Mẹ bầu bị đau lưng 3 tháng đầu khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu.Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì? Làm sao để khắc phục vấn đề đau lưng của mẹ bầu? Hãy cùng Doppelherz tìm hiểu câu trả lời qua bài viết dưới đây.
1. Nguyên nhân khiến mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu
Ba tháng đầu mang thai là giai đoạn khó khăn đối với nhiều mẹ bầu, khi mọi người chưa kịp thích nghi với những thay đổi của cơ thể. Tình trạng bầu 3 tháng đau lưng có thể xuất hiện từ nhẹ đến nặng, các cơn đau thường xuyên gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống. Các nguyên nhân gây ra tình trạng đau lưng có thể kể đến như:
1.1. Bầu 3 tháng đau lưng do thay đổi nội tiết tố
Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ bầu sẽ sản sinh ra hormone relaxin để giúp nới lỏng các dây chằng ở khớp xương chậu để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Quá trình giãn nở khung xương chậu sẽ tác động trực tiếp xuống dây chằng và các vùng cơ xung quanh. Khớp cơ bị giãn lỏng lẻo khiến cột sống không được nâng đỡ như bình thường gây ra tình trạng đau lưng và đau các vùng hông bên cạnh.
1.2. Bầu 3 tháng bị đau lưng do thay đổi tư thế
Mang thai khiến trọng tâm của người mẹ bị thay đổi, mẹ bầu phải ngả lưng về phía sau để giữ thăng bằng cho cơ thể. Điều này gây áp lực lên cột sống, khiến người phụ nữ dần thay đổi tư thế nằm và vận động của mình. Khi ngồi và nằm sai tư thế quá lâu sẽ gây ra tình trạng đau lưng cho mẹ bầu.
1.3. Bà bầu đau lưng 3 tháng đầu do căng thẳng, stress
Căng thẳng, stress là tâm lý khó tránh khỏi ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là những người có bầu lần đầu tiên. Tâm trạng lo lắng, căng thẳng này sẽ càng khiến cho tình trạng đau lưng trở nên trầm trọng hơn. Bởi vì khi mẹ bầu bị stress thì các nhóm cơ sẽ không được thư giãn, phục hồi, dẫn đến đau lưng bị chuyển biến nặng.
1.4. Bầu bị đau lưng do tăng cân
Tăng cân cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau lưng khi mang thai. Trọng lượng cơ thể tăng nhanh sẽ gây áp lực lên cột sống và vùng xương chậu gây hình thành nên các cơn đau lưng của mẹ bầu.
1.5. Bầu 3 tháng bị đau lưng do có dấu hiệu động thai
Nếu mẹ bầu bị đau bụng và đau lưng khi mang thai tháng đầu kèm chảy máu, tiết dịch âm đạo bất thường, đau thắt lưng thì hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để kiểm tra. Đây có thể là dấu hiệu cho thấy mẹ bầu đang bị động thai trong 3 tháng đầu.

2. Cách giảm đau lưng cho bà bầu 3 tháng đầu
Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu có thể áp dụng các phương pháp sau để cải thiện cơn đau, tránh để đau lưng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày:
2.1. Chú ý duy trì tư thế đúng
Để giảm tình trạng bầu 3 tháng đầu bị đau lưng, thai phụ cần chú ý duy trì các tư thế vận động đứng, ngồi và ngủ hợp lý.
- Khi đứng, mẹ bầu hãy chú ý đứng thẳng người với ba điểm đầu, lưng và mông thẳng hàng. Nếu mẹ bầu cảm thấy chưa quen có thể luyện tập đứng ở tường để làm quen. Đồng thời, không nên đi lại quá nhiều, nên mang dép lê hoặc giày bệt để không gây áp lực lên cột sống, vùng thắt lưng và bàn chân.
- Khi ngồi, mẹ bầu nên giữ thẳng lưng, cổ, đầu và hông. Không nên ngồi quá lâu, cúi hoặc ngửa người có thể khiến tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng hơn. Mẹ bầu có thể ngồi lên những chiếc ghế có phần lưng tựa, đặt giữa ghế và thắt lưng một chiếc chăn mỏng. Điều này giúp làm giảm tình trạng đau lưng hiệu quả.
- Khi ngủ thai phụ nên ưu tiên nằm ngủ nghiêng, hay đầu gối hơi co lại hoặc nằm trong tư thế mà mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể sử dụng các vật dụng để hỗ trợ giấc ngủ như gối bầu, gối kê cổ,… để cải thiện những cơn đau lưng, đau mỏi vai gáy, giúp mẹ bầu ngủ ngon giấc hơn.
2.2. Nghỉ ngơi hợp lý
Thai phụ mang thai 3 tháng đầu nên nghỉ ngơi nhiều hơn để cơ thể thích nghi với sự thay đổi. Bên cạnh đó, nghỉ ngơi hợp lý, giảm áp lực công việc còn giúp mẹ bầu thư giãn cột sống, cải thiện tình trạng đau lưng hiệu quả.

2.3. Chườm nóng
Chườm nóng là phương pháp làm giảm tình trạng đau lưng ở mẹ bầu hiệu quả. Chườm nóng có tác dụng thư giãn cơ bắp, khớp xương, cột sống và các mô mềm xung quanh cột sống. Vì vậy, chườm nóng làm giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơ đau lưng gây ra cho mẹ bầu.
2.4. Massage, xoa bóp
Bên cạnh phương pháp chườm nóng, mọi người có thể massage, xoa bóp để làm giảm tình trạng đau lưng ở thai phụ. Mẹ bầu có thể massage, xoa bóp bằng tinh dầu, các loại dầu nóng để giúp tăng lưu thông khí huyết, thư giãn cột sống, các mô mềm, từ đó làm giảm tình trạng cứng khớp, đau lưng hiệu quả.
2.5. Luyện tập các bài tập thể dục cho mẹ bầu
Mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu nên thực hiện các bài luyện tập thể dục hợp lý để cải thiện vấn đề này. Tập thể dục thường xuyên sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai cho mẹ bầu, làm giảm áp lực lên cột sống, cải thiện tâm trạng, ổn định cấu trúc của hệ cơ xương.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần lưu ý không nên tập những bài tập có cường độ quá mạnh, tập quá sức để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng. Một số bài tập thể thao mẹ bầu có thể tập để cải thiện tình trạng đau lưng bao gồm: đạp xe, bơi lội, đi bộ, yoga,…
2.6. Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý
Phụ nữ mang thai cần duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học để phòng ngừa tình trạng tăng cân quá mức. Điều này giúp làm giảm áp lực lên cột sống, xương chậu và các dây thần kinh. từ đó, hạn chế tình trạng đau lưng. Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, đặc biệt chú ý bổ sung vitamin và khoáng chất để có một cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai. Bên cạnh thực phẩm tự nhiên, thai phụ có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna để cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất hỗ trợ các bà mẹ khỏe mạnh và tự tin hơn trong thai kỳ. Sản phẩm thuộc thương hiệu Doppelherz chiếm thị phần số 1 tại Đức về vitamin và khoáng chất*, là sự lựa chọn tuyệt vời dành cho phụ nữ khi mang thai và cho con bú.

Như vậy, mẹ bầu đau lưng 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên, chúng ta có thể hạn chế tình trạng này bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt và nghỉ ngơi hợp lý. Mong rằng với những chia sẻ trên của Doppelherz sẽ giúp các mẹ bầu cải thiện được vấn đề đau lưng trong thai kỳ hiệu quả. Để tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Vital Pregna, mẹ bầu vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia tư vấn nhanh chóng nhất.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả