Nên uống kẽm khi nào để cơ thế hấp thu tốt nhất? - Doppelherz

Nên uống kẽm khi nào để cơ thế hấp thu tốt nhất?

Kẽm có liên quan đến hầu hết các hoạt động trao đổi chất của cơ thể: sản xuất hormone, enzyme, hệ miễn dịch, cấu tạo cơ bắp, hỗ trợ làm lành vết thương,… Kẽm có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, nhưng cơ thể chúng ta không thể tự sản xuất được kẽm, mà cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hoặc thực phẩm chức năng. Vậy lượng kẽm cần bổ sung mỗi ngày là bao nhiêu? Chúng ta nên uống kẽm khi nào để cơ thể hấp thu tốt nhất? Cùng Doppelherz tìm hiểu nhé!

1. Chất kẽm có tác dụng gì?

Trong cơ thể con người, kẽm chiếm một tỷ lệ nhỏ, nhưng lại có vai trò rất quan trọng với sức khỏe. Cụ thể, những tác dụng của kẽm đối với cơ thể có thể kể đến như:

1.1. Cải thiện chức năng cho não bộ

Theo nghiên cứu, trong thành phần của não bộ, có chứa phần lớn kẽm. Đây là nguyên tố cần thiết cho sự phát triển của não bộ trẻ nhỏ, giúp cải thiện chức năng não bộ, phục hồi sau chấn thương ở người lớn. Cùng với vitamin B, kẽm có vai trò thúc đẩy hoạt động chất dẫn truyền thần kinh, giúp não bộ hoạt động hiệu quả hơn.

Kẽm giúp cải thiện chức năng cho não bộ

1.2. Tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa dưỡng chất

Kẽm tham gia vào quá trình hấp thu và chuyển hóa các dưỡng chất như: canxi, đồng, vitamin A, magie,… cùng với nhiều loại enzyme trong cơ thể. Ngoài ra, theo các nghiên cứu, kẽm còn có tác dụng làm giảm độc tố của các kim loại nặng như: asen, cadimin,… từ đó, hạn chế gây độc cho cơ thể, làm chậm quá trình oxy hóa của cơ thể.

1.3. Giúp mái tóc chắc khỏe hơn

Cơ thể thiếu hụt kẽm sẽ khiến cho tóc dễ bị gãy rụng hơn. Ngược lại, khi mọi người cung cấp đủ kẽm cho cơ thể sẽ giúp tóc trở nên dày, bóng khỏe hơn. Do đó, những người bị rụng tóc do thiếu kẽm hãy bổ sung dưỡng chất này để sở hữu mái tóc chắc khỏe, bồng bềnh nhé.

1.4. Tác dụng của kẽm đối với nam giới

Ở nam giới, nồng độ kẽm trong tuyến tiền liệt rất cao, đặc biệt là ở tinh dịch. Kẽm có vai trò quan trọng giúp cân bằng chức năng tuyến tiền liệt, duy trì số lượng và khả năng di chuyển của tinh trùng. Đồng thời, kẽm còn giúp kiểm soát nồng độ testosterone trong huyết thanh được ổn định.

Chất kẽm có tác dụng gì?

2. Lượng kẽm cần thiết mỗi ngày

Trước khi tìm hiểu nên uống kẽm khi nào, mọi người cần biết uống kẽm bao nhiêu là đủ, tránh bổ sung quá liều có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe. Theo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, mỗi ngày, cơ thể cần bổ sung kẽm với hàm lượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi: 2mg/ngày
  • Trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tháng tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em từ 1 – 3 tuổi: 3mg/ngày
  • Trẻ em từ 4 – 8 tuổi: 5mg/ngày
  • Trẻ em từ 9 – 13 tuổi: 8mg/ngày
  • Trẻ em từ 14 – 18 tuổi: nữ 9mg/ngày, nam 11mg/ngày
  • Người trên 19 tuổi: nữ 8mg/ngày, nam 11mg/ngày
  • Phụ nữ có thai: 11 – 12 mg/ngày.
  • Phụ nữ đang cho con bú: 12 – 13 mg/ngày
Lượng kẽm cần thiết mỗi ngày

3. Uống nhiều kẽm có tốt không? Một năm bổ sung kẽm mấy lần?

Một năm bổ sung kẽm mấy lần còn tùy thuộc vào thể trạng và nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tuy nhiên, về cơ bản, khi bổ sung kẽm cho cơ thể thì thời gian bổ sung không nên quá dài hoặc quá ngắn.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thời gian bổ sung kẽm tối thiểu là nên từ 2 tháng, tối đa là khoảng 6 tháng. Giữa các đợt bổ sung kẽm, mọi người nên có khoảng thời gian nghỉ từ 1 – 2 tháng.

Bổ sung kẽm dư thừa trong thời gian dài cũng có thể gây hại cho cơ thể. Thừa kẽm gây ra các tác dụng phụ như: tiêu chảy, buồn nôn, đau bụng, khó thở, chóng mặt,… Do đó, khi bạn sử dụng thực phẩm chức năng hoặc thuốc để cung cấp kẽm, cần tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để bổ sung kẽm đúng và đủ cho cơ thể.

Một năm bổ sung kẽm mấy lần?

4. Nên bổ sung kẽm vào thời điểm nào trong ngày? Kẽm uống trước hay sau ăn?

Uống kẽm vào thời gian nào trong ngày? Thời điểm thích hợp để uống kẽm là bào buổi sáng, vì uống kẽm vào buổi tối có thể cản trở quá trình hấp thu dưỡng chất trong cơ thể. Tốt nhất là nên uống kẽm trước khi ăn khoảng 30 – 60 phút hoặc 2 giờ sau khi ăn. Không nên uống kẽm khi đói bụng, bởi có thể gây rối loạn tiêu hóa, kích thích cơn đau dạ dày.

Bên cạnh đó, mọi người cần lưu ý, không nên uống kẽm cùng lúc với các khoáng chất khác như: canxi, sắt, magie,… Nếu mọi người cần uống những khoáng chất này trong một ngày, hãy uống từng loại và cách xa nhau ít nhất 2 giờ để tránh bị cạnh tranh hấp thu dưỡng chất với nhau.

Nên bổ sung kẽm vào thời điểm nào trong ngày?

Mong rằng với những chia sẻ trên có thể giúp mọi người có lời giải đáp cho câu hỏi “Nên uống kẽm khi nào”. Từ đó, biết cách bổ sung kẽm đúng và đủ cho cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao khả năng miễn dịch cho cơ thể. Mọi người cần tìm mua các sản phẩm bổ sung kẽm, vui lòng liên hệ với Doppelherz để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn sản phẩm phù hợp để bổ sung cho cơ thể.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo