Trẻ biếng ăn hay ngậm khiến bữa ăn kéo dài và trở thành “cuộc chiến” của cả hai mẹ con. Vậy các bạn đã biết nguyên nhân tại sao trẻ biếng ăn ngậm thức ăn lâu trong miệng và phải làm thế nào để khắc phục tình trạng này chưa? Đừng bỏ qua những thông tin cực hữu ích trong bài viết ngay sau đây của Doppelherz Việt Nam nhé!
1. Tại sao trẻ biếng ăn hay ngậm?
Để “tạm biệt” tình trạng bé biếng ăn hay ngậm thức ăn thì bố mẹ cần phải tìm hiểu thật kĩ nguyên nhân khiến con không chịu nhai và nuốt. Từ đó, các bạn mới tìm ra cách khắc phục hiệu quả hiện tượng này. Một số nguyên nhân thường gặp nhất có thể kể đến như sau:
1.1. Trẻ biếng ăn và hay ngậm do gặp các vấn đề về sức khỏe
Khi thấy trẻ có triệu chứng hay ngậm, lười ăn, điều đầu tiên phụ huynh cần phải làm là theo dõi xem con có biểu hiện bất thường về sức khỏe hay không. Bởi vì nếu gặp vấn đề về Tai – Mũi – Họng, bé sẽ cảm thấy đau rát họng, mệt mỏi, khó nuốt nên dẫn tới tình trạng biếng ăn hay ngậm.
1.2. Thực đơn dinh dưỡng không phù hợp với trẻ
Bố mẹ cho con ăn thực phẩm không thích hợp với lứa tuổi hoặc đồ ăn thái quá to, không được chế biến kĩ, thịt quá dai,… sẽ khiến bé khó nhai và khó nuốt nên trẻ cứ ngậm bên trong miệng. Bên cạnh đó, nhiều ông bố, bà mẹ vì quá nóng vội nên đã quát mắng và thúc ép con ăn nhiều trong một bữa khiến bé phản ứng bằng cách ngậm thức ăn lâu trong miệng.

1.3. Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc loạn khuẩn đường ruột
Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu nên rất dễ bị rối loạn hệ vi sinh đường ruột, tổn thương, nhất là sau đợt điều trị bằng kháng sinh. Con có thể xuất hiện những dấu hiệu như đầy bụng, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đi ngoài phân sống, nôn trớ, ăn không ngon, biếng ăn, chậm lớn, hấp thu kém.
1.4. Do trẻ bị thiếu hụt các vi chất dinh dưỡng quan trọng
Khẩu phần ăn thiếu cân đối và chỉ ăn thiên lệch một nhóm thực phẩm sẽ khiến bé bị thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu như magie, kẽm, chất xơ, vitamin nhóm B,… Do đó, con sẽ mất cảm giác thèm ăn và ăn không ngon miệng.
1.5. Trẻ biếng ăn hay ngậm do một số nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến trẻ ngậm mãi thức ăn trong miệng mà không nhai và nuốt là:
– Bố mẹ cho con ăn mãi một dạng thức ăn, đồ ăn nhạt nhẽo,…
– Bé bị nhiệt miệng hoặc chuẩn bị mọc răng,….
– Con không tập trung với bữa ăn, quên mất việc nhai thức ăn vì vừa ăn vừa xem TV, vừa chơi, nghịch điện thoại,…
2. Mẹo hay giúp khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm
Để mỗi bữa ăn của con không còn là “cuộc chiến”, bố mẹ có thể tham khảo những cách khắc phục tình trạng biếng ăn và hay ngậm thức ăn dưới đây:
2.1. Xem lại thực đơn dinh dưỡng và cách chế biến món ăn cho con
– Bố mẹ cần phải lựa chọn thực phẩm và cách chế biến phù hợp với độ tuổi của con. Cụ thể với những bé từ 10 tháng tuổi, các bạn có thể chuyển từ ăn bột sang ăn cháo. Còn những trẻ từ 1 tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn cơm nát.
– Thường xuyên thay đổi thực đơn và tránh để con ăn đi ăn lại một món ăn trong khoảng thời gian dài.
– Cho trẻ ăn món mới từ từ và nên xen kẽ giữa thức ăn mới và thức ăn cũ mà con thích.
2.2. Trang trí món ăn đẹp mắt để giúp trẻ cảm thấy thích thú khi ăn
Một trong những cách hiệu quả nhất để khơi gợi hứng thú của trẻ với đồ ăn là trang trí món ăn thật hấp dẫn và bắt mắt. Theo đó, bố mẹ có thể sử dụng những loại rau củ có màu sắc sặc sỡ, cắt tỉa hoặc sắp xếp thành các hình thù ngộ nghĩnh theo sở thích của con. Cách làm này mặc dù hơi mất thời gian nhưng sẽ giúp trẻ cảm thấy tò mò, thích thú và muốn ăn nhiều hơn.

2.3. Không cho trẻ đi ăn rong, xem thiết bị điện tử khi ăn
Khi đến bữa ăn chính, bố mẹ nên cho con ăn tại bàn hoặc ghế và tắt hết các thiết bị điện tử như điện thoại, TV, iPad,… Bên cạnh đó, các bạn cũng không nên cho trẻ nghịch đồ chơi hoặc đi ăn rong để bé không bị xao nhãng và tập trung hơn vào việc ăn uống.
2.4. Cho trẻ ăn cùng cả nhà
Phụ huynh hãy tạo điều kiện để trẻ có thể ngồi ăn chung cùng các thành viên trong gia đình. Đơn giản là bởi vì không khí ấm cúng, vui vẻ trong bữa ăn sẽ giúp con cảm thấy phấn chấn và ăn ngon miệng hơn.
Hơn nữa, trẻ nhỏ thường hay tò mò và bắt chước theo hành động của người lớn như cầm thìa, đũa tự gắp đồ ăn. Đây chính là cơ hội để bố mẹ tập cho con thói quen ăn uống khoa học và giúp bé hào hứng, thích thú hơn với bữa ăn.
2.5. Bố mẹ không nên thúc ép trẻ ăn
Việc cho con ăn quá nhiều bữa trong ngày hoặc ăn quá nhiều thức ăn trong một bữa có thể gây ức chế bài tiết các men tiêu hóa. Bên cạnh đó, điều này còn khiến bé có tâm lý sợ hãi và làm cho chứng biếng ăn trở nên trầm trọng hơn. Do đó, bố mẹ không nên thúc ép và quát mắng để trẻ ăn nhiều hơn mà hãy điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với con.
2.6. Bố mẹ không cho con ăn vặt trước bữa ăn chính
Bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ăn vặt ngay trước bữa chính. Bởi vì đồ ăn vặt sẽ khiến bé cảm thấy no và không muốn ăn nữa. Lâu dần, con sẽ hình thành thói quen ăn vặt và trở nên lười ăn, biếng ăn, chán ăn, chậm tăng cân.
2.7. Đưa bé biếng ăn hay ngậm đi khám bác sĩ
Nếu nghi ngờ tình trạng biếng ăn và hay ngậm thức ăn của trẻ là do tiêu hóa kém, gặp vấn đề về sức khỏe, bố mẹ hãy nhanh chóng đưa con đi khám để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Trong những trường hợp này, các bạn tuyệt đối không được cho bé uống thuốc bừa bãi mà phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ điều trị.
3. Kinder Optima – Thực phẩm bổ sung cho trẻ em biếng ăn hay ngậm
Kinder Optima là sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu Doppelherz và được phân phối rộng rãi ở hơn 100 quốc gia trên khắp thế giới. Sản phẩm này luôn đồng hành cùng với sự phát triển toàn diện của bé yêu.
Kinder Optima bổ sung L-Lysine và 17 loại vitamin, khoáng chất thiết yếu giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Siro vitamin tổng hợp này được chăm chút từng khâu nhỏ và kiểm soát chất lượng kỹ càng. Do đó, phát huy được tối đa tác dụng tăng cường sức khỏe và miễn dịch, giúp con ăn ngon miệng hơn, cũng như luôn khỏe mạnh trước mọi tác động từ bên ngoài.
Điểm cộng nữa là Kinder Optima được bán với giá cả phải chăng và bố mẹ có thể dễ dàng mua được sản phẩm này tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Hơn nữa, Kinder Optima được thiết kế nhỏ gọn vừa phải, theo dạng chai 100ml nên các bạn có thể dễ dàng mang theo bên mình khi đi đâu xa nhà.
Đặc biệt, Kinder Optima có vị cam thơm ngon, hương thơm dịu nhẹ, mang lại sự thích thú cho trẻ khi sử dụng. Đó là lý do tại sao bố mẹ dễ dàng cho con uống hơn những loại sản phẩm khác. Quan trọng nhất là Kinder Optima không gây ra tình trạng tăng cân ảo và không tích nước trong cơ thể trẻ.

Qua bài viết trên đây, Doppelherz tin rằng các bậc phụ huynh đã có cái nhìn tổng quan nhất về tình trạng trẻ biếng ăn hay ngậm. Nếu bố mẹ gặp khó khăn nào trong quá trình chăm sóc trẻ biếng ăn và muốn tìm hiểu thêm về sản phẩm Kinder Optima, hãy liên hệ ngay với Doppelherz theo số hotline: 1800 1770 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí nhé!
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả