Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi sức đề kháng kém - Doppelherz

Nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả khi sức đề kháng kém

Sức đề kháng kém sẽ làm giảm khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng, virus,… Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều căn bệnh khiến sức khỏe con người bị giảm sút. Vậy làm thế nào để biết được cơ thể đang có sức đề kháng suy yếu và nguyên nhân, cách khắc phục hiệu quả tình trạng này là gì? Những thông tin dưới đây của Doppelherz sẽ giúp các bạn có đáp án cho các câu hỏi đó.

1. Những nguyên nhân khiến sức đề kháng kém là gì?

Sức đề kháng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người khỏi những yếu tố gây bệnh. Một khi sức đề kháng yếu, hệ miễn dịch sẽ yếu hơn và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm. Khi sức đề kháng bị suy giảm, cơ thể con người dễ mắc các bệnh như bạch cầu, ung thư, sốt xuất huyết,…

Những nguyên nhân thường thấy làm suy giảm sức đề kháng của con người có thể kể đến như sau:

– Môi trường bị ô nhiễm: Số lượng những khu công nghiệp tăng nhanh khiến lượng cacbon càng ngày càng nhiều. Khí thải từ những phương tiện công cộng, phân hóa học, thuốc trừ sâu cũng làm môi trường bị ô nhiễm. Lúc này, các tế bào cần thiết cho hệ thống miễn dịch bị suy giảm, gây ra tình trạng  viêm nhiễm hô hấp.

– Stress: Cơ thể bị căng thẳng kéo dài sẽ khiến hệ miễn dịch nhanh chóng bị suy giảm. Do đó, khả năng chống lại các vi khuẩn và virus gây bệnh cũng yếu hơn.

– Uống ít nước: Bên cạnh việc cung cấp nước cho sự sống, chúng còn có tác dụng giúp thận lọc bỏ những yếu tố gây hại và giúp cơ thể vận hành bình thường. Khi cơ thể không được cung cấp đủ lượng nước cần thiết thì sức đề kháng sẽ bị suy giảm.

– Giờ giấc nghỉ ngơi không khoa học: Khi thức quá khuya và thời gian nghỉ ngơi không khoa học, cơ thể con người sẽ không thể đáp ứng đủ melatonin trong lúc ngủ. Khi đó, hệ thống miễn dịch không thể tái tạo đủ tế bào bạch cầu để chống đỡ lại những vi khuẩn gây bệnh.

– Công việc áp lực và bận rộn kèm chế độ nghỉ ngơi không đủ hoặc môi trường độc hại cũng khiến sức đề kháng kém.

– Thừa cân không chỉ gây khó khăn cho não, tim mà còn ảnh hưởng tới hệ miễn dịch cơ thể. Việc thừa cân còn phá hỏng khả năng phòng bệnh của hệ miễn dịch.

Có rất nhiều khác nhau khiến sức đề kháng kém
Có rất nhiều khác nhau khiến sức đề kháng kém

2. Dấu hiệu nhận biết tình trạng sức đề kháng kém

Những dấu hiệu cho thấy sức đề kháng bị suy giảm là:

2.1. Cảm cúm là biểu hiện cảnh báo sức đề kháng bị suy giảm

Nếu thường xuyên bị viêm họng, ho, cảm, có thể sức đề kháng của các bạn đang hoạt động kém hiệu quả. Lúc này, các vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công và gây bệnh cho cơ thể con người. Chế độ ăn lành mạnh và hạn chế chất béo chính là biện pháp giảm thiểu tình trạng này. Bên cạnh đó, rau củ quả cũng rất tốt cho việc hồi phục và cải thiện chức năng của hệ miễn dịch.

2.2. Vết thương lâu lành là dấu hiệu của sức đề kháng kém

Khi cơ thể xuất hiện những vết thương ngoài da, người có sức đề kháng suy yếu thường khá lâu lành. Thời gian vết thương lành chính là yếu tố cho thấy tình trạng miễn dịch hiện tại của các bạn như thế nào.

2.3. Da xấu là biểu hiện của sức đề kháng bị suy giảm

Khi da xuất hiện tình trạng sạm, khô, chúng đang cảnh báo rằng, hệ thống miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Cơ thể bài tiết chậm khiến những chất độc bị lưu lại trên da nên khi làn da xuất hiện dấu hiệu như khô, đen sạm, mọi người tuyệt đối không được coi thường mà nên quan tâm đến các nguyên nhân gây ra chúng.

Da xấu là biểu hiện của sức đề kháng bị suy giảm
Da xấu là biểu hiện của sức đề kháng bị suy giảm

2.4. Cơ thể bị dị ứng là dấu hiệu cảnh báo sức đề kháng bị suy yếu

Khi cơ thể xuất hiện những dấu hiệu nhạy cảm hơn so với bình thường, đây là biểu hiện cho thấy sức đề kháng đang suy yếu. Thế nhưng, nguyên nhân này không hoàn toàn chính xác vì chưa có mức đánh giá cụ thể như thế nào được gọi là quá nhạy cảm. Việc ước tính sức đề kháng này chỉ mang tính chất tương đối. Do đó, khi cơ thể bị dị ứng, các bạn không nên quá chủ quan mà hãy chú ý đến chúng và theo dõi thường xuyên.

3. Những loại thực phẩm nên bổ sung để tăng sức đề kháng

Theo các chuyên gia Dinh dưỡng, để bảo vệ cơ thể tránh những tác nhân gây bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, việc tăng cường sức đề kháng là rất quan trọng. Muốn có sức đề kháng tốt, các bạn cần phải thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe như:

3.1. Vitamin A

Vitamin A đóng vai trò quan trọng với hệ miễn dịch của con người. Thiếu Vitamin A sẽ gây rối loạn khả năng tự bảo vệ của hệ thống miễn dịch và làm giảm bài tiết, khiến các vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh dễ dàng hơn. Để hấp thu Vitamin A, các bạn nên ăn nhiều các loại thực phẩm như gấc, gan gà, rau dền, rau ngót,…

Các loại thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể
Các loại thực phẩm giàu vitamin A giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể

3.2. Vitamin E

Vitamin E có tác dụng bảo vệ tế bào và hạn chế sự tấn công của virus, vi khuẩn. Đồng thời nó giúp duy trì tốt hơn sự tồn tại và hoạt động của những khu vực thần kinh trong não bộ. Ngoài ra, Vitamin E còn là chất chống oxy hóa và ngăn ngừa hoạt động gây hại của gốc tự do, cũng như tham gia vào chuyển hóa tế bào. Để tăng cường sức đề kháng, các bạn hãy bổ sung Vitamin E có trong các loại thực phẩm tự nhiên như dầu ô liu, dầu hướng dương, vừng lạc, mầm lúa mạch, giá đỗ và các loại rau màu xanh lá đậm.

3.3. Vitamin D

Vitamin D không chỉ là thành phần giúp xương phát triển chắc khỏe mà còn liên quan đến nhiều chức năng của hệ thống miễn dịch, tiêu hóa, tuần hoàn, thần kinh,… Cơ thể con người sử dụng Vitamin D chủ yếu là từ quá trình tự tổng hợp dưới tia bức xạ cực tím mặt trời. Bên cạnh đó, con người cũng có thể hấp thu Vitamin D từ các loại thực phẩm như gan cá, hải sản, lòng đỏ trứng,…

3.4. Vitamin C

Nhắc đến các loại thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, không thể không nhắc tới thực phẩm giàu Vitamin C. Bổ sung đủ hàm lượng Vitamin C cần thiết sẽ giúp các Globulin miễn dịch tăng và bạch cầu hoạt động cũng tốt hơn. Trái lại, thiếu hụt Vitamin C sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tăng lên, da dễ nứt và xấu hơn. Các thực phẩm giàu Vitamin C nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày là rau ngót, rau dền, rau đay, rau mồng tơi, cùng các loại trái cây như quýt, bưởi, chanh, cam, đu đủ,…

Bên cạnh các Vitamin trên, sức đề kháng của con người cũng được cải thiện hơn từ những khoáng chất khác. Chẳng hạn như selen, kẽm, sắt,…

4. Những biện pháp khác giúp cải thiện sức đề kháng kém

Bên cạnh việc thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, đầy đủ và khoa học, mọi người cần phải xây dựng cho bản thân và gia đình một cuộc sống vui khỏe, lành mạnh, sống khỏe. Từ đó tạo nên bộ “áo giáp hoàn hảo” để chủ động ngăn ngừa lại dịch bệnh.

Dưới đây là những gợi ý hữu ích giúp các bạn có sức đề kháng tốt hơn là: uống nhiều nước, ăn chín uống sôi, tập thể dục đều đặn, sống lành mạnh. Ngoài ra, mọi người cũng nên sử dụng A-Z Fizz để bổ sung 21 loại vitamin và khoáng chất để giúp tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Qua bài viết trên đây, Doppelherz hy vọng các bạn đã hiểu rõ hơn về tình trạng sức đề kháng kém. Để có một sức khỏe tốt, mọi người nên có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục đều đặn và bổ sung A-Z Fizz để tăng cường sức đề kháng. Nếu muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm A-Z Fizz, các bạn hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 18001770.