Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Những thay đổi xảy đến với cơ thể trong hai giai đoạn này gây nên nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống. Tuy nhiên, với các phương pháp điều trị hiện đại, chị em phụ nữ có thể dễ dàng vượt qua các giai đoạn này một cách thoải mái hơn.
1. Tiền mãn kinh và mãn kinh là gì?
Trước khi chính thức bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ thường phải trải qua hai giai đoạn gọi là tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh là thời điểm phụ nữ vẫn có thể có kinh nguyệt và chưa có biểu hiện nào đáng chú ý trên cơ thể tuy đã có một số thay đổi về nội tiết tố.
Sang giai đoạn tiền mãn kinh, hầu hết phụ nữ bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng gây khó chịu như bốc hỏa, kinh nguyệt không đều, tăng cân, đau đầu, ham muốn giảm, khô âm đạo, tim đập nhanh và cảm thấy buồn tiểu thường xuyên.
Mãn kinh là thời điểm mà phụ nữ nào cũng phải trải qua trong đời và chính thức đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh nở ở nữ giới. Mãn kinh được xác định chính thức khi một người phụ nữ ngừng xuất hiện kinh nguyệt trong vòng 12 tháng liên tiếp và trước đó đã trải qua giai đoạn trước tiền mãn kinh và tiền mãn kinh. Tiền mãn kinh là giai đoạn diễn ngay ra trước khi mãn kinh chính thức xuất hiện và còn có tên gọi là giai đoạn chuyển tiếp mãn kinh.
2. Những điểm khác biệt và triệu chứng của tiền mãn kinh và mãn kinh
2.1. Giai đoạn tiền mãn kinh
Ở giai đoạn này, người phụ nữ vẫn có kinh nguyệt (có thể đều đặn hoặc không) và được coi là trong độ tuổi sinh sản. Tuy nhiên, nội tiết tố của phụ nữ đã có sự thay đổi trong thời kỳ này.
Mặt khác, trong thời kỳ tiền mãn kinh, bạn bắt đầu có sự thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, có thể bị bốc hỏa, rối loạn giấc ngủ hoặc thay đổi tâm trạng dù vẫn còn có kinh nguyệt, đây là những triệu chứng của thời kỳ mãn kinh.
Tiền mãn kinh có thể bắt đầu từ vài tháng cho đến vài năm trước khi mãn kinh, diễn ra khi buồng trứng dần sản xuất ít estrogen hơn. Thông thường, tiền mãn kinh thường bắt đầu ở độ tuổi 40, tuy nhiên, có những trường hợp bắt đầu từ cuối độ tuổi 30. Tiền mãn kinh kéo dài cho thời điểm mà buồng trứng ngừng giải phóng trứng, chính thức chuyển sang giai đoạn mãn kinh.
Trong vài năm cuối của thời kỳ tiền mãn kinh, lượng estrogen sinh ra bị sụt giảm đáng kể. Phụ nữ vẫn có kinh nguyệt trong thời kỳ này nên vẫn có thể mang thai tuy nhiên nhiều người bắt đầu gặp các triệu chứng mãn kinh như thay đổi chu kỳ kinh nguyệt, bốc hỏa, mất ngủ….
2.2. Giai đoạn mãn kinh
Mãn kinh tự nhiên là giai đoạn diễn ra do quy luật lão hóa bình thường của cơ thể phụ nữ chứ do bất kỳ yếu tố bên ngoài tác động. Mãn kinh được xác định kinh nguyệt không xuất hiện trong 12 tháng liên tiếp. Ở giai đoạn này, buồng trứng ngừng giải phóng trứng và hầu như không còn sản sinh thêm estrogen, kinh nguyệt biến mất và không còn khả năng mang thai.
Các triệu chứng mãn kinh gồm có:
- Đổ mồ hôi về đêm.
- Tâm trạng thất thường, hay cáu kỉnh, lo âu.
- Mất ngủ, cơ thể mệt mỏi.
- Da khô.
- Khô âm đạo.
- Tiểu són, đi tiểu thường xuyên
Tiền mãn kinh và mãn kinh còn có thể gây ra việc tăng nồng độ cholesterol máu, dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn. Do đó, phụ nữ cần đi xét nghiệm nồng độ cholesterol đều đặn trong giai đoạn này.
3. Các phương pháp giảm bớt các triệu chứng mãn kinh và tiền mãn kinh
Đối với phụ nữ bước vào giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh, bạn nên tập thể dục thường xuyên để tránh tăng cân cũng như cải thiện tâm trạng. Ngoài ra vận động còn có thể cải thiện được triệu chứng bốc hỏa, nên cố gắng dành thời gian tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày và tránh tập vào buổi tối trước khi đi ngủ để hạn chế mất ngủ.
Mất ngủ cũng là một vấn đề thường gặp ở phụ nữ giai đoạn này, điều này gây ra tình trạng mệt mỏi do cho cơ thể không được nghỉ ngơi đủ. Bạn có thể thử một số liệu pháp thư giãn trước khi ngủ như nghe nhạc, tập yoga nhẹ nhàng hoặc tắm nước ấm để có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Tránh ngủ trưa quá nhiều gây ảnh hưởng đến giấc ngủ vào ban đêm. Ngoài ra, bạn cũng nên ăn uống hợp lý, tránh ăn quá nhiều, không sử dụng các loại chất kích thích như thuốc lá, rượu, cà phê.
Cả tiền mãn kinh và mãn kinh đều là những giai đoạn vô cùng quan trọng trong cuộc đời mỗi người phụ nữ và đánh dấu kết thúc giai đoạn sinh sản. Hi vọng với những thông tin trên, bạn sẽ sống khỏe mạnh hơn và trải qua những giai đoạn này một cách thoải mái hơn.
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN
BỔ SUNG VITAMIN CHO TRẺ BIẾNG ĂN BAO NHIÊU LÀ ĐỦ?
10 BỆNH VỀ MẮT Ở TRẺ EM BỐ MẸ CẦN LƯU Ý
DẤU HIỆU THIẾU CANXI Ở TRẺ