Trẻ biếng ăn còi cọc có nguy cơ dẫn đến những căn bệnh như suy dinh dưỡng, còi xương, chậm phát triển về trí não,… Trong bài viết bên dưới, Doppelherz sẽ tổng hợp những nguyên nhân chính khiến bé biếng ăn còi cọc và cách khắc phục hiệu quả tình trạng này.
1. Tìm hiểu đôi nét về tình trạng trẻ biếng ăn còi cọc
Biếng ăn là hiện tượng trẻ nhỏ ăn không hấp thu đủ lượng thức ăn theo nhu cầu của cơ thể và bị mất cảm giác thèm ăn. Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ gây hại cho sức khỏe của con như chậm tăng cân, thiếu hụt dưỡng chất, chậm phát triển trí não, rối loạn tăng trưởng và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Dấu hiệu của tình trạng trẻ biếng ăn và còi cọc được thể hiện rõ nét nhất qua chỉ số cân nặng của bé. Để đánh giá chuẩn xác về tình trạng sức khỏe của con yêu, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để khám dinh dưỡng, theo dõi chiều cao, cân nặng và chế độ ăn uống để bác sĩ tìm ra hướng xử lý kịp thời.
Ngoài ra, các bạn cũng có thể phát hiện ra chứng biếng ăn còi cọc của trẻ dựa vào những biểu hiện bên ngoài khác. Chẳng hạn như thể trạng yếu, biếng ăn, thường xuyên ốm vặt, vóc dáng bé, chân tay gầy, mệt mỏi,…
2. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn còi cọc
Khi bé có biểu hiện biếng ăn và còi cọc, nhiều bố mẹ thường chỉ nghĩ đến việc bổ sung những chất dinh dưỡng cần thiết vào thực đơn hàng ngày. Thế nhưng, trên thực tế, việc bé biếng ăn còi cọc còn xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:
2.1. Bé biếng ăn còi cọc do thiếu vitamin và khoáng chất
Những loại vitamin và khoáng chất đóng vai trò vô cùng quan trọng với cơ thể của con, nhất là trong giai đoạn phát triển. Có nhiều trường hợp trẻ biếng ăn còi cọc do trong chế độ ăn uống hàng ngày thiếu những chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, B, D, canxi, chất béo,… gây ảnh hưởng tới sự phát triển của bé, khiến con bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân, thấp còi.
2.2. Trẻ biếng ăn còi cọc do gặp vấn đề về tiêu hóa
Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn non yếu nên thường xuyên gặp phải những vấn đề như táo bón, tiêu chảy, đầy hơi, kém hấp thu chất dinh dưỡng,… Đây là nguyên nhân khiến bé biếng ăn và còi cọc. Vì vậy, bố mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và có phương pháp điều trị đúng cách, hiệu quả.
2.3. Bé biếng ăn còi cọc do chế biến thức ăn chưa hợp lý
Bé biếng ăn và còi cọc đôi khi còn xuất phát từ những quan niệm sai lầm khi chế biến thức ăn. Chẳng hạn như chế biến các món ăn không bắt mắt, phong phú và nạp quá nhiều lượng đạm. Điều này sẽ khiến con cảm thấy không hứng thú với thức ăn và cảm thấy biếng ăn, chậm tăng cân, còi cọc.
3. Trẻ biếng ăn còi cọc sẽ để lại những hậu quả như thế nào?
Nhiều bố mẹ có tâm lý chủ quan cho rằng, trẻ biếng ăn và còi cọc chỉ là dấu hiệu bình thường ở lứa tuổi nhỏ. Khi bước qua giai đoạn này, con sẽ phát triển bình thường trở lại và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, việc bé biếng ăn và còi cọc có thể để lại những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm không chỉ ở thời điểm hiện tại mà còn cho đến khi trưởng thành.
3.1. Biếng ăn và còi cọc khiến bé chậm phát triển về thể chất
Trẻ thấp bé, nhẹ cân so với bạn bè cùng trang lứa là hệ quả dễ nhìn thấy nhất khi con biếng ăn và còi cọc. Hiện tượng này còn đặc biệt nghiêm trọng khi bé ở trong giai đoạn từ 1 – 3 tuổi. Bởi vì đây là thời kỳ trẻ phát triển nhanh và cần được cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết.
3.2. Bé có sức đề kháng kém và dễ mắc bệnh
Khi bé bị thiếu hụt chất dinh dưỡng và còi cọc sẽ kéo theo tình trạng sức đề kháng bị suy giảm. Lúc này, cơ thể con không đủ đề kháng để chống lại sự tấn công của các loại virus, vi khuẩn gây ra bệnh. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, với những trẻ biếng ăn còi cọc, thời gian bị bệnh cũng kéo dài hơn so với bình thường.
3.3. Gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của trí não
Biếng ăn và còi cọc có thể gây ảnh hưởng tới sự phát triển về trí não của trẻ. Điều này có thể nhận thấy trong một khoảng thời gian dài. Lúc này, con sẽ có dấu hiệu lờ đờ, chậm chạp và kém linh hoạt hơn so với những đứa trẻ khác. Vì vậy, khả năng giao tiếp xã hội và xử lý tình huống, cũng như phản xạ của bé cũng chậm hơn. Đồng thời, năng lực học hỏi và tiếp thu kiến thức của trẻ cũng bị ảnh hưởng không nhỏ.
4. Bố mẹ cần phải làm gì khi trẻ biếng ăn còi cọc?
Để cải thiện tình trạng bé biếng ăn còi cọc, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng những biện pháp bên dưới đây:
4.1. Cân đối chế độ ăn uống của trẻ và đa dạng thực phẩm
Chế độ ăn uống tác động rất lớn tới sự phát triển về thể chất lẫn trí tuệ của trẻ em. Việc xây dựng thực đơn đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng những món ăn sẽ giúp cung cấp những dưỡng chất cần thiết, cũng như kích thích con ăn ngon miệng hơn.
4.2. Bố mẹ cần phải tẩy giun cho bé theo đúng quy định
Việc nhiễm giun sán có thể là nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, chậm tăng cân và còi cọc. Vì vậy, bố mẹ nên tuân thủ quy định tẩy giun sán định kỳ cho bé theo chỉ định của bác sĩ.
4.3. Lưu ý theo dõi tốc độ tăng trưởng của trẻ
Với mỗi độ tuổi và giai đoạn phát triển cụ thể, bé sẽ có chỉ số cân nặng, cũng như chiều cao tiêu chuẩn tương ứng. Vì vậy, bố mẹ nên lưu ý theo dõi cân nặng để xem con có bị thiếu hụt so với tiêu chuẩn không để từ đó phát hiện sớm, cũng như mau chóng tìm được cách khắc phục kịp thời.
4.4. Khuyến khích con yêu vận động nhiều hơn
Một số hoạt động thể chất ngoài trời như chơi bóng, đạp xe, vui đùa cùng bạn bè sẽ giúp con tăng cường sức khỏe. Đây cũng là giải pháp tuyệt vời giúp bé phát triển cân nặng, chiều cao, mau đói và cảm thấy hứng thú hơn với đồ ăn.
4.5. Cải thiện và tăng cường tiêu hóa cho trẻ em
Trẻ biếng ăn còi cọc chủ yếu là do gặp phải những vấn đề về tiêu hóa, gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Do đó, việc quan trọng mà bố mẹ cần phải làm là tăng cường tiêu hóa cho bé và cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất để con yêu phát triển khỏe mạnh.
4.6. Bổ sung các loại vitamin và khoáng chất mà trẻ bị thiếu hụt
Với những bé biếng ăn và còi cọc, việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất bị thiếu hụt là điều vô cùng cần thiết. Các chuyên gia Dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng, bố mẹ nên bổ sung cho trẻ đầy đủ các vi chất quan trọng như kẽm, vitamin D3, lysine, kali, magie,… có trong thực phẩm chức năng như Kinder Optima để giúp con ăn ngon hơn, hỗ trợ tiêu hóa, phát triển khỏe mạnh.
Hy vọng bài viết mà Doppelherz vừa chia sẻ trên đây đã giúp bố mẹ hiểu hơn về nguyên nhân và cách cải thiện tình trạng trẻ biếng ăn còi cọc. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển toàn diện của con. Vì vậy, nếu thấy bé có biểu hiện biếng ăn và còi cọc, các bạn hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế uy tín để được chuyên gia tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị an toàn, hiệu quả.
Các dưỡng chất giúp hệ xương và răng chắc khỏe
10 cách phát triển chiều cao vượt trội
Dầu omega 3 cho bé ăn dặm: Lợi ích và cách sử dụng
Cách tính nhu cầu dinh dưỡng của trẻ theo độ tuổi
Bí quyết hỗ trợ phát triển trí não giúp trẻ thông minh hơn
Khi nào cần giảm vitamin tổng hợp cho bé?
CÁC THÓI QUEN ĐƠN GIÚP CẢI THIỆN THỊ LỰC CHO TRẺ
NGUYÊN TẮC KHI XÂY DỰNG THỰC ĐƠN CHO TRẺ THIẾU MÁU
TRẺ DẬY THÌ SỚM LÀ GÌ?
TRẺ BỊ VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP ĂN GÌ VÀ KIÊNG GÌ?
CÁCH GIÚP TRẺ ĂN NGON DỄ DÀNG MẸ NÊN BIẾT
GIÚP TRẺ ĂN NGON MIỆNG BẰNG 3 CÁCH CỰC DỄ
BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO CON TRẺ KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
TRẺ THIẾU CANXI NÊN BỔ SUNG NHỮNG THỰC PHẨM GÌ?
NHU CẦU CANXI CỦA TRẺ EM VÀ THANH THIẾU NIÊN