Kinh nguyệt ra ít có thể là do cơ thể đang bị rối loạn nội tiết tố nữ, stress, căng thẳng, hoặc do tác dụng phụ của một số loại thuốc,… Tuy nhiên, cũng không loại trừ khả năng đây là dấu hiệu cảnh báo một số loại bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản của nữ giới. Vì vậy, khi thấy kinh nguyệt đột ngột ra ít, mọi người cần nhanh chóng tìm hiểu nguyên nhân là gì để có biện pháp khắc phục sớm và kịp thời.
1. Dấu hiệu nhận biết kinh nguyệt ra ít
Thông thường, một chu kỳ kinh nguyệt sẽ trong khoảng 28-32 ngày với số ngày hành kinh từ 3-7 ngày, lượng máu mất đi trong kỳ kinh khoảng 60 – 80ml/chu kỳ. Những người có kinh nguyệt ra ít tức là có lượng máu kinh ra ít hơn bình thường, chỉ khoảng 20-30ml/chu kỳ hoặc có số ngày hành kinh dưới 2 ngày. Mọi người có thể nhận biết tình trạng kinh nguyệt ít bằng cách theo dõi số lượng băng vệ sinh sử dụng và số ngày hành kinh trong tháng.

2. Nguyên nhân kinh nguyệt ra ít là gì?
Đối với nữ giới, chu kỳ kinh nguyệt có vai trò quan trọng, phản ánh sức khỏe sinh sản của nữ giới. Sau đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít, mọi người cần lưu ý để có biện pháp điều chỉnh, khắc phục tình trạng này kịp thời.
2.1. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít nhưng kéo dài:
- Kinh nguyệt ra ít kéo dài do rối loạn nội tiết tố nữ.
- Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa, hoặc cảnh báo cơ thể đang bị mắc một số bệnh như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng,…
- Tâm lý lo âu, căng thẳng, stress kéo dài
- Chế độ nghỉ ngơi chưa hợp lý, thiếu ngủ hoặc thay đổi giờ giấc sinh hoạt đột ngột.
- Cân nặng thay đổi đột ngột, cơ thể chưa kịp thích nghi.
2.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày:
- Nguyên nhân chủ yếu khiến kinh nguyệt ra ít và ngắn ngày xuất phát từ vấn đề rối loạn nội tiết tố nữ, dẫn đến màng trong tử cung bong ra ít bất thường.
- Viêm nhiễm vùng kín, hoặc do mắc một số bệnh phụ khoa khiến kinh nguyệt không đều.
- Cơ thể bị nhiễm lạnh hoặc tích nhiệt trong thời kỳ hành kinh.
- Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại vitamin E, vitamin C, vitamin A,…
- Thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài.
- Cơ thể đang trong giai đoạn dậy thì, tiền mãn kinh khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc điều trị trầm cảm, thuốc chống đông máu,…

3. Kinh nguyệt ra ít có sao không?
Kinh nguyệt ra ít bất thường có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể đang bị mắc một số bệnh như: rối loạn nội tiết tố nữ, nghiêm trọng hơn là bị u xơ tử cung, u nang buồng trứng,… Bên cạnh đó, kinh nguyệt ra ít cũng có thể gây ảnh hưởng đến khả năng thụ thai. Bởi vì tình trạng rối loạn kinh nguyệt này có thể khiến trứng không thể phát triển, không thể rụng trứng hoặc không đủ điều kiện thụ thai. Tuy nhiên, mọi người cũng không cần quá lo lắng, nên đi khám bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân gây ra hiện tượng kinh nguyệt ít hơn bình thường để có hướng điều trị phù hợp.

4. Một số phương pháp cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít
Kinh nguyệt ra ít gây ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe sinh sản của nữ giới. Vì vậy, mọi người cần tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Sau đây là một số phương pháp cải thiện vấn đề kinh nguyệt ra ít
4.1. Duy trì thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết
Khi lượng kinh nguyệt ra ít hơn so với bình thường, mọi người nên bổ sung vào thực đơn của mình những thực phẩm giúp cân bằng nội tiết tố nữ như: đậu nành, cá hồi, bông cải xanh, cam và các loại trái cây họ cam, hạt lanh,… Những thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ cân bằng nồng độ estrogen, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra ít.
4.2. Rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên
Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày giúp cải thiện tình trạng mất cân bằng nội tiết tố nữ. Mọi người nên luyện tập nhẹ nhàng vào những ngày hành kinh để lưu thông khí huyết, điều hòa lượng máu kinh. Thời gian tập luyện hợp lý cho ngày “đèn đỏ” là khoảng 20 phút mỗi ngày với những bài tập phù hợp.
4.3. Cải thiện đời sống tinh thần
Luôn luôn duy trì trạng thái tâm lý thoải mái, không áp lực, stress, quan tâm đến giấc ngủ nhiều hơn, ngủ đủ giấc mỗi ngày để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, trạng thái tinh thần minh mẫn. Điều này giúp cân bằng nội tiết tố nữ trong cơ thể, hỗ trợ làm giảm tình trạng rối loạn kinh nguyệt.
4.4. Sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để cân bằng nội tiết
Mọi người có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv Meno với thành phần bổ sung Isoflavone từ chiết suất đậu nành tự nhiên, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng: rối loạn kinh nguyệt, đau đầu, mất ngủ,… Bổ sung 1 viên uống Aktiv Meno mỗi ngày giúp nữ giới sở hữu sức khỏe dẻo dai, phòng ngừa nguy cơ loãng xương, hỗ trợ làm giảm tình trạng sạm da hiệu quả.

Qua bài viết này, Doppelherz đã chia sẻ chi tiết nguyên nhân, cách khắc phục tình trạng kinh nguyệt ra ít. Mong rằng những thông tin này đã giúp nữ giới tìm kiếm được giải pháp tốt nhất để giải quyết vấn đề rối loạn kinh nguyệt. Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về thực phẩm bảo vệ sức khỏe Aktiv Meno, hãy liên hệ với Doppelherz theo số hotline 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn kỹ hơn.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả