Nhận biết những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

Nhận biết những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ýRối loạn tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng đến khả năng học tập và cuộc sống của trẻ. Nhận biết sớm những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý giúp điều trị bệnh kịp thời, giúp trẻ có một cuộc sống tốt hơn.

1. Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?

Tăng động giảm chú ý (ADHD) là những rối loạn phát triển thường gặp ở trẻ và đang có xu hướng gia tăng gần đây. Đặc điểm của bệnh là trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát hành động, thường xuyên bị kích động, phấn khích, không ngồi yên hoặc tập trung làm việc gì. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến kết quả học tập, cuộc sống và các mối quan hệ xã hội của trẻ.

Đặc biệt, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, cha mẹ bận rộn không có thời gian chăm sóc con cái đã khiến bệnh này của trẻ có xu hướng phức tạp và trầm trọng hơn. Do đó, cha mẹ cần quan tâm nhiều hơn để kịp thời nhận biết biểu hiện của trẻ biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý, từ đó, giúp trẻ điều trị bệnh, sớm hòa nhập và làm chủ cuộc sống.

Bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý là gì? 

2. Những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

2.1. Trẻ hiếu động quá mức

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có những biểu hiện hiếu động quá mức. Trẻ tăng động, không thể ngồi yên một chỗ quá lâu mà hoạt động quá mức và không biết mệt. Cha mẹ gặp nhiều khó khăn trong việc bắt trẻ ngồi yên hay giữ trật tự. Nếu buộc phải ngồi xuống thì trẻ sẽ không ngừng cựa quậy, làm ồn, không quan tâm đến lời dọa nạt của người lớn.

2.2. Trẻ kém tập trung

Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động là khả năng tập trung kém, không chịu lắng nghe và làm theo hướng dẫn của người lớn. Trẻ có thể có hứng thú với nhiều thứ, nhưng không làm được lâu và trọn vẹn, thường có xu hướng bỏ dở việc giữa chừng. Trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp với mọi người, không hòa đồng với người xung quanh. Trẻ rất dễ bị phân tâm bởi những sự việc xung quanh, điều này làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.

2.3. Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Chậm phát triển ngôn những là một trong những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý. Trẻ có thể phát triển ngôn ngữ trong thời gian đầu, nhưng càng lớn trẻ sẽ càng bị chậm lại, gặp các vấn đề về cách diễn đạt, ngôn từ và cấu trúc câu.

2.4. Trẻ không kiềm chế được cảm xúc

Trẻ bị hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường khó kiềm chế được cảm xúc, dễ nổi nóng, giận dữ với mọi người xung quanh. Thậm chí trẻ có thể xô xát, đánh nhau với bạn, hoặc làm tổn thương những người thân trong gia đình.

2.5. Trẻ thường hấp tấp, vội vàng

Phần lớn những trẻ bị rối loạn thiếu chú ý có tính hấp tấp, vội vàng, biểu hiện thường gặp như:

  • Trẻ chưa nghe người khác hỏi xong đã vội trả lời, không chờ đến lượt mình.
  • Trẻ thường xuyên phá đám, làm gián đoạn cuộc trò chuyện của mọi người xung quanh.
  • Sự hấp tấp, vội vàng này khiến trẻ dễ mắc lỗi trong nhiều việc.

Những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý

3. Nên làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Để cải thiện tình trạng trẻ bị tăng động giảm chú ý, mọi người cần kết hợp giữa việc sử dụng thuốc, các sản phẩm hỗ trợ và liệu pháp tâm lý cho trẻ. Dưới đây là một số liệu pháp tâm lý cha mẹ có thể áp dụng:

  • Giáo dục hành vi của trẻ: Đây là phương pháp hiệu quả giúp cải thiện tình trạng rối loạn tăng động ở trẻ. Cha mẹ có thể trao đổi với thầy cô để giáo dục hành vi cho trẻ cả ở trường và tại nhà. Ví dụ như việc thầy cô sắp xếp cho trẻ ngồi bàn đầu tiên để tránh sự phân tâm, tác động từ các bạn phía bên trên.
  • Khuyến khích trẻ luyện tập thể dục thể thao: Mọi người nên động viên, khuyến khích cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể, chơi thể thao, tập võ để rèn luyện tính kỷ luật và khả năng tập trung của trẻ.
  • Không nên quát mắng trẻ nặng lời: Trẻ bị chứng rối loạn giảm chú ý thường có lòng tự trọng cao, nên mọi người phải luôn nhẹ nhàng với trẻ. Nếu bạn quát mắng trẻ có thể khiến trẻ bực tức, không làm chủ được cảm xúc và kiểm soát được hành vi của bản thân.
  • Khen ngợi trẻ nhiều hơn: Những lời khen của mọi người khi trẻ có hành vi đúng đắn sẽ là động lực lớn, thúc đẩy trẻ cố gắng hoàn thiện bản thân mỗi ngày.

Bên cạnh việc áp dụng những liệu pháp tâm lý trên, cha mẹ có thể sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Kinder Omega-3 Syrup để bổ sung Omega 3 (DHA và EPA) cùng 11 vitamin (A, E, D, C và các vitamin nhóm B) giúp: Hỗ trợ phát triển não bộ, có tác dụng tích cực ở trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Sản phẩm được bào chế dưới dạng siro có vị cam thơm ngon, hấp dẫn giúp trẻ thích thú hơn trong quá trình sử dụng, được nhiều mẹ tin dùng để bổ sung dưỡng chất cho con.

Nên làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?
Nên làm gì khi trẻ bị tăng động giảm chú ý?

Qua bài viết trên, chắc hẳn mọi đã hiểu rõ hơn về những biểu hiện của trẻ tăng động giảm chú ý và cách cải thiện tình trạng này cho trẻ. Nếu trẻ đang gặp những biểu trên thì cha mẹ nên đưa con đến các chuyên khoa tâm lý, chuyên khoa nhi để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến kết quả học tập và tương lai của trẻ.

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo