu tóc thường xuyên: Tạo kiểu tóc, sử dụng hóa chất mạnh cũng là nguyên nhân khiến mái tóc bị hư tổn, xơ yếu, dễ gãy rụng hơn.
2. Rụng tóc nhiều là bệnh gì?
Mái tóc đối với mọi người có thể là biểu tượng của sắc đẹp, giúp bản thân thêm tự tin, nổi bật. Vì vậy, khi tóc bị rụng quá nhiều có thể khiến chúng ta cảm thấy lo lắng không biết rụng tóc nhiều là bệnh gì, có nguy hiểm đến sức khỏe không?
Bên cạnh những nguyên nhân do rối loạn nội tiết, căng thẳng, stress, thiếu hụt dưỡng chất,… rụng tóc có thể do các bệnh lý sau:
2.1. Bị rụng tóc nhiều ở nữ là bệnh gì? Hội chứng buồng trứng đa nang
Phụ nữ bị rụng tóc nhiều có thể do bị bệnh buồng trứng đa nang, gây mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Điều này khiến cho nữ giới bị rụng tóc nhiều hơn, trong khi lông ở mặt và những vùng khác lại mọc nhiều hơn bình thường.
2.2. Tóc rụng nhiều là bệnh gì? Thiếu máu, thiếu chất dinh dưỡng
Để nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe cần nhiều dưỡng chất, đặc biệt với phụ nữ có mái tóc dài càng cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Vậy cụ thể rụng tóc nhiều ở nữ là thiếu chất gì? Phụ nữ rụng tóc nhiều có thể do thiếu hụt kẽm, protein, sắt, vitamin E,…. do quá trình mang thai, sinh con, hoặc ăn kiêng,… Thiếu hụt những chất dinh dưỡng này khiến cho các tế bào nang tóc bị tổn thương, thiếu sức sống, tóc dễ bị gãy rụng hơn.
2.3. Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Bệnh lý về da đầu
Các loại nấm ký sinh trên da đầu có thể gây ra các bệnh lý như: nấm da, nhiễm trùng da,… khiến tóc bị xơ yếu, dễ gãy rụng hơn. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh da đầu có thể khiến tóc bị rụng thành từng mảng, thậm chí bị hói đầu.
2.4. Rụng tóc là bệnh gì? Bệnh tuyến giáp
Người bị mắc các bệnh về tuyến giáp có thể gây ra tình trạng mất cân bằng hormone trong cơ thể. Hormone trong cơ thể bị rối loạn sẽ gây cản trở quá trình trao đổi chất, khiến cho nam tóc không hoạt động, khiến tóc mọc thưa và rụng dần.
2.5. Rụng tóc nhiều là bệnh gì? Rối loạn hệ thống miễn dịch
Cơ thể bị rối loạn hệ thống miễn dịch có thể nhầm lẫn nang tóc là yếu tố lạ xâm nhập vào và hình thành kháng thể đào thải các tế bào nang tóc khiến tóc lâu mọc và rụng nhanh hơn bình thường.
3. Biện pháp khắc phục khắc phục tình trạng rụng tóc nhiều
3.1. Thăm khám tại các cơ sở y tế để có biện pháp điều trị kịp thời
Khi nhận thấy những dấu hiệu tóc rụng nhiều bất thường, mọi người cần đến các cơ sở y tế để thăm khám. Điều này giúp mọi người tìm được nguyên nhân gây rụng tóc và có cách khắc phục kịp thời, tránh để ảnh hưởng đến sức khỏe và thẩm mỹ.
Mọi người không nên tự ý mua thuốc điều trị khi chưa xác định được rõ ràng nguyên nhân gây rụng tóc. Sử dụng thuốc sai cách có thể khiến bệnh tình không những không thuyên giảm mà còn trở nên trầm trọng hơn.
3.2. Chăm sóc tóc tại nhà
Để hạn chế tình trạng rụng tóc, mọi người cần thực hiện các biện pháp chăm sóc tóc và da đầu ngay tại nhà. Một số lưu ý giúp nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe mà mọi người có thể áp dụng như:
- Chải đầu đúng cách, nên dùng lược thưa để gỡ rối cho tóc, giúp lưu thông tuần hoàn máu, kích thích mọc tóc.
- Hạn chế sử dụng hóa chất, tác động nhiệt lên mái tóc, bởi vì việc sử dụng hóa chất thường xuyên có thể khiến tóc trở nên suy yếu, dễ hư tổn và gãy rụng hơn.
- Chọn loại dầu gội phù hợp, không chứa hóa chất tẩy rửa, có thành phần êm dịu để không ảnh hưởng đến tóc và da đầu.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất để nuôi dưỡng mái tóc, mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hair Plus để cung cấp vitamin và khoáng chất, hỗ trợ giảm rụng tóc, nuôi dưỡng mái tóc chắc khỏe, bóng đẹp từ sâu bên trong.
Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi người đã có câu trả lời cho câu hỏi “Rụng tóc nhiều là bệnh gì?”, từ đó, có biện pháp cải thiện tình trạng này, giúp duy trì mái tóc bền đẹp, chắc khỏe. Để tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Hair Plus, mọi người vui lòng liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.
—————–
Doppelherz – Thương hiệu vitamin và khoáng chất số 1 tại Đức.
Hotline: 1800 1770
Website: https://doppelherz.vn
Zalo: https://zalo.me/4609946806172836027
Mua hàng: https://bit.ly/3PPNvVG
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN