Hiện nay, có nhiều thông tin cho rằng, mẹ bầu ăn vải sẽ gây nóng, nhiệt không tốt cho thai nhi. Vậy thực hư thông tin này liệu có chính xác hay không? Mẹ bầu ăn vải được không và ăn như thế nào cho đúng cách? Xem ngay bài viết dưới đây của Doppelherz để có lời giải đáp cho thắc mắc này nhé.
Giải đáp thắc mắc mẹ bầu ăn vải được không?
Trong số loại hoa quả vào mùa hè thì vải là một loại trái cây được rất nhiều người yêu thích. Nguyên nhân là vì bởi loại quả này có hương vị ngọt thanh, hương thơm dễ chịu, dễ ăn và giá thành tương đối rẻ.
Điều quan trọng hơn nữa là trong quả vải có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là các loại vitamin, khoáng chất và một số hợp chất chống oxy hóa. Thế nhưng có rất nhiều mẹ bầu vẫn rất e ngại về việc bổ sung vải vào chế độ ăn mỗi ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể ăn vải nhưng chỉ nên ăn một lượng vừa đủ và không nên ăn liên tục. Bởi trong vải có chứa rất nhiều khoáng chất cho cơ thể mẹ bầu như: Sắt, canxi, kẽm và hàng loạt vitamin khác có lợi cho sức khỏe.
Với những dưỡng chất dồi dào kể trên, thì với thắc mắc “bầu 3 tháng đầu ăn vải được không” thì mẹ bầu có hoàn toàn yên tâm bổ sung vải vào chế độ ăn của mình.
Mách mẹ bầu cách ăn vải đúng khi mang thai
Theo báo cáo của Viện Dinh dưỡng Hoa Kỳ, mẹ bầu chỉ nên ăn khoảng 300 – 500g mỗi ngày, tương đương là vào khoảng 7 đến 10 quả vải. Vải có tính ngọt, do đó mẹ bầu lưu ý không nên ăn khi đói sẽ khiến cơ thể nạp nhiều đường một lúc, từ đó dẫn đến tình trạng chân tay bủn rủn, hoa mắt chóng mặt, buồn nôn. Thời điểm tốt nhất là nên ăn vải sau bữa ăn khoảng 1 đến 2 tiếng.
Bên cạnh đó, mẹ bầu cần lưu ý nên ăn vải tươi để hấp thu dinh dưỡng từ vải một cách tốt nhất. Hạn chế ăn vải sấy, vải khô vì ít nhiều trong đó cũng có chất bảo quản, các khâu xử lý có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nhạy cảm của mẹ bầu.
Tuy vải có nhiều lợi ích đối với sức khỏe của mẹ bầu, nhưng để đảm bảo mẹ bầu hấp thụ được dưỡng chất từ vải một cách tốt nhất, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn trước khi dùng loại trái cây nhiệt đới này. Nhất là khi mẹ bầu có vấn đề về thai kỳ như: đái tháo đường, rối loạn đường huyết, dễ tăng cân thì cần hạn chế ăn vải.
Điểm danh những lợi ích của quả vải đối với bà bầu
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra trong vải có chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai. Dưới đây là những lợi ích tuyệt vời của vải đối với mẹ bầu mà bạn cần lưu ý:
- Vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, duy trì huyết áp bình thường: Hàm lượng vitamin C trong trái vải cao, từ đó vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, tránh nhiễm trùng và một số bệnh thông thường trong thời gian mang thai.
- Hỗ trợ cân bằng điện giải: Nhờ lượng Kali dồi dào có trong vải mà vải có thể giúp cân bằng điện giải, làm giảm nguy cơ đau tim, đột quỵ.
- Hỗ trợ cải thiện tiêu hóa: Trong trái vải rất giàu chất xơ, từ đó nó giúp cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón hiệu quả.
- Tốt cho da, giúp da sáng đẹp: Bổ sung vải sẽ giúp mẹ bầu sở hữu làn da tươi sáng bởi vải có chứa chất chống oxy hóa.
- Hỗ trợ cân bằng trọng lượng cơ thể: Vải rất giàu Polyphenol, đây là chất chất oxy hóa mạnh nên nó còn giúp hỗ trợ cân bằng trong lượng cơ thể, hỗ trợ điều trị tổn thương gan.
Mẹ bầu ăn vải không đúng cách gây ra những tác hại gì?
Quả vải tuy có nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe tuy nhiên nếu mẹ bầu 3 tháng đầu ăn vải được không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như sau:
- Quả vải có tính nóng, do đó nếu mẹ bầu ăn nhiều quá 7-10 quả/ngày sẽ dễ bị nóng trong, mụn nhọt, khó chịu ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé. Lớp màng trắng giữa vỏ và thịt quả vải có tác dụng hạn chế sinh hỏa, do đó mẹ bầu có thể ăn cả phần trắng này.
- Do vải tiêu thụ quá nhiều chất xơ, do đó nếu ăn quá nhiều vải có thể làm hạ đường huyết gây chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn cho thai phụ
- Mẹ bầu có tiền sử hoặc hay bị dị ứng cần chú ý khi ăn vải, cần chú ý ăn một lượng ít theo dõi cơ thể và dừng ngay khi có dấu hiệu dị ứng.
- Quả vải ngọt chứa khá nhiều đường, nếu mẹ bầu ăn nhiều làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Những loại quả mẹ bầu cần chú ý không nên ăn
Trong chế độ ăn uống hàng ngày, mẹ bầu cũng cần lưu ý với một số loại trái cây dưới đây:
Mẹ bầu không nên ăn dứa
Dứa là loại quả rất thơm ngon, ngọt, dễ ăn. Tuy nhiên, trong dứa lại có chứa chất bromelain, đây là chất gây nguy cơ làm mềm tử cung, kích thích co thắt tử cung. Do đó, nếu mẹ bầu ăn quá nhiều dứa khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ sảy thai. Hơn nữa, nếu mẹ bầu ăn dứa không gọt dứa sạch hết mắt dứa, có thể gây ngộ độc.
Mẹ bầu ăn đu đủ xanh làm tăng nguy cơ sảy thai
Nếu như đu đủ chín là loại trái cây rất tốt cho mẹ bầu và thai nhi thì đu đủ xanh lại hoàn toàn ngược lại. Trong quả đu đủ xanh hoặc đu đủ chưa chín hẳn có chứa một số loại enzyme, chúng có thể gây co thắt tử cung và làm tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ.
Mẹ bầu ăn quả đào dễ gây dị ứng, ngứa
Đào là loại hoa quả có tính nóng, nhiều lông nên rất dễ gây dị ứng và rát họng cho mẹ bầu. Hơn nữa một số chất trong quả đào còn có thể gây co thắt tử cung, do đó mẹ bầu cũng không nên lựa chọn loại quả này.
Quả táo mèo kích thích co bóp tử cung
Trong quả táo mèo có chứa một số chất làm tăng co bóp tử cung từ đó dẫn đến tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.
Mẹ bầu không nên ăn chuối tiêu khi đói
Trong quả chuối tiêu có chứa nhiều Magiê. Do đó, nếu đang đói, mẹ bầu không nên ăn chuối vì nó có thể gây ra tình trạng mất cân bằng Magie, gây tác động không tốt đến hệ tim mạch.
Mách bạn cách chọn và bảo quản quả vải cho bà bầu
Dưới đây là một số cách chọn và bảo quản quả vải cho bà bầu mà bạn có thể tham khảo:
- Những quả vải tươi ngon nhất là những quả chắc thịt, có độ cứng vừa phải, khi sờ vào cảm thấy nặng tay và có vỏ màu nâu hồng. Bà bầu tuyệt đối không chọn những quả vài quả mềm, khô, có vết đen hoặc bị nứt.
- Cũng như nhiều cách bảo quản trái cây khác, quả vải cũng cần được bảo quản lạnh để duy trì sự tươi ngon, mát lạnh, mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, để thưởng thức trọn vẹn các chất dinh dưỡng từ quả vải, bà bầu nên ăn vải còn tươi, lưu ý không để trong tủ lạnh quá lâu.
- Thay vì ăn vải một cách truyền thống là ăn phần thịt và bỏ hạt thì bà bầu cũng có thể sử dụng vải để chế biến thành một số món ăn từ vải giúp kích thích vị giác như: thêm vải vào bánh pudding hoặc làm sinh tố vải, cho vải ăn cùng salad, ngũ cốc, sữa chua; làm mocktail kết hợp với các loại trái cây, nước ép tươi; kết hợp vải cùng phô mai tan chảy…
Ngoài bổ sung vải vào thực đơn dinh dưỡng, bà bầu cũng đừng quên bổ sung 1 viên bổ bầu Vital Pregna mỗi ngày để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cho thai kỳ. Trong 1 viên Vital Pregna có chứa đến 18 vitamin và khoáng chất thiết yếu như: DHA, Folic acid, vitamin C, vitamin nhóm B, sắt… sẽ giúp mẹ bầu khỏe mạnh và tự tin hơn trong thai kỳ của mình.
Từ các thông tin hữu ích trên của Doppelherz, hy vọng thắc mắc bà bầu ăn vải được không của các mẹ đã được giải đáp. Bổ sung vải vào chế độ ăn uống với liều lượng vừa phải, hợp lý, đúng thời điểm sẽ mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và thai nhi. Nếu mẹ bầu cần tư vấn thêm về chăm sóc sức khỏe trong thai kỳ, vui lòng gọi đến số Hotline 1800 1770 để được hỗ trợ tốt nhất.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN