Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng, 2 ngày, 1 ngày chính xác

Những dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng, 2 ngày, 1 ngày chính xác

Khi sắp đến giai đoạn cuối của thai kỳ, hẳn người mẹ nào cũng mong ngóng phút giây con mình chào đời. Để chuẩn bị đón chào con đến với thế giới này chu đáo nhất, mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu về các dấu hiệu sắp sinh nhé!

1. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tháng

1.1 Sự phát triển của thai nhi vào cuối tháng thứ 8 của thai kỳ

Tháng thứ 8 của thai kỳ sẽ bắt đầu từ tuần 29 đến tuần thứ 32. Trong khoảng thời gian này, thai nhi sẽ có sự phát triển mạnh mẽ. Khuôn mặt và các cơ quan nội tạng của bé đã dần phát triển hoàn thiện. Thông thường, bé sẽ đạt được kích thước khoảng từ 38cm đến 40cm và nặng khoảng từ 1.5kg đến 2kg. Chính vì thai nhi đã phát triển tương đối hoàn thiện, bé sẽ có phản ứng với ánh sáng và âm thanh từ bên ngoài. Thỉnh thoảng, mẹ sẽ cảm nhận được bé đạp và cử động nhiều hơn rõ rệt.

1.2 Những thay đổi trong cơ thể mẹ 1 tháng trước khi sinh

Tại tuần thứ 32, bạn sẽ cảm thấy khó khăn hơn khi thực hiện các hoạt động thường ngày của mình. Mặt khác, cơ thể mẹ cũng có nhiều sự thay đổi như là phổi của mẹ sẽ không căng được như bình thường tạo cảm giác khó thở, mẹ cũng sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hơn. Đây là thời gian mà mẹ cần thư giãn và có được sự giúp đỡ, an ủi và hỗ trợ từ người thân xung quanh.

Cuối tháng thứ 8, những các dấu hiệu sắp sinh em bé sẽ được biểu hiện tương đối rõ rệt, và đây cũng là khoảng thời gian tương đối khó khăn với mẹ bầu. Thai nhi lớn dần tạo áp lực khiến trọng tâm cơ thể mẹ thay đổi làm suy yếu cơ bụng và gây áp lực lên lên lưng tạo nên những cơn đau lưng cho mẹ. Vì vậy, có rất nhiều các bác sĩ thường nhận được câu hỏi đau lưng có phải dấu hiệu sắp sinh từ các mẹ bầu đang mang thai ở tháng thứ 8 của thai kỳ.

Bên cạnh đó, nội tiết tố thay đổi và sự giãn ra của xương chậu, cột sống và dây chằng cũng sẽ khiến mẹ thường xuyên bị đau khi đi bộ, đứng hay ngồi trong thời gian dài. Ở chân sẽ xuất hiện các dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch và mẹ có thể bị chuột rút thường xuyên.

Cuối tháng thứ 8, những các dấu hiệu sắp sinh em bé sẽ được biểu hiện tương đối rõ rệt, và đây cũng là khoảng thời gian tương đối khó khăn với mẹ bầu
Cuối tháng thứ 8, những các dấu hiệu sắp sinh em bé sẽ được biểu hiện tương đối rõ rệt, và đây cũng là khoảng thời gian tương đối khó khăn với mẹ bầu

Tham khảo: Lựa chọn vitamin tổng hợp cho bà bầu

2. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần

2.1 Giảm cân

Thông thường, trong quá trình mang thai, mẹ bầu sẽ tăng cân theo sự phát triển của thai nhi trong từng giai đoạn. Tuy nhiên, đến những thời điểm cuối của thai kỳ, đặc biệt là 1 tuần trước khi sinh, một trong những dấu hiệu sắp sinh con so trước 1 tuần rõ rệt chính là hiện tượng cân nặng giảm đáng kể. Hầu hết mẹ bầu sẽ giảm từ 1kg đến 1.5kg. Với dấu hiệu sắp sinh trước 1 tuần này, mẹ hãy yên tâm vì đây là hiện tượng bình thường ở cuối thai kỳ.

2.2 Bị tiêu chảy nhẹ

Phần lớn mẹ bầu vào 1 tuần trước khi sinh đều gặp hiện tượng bị tiêu chảy nhẹ dù đã rất chú ý ăn uống đảm bảo vệ sinh và khoa học. Đừng lo lắng vì đây chỉ là dấu hiệu sắp đến ngày sinh bình thường. Lúc này, cơ thể mẹ và đường ruột đang tự chuẩn bị cho việc sinh nở sắp đến.

2.3 Thường xuyên xuất hiện những cơn đau lưng dưới

Trước khi sinh khoảng 1 tuần, nhiều người sẽ có cảm giác đau lưng dưới hệt như dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt. Những cơn đau âm ỉ thường xuyên xuất hiện và ngày một nhiều hơn chính là dấu hiệu cho thấy bạn sắp sinh.

Tham gia group cập nhật các thông tin và thắc mắc sức khỏe: Tâm sự mẹ bỉm sữa

2.4 Tiết dịch nhầy âm đạo và xuất hiện dịch nhớt hồng

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được chặn lại bởi một lớp dịch nhầy âm đạo. Khoảng 1 tuần trước khi sinh, cổ tử cung sẽ mềm và bắt đầu dãn rộng ra nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Điều này khiến cho mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy có lớp dịch nhầy chảy ra ngoài. Ở một số trường hợp, dịch nhầy này chỉ xuất hiện trong quá trình sinh nở. Lớp dịch này thường có màu hồng, đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Đây chỉ là dấu hiệu sắp sinh của bà bầu nên bạn không cần lo lắng.

2.5 Thường xuyên muốn đi tiểu

Thai nhi phát triển sẽ ép vào bàng quang khiến cho mẹ bầu cảm thấy muốn đi tiểu nhiều lần hơn bình thường. Ngoài ra, áp lực cũng khiến cho mẹ thường xuyên bị tê chân, mỏi, xuất hiện phù ở đầu gối và mắt cá chân.

2.6 Đau bụng bất thường hoặc gò cứng bụng do bị co thắt tử cung

Một vài tuần trước khi sinh nở, tử cung sẽ bắt đầu tự luyện tập cho quá trình sinh con bằng cách tự co thắt. Do đó, mẹ bầu sẽ thường xuyên thấy đau bụng và tự hỏi không biết đau bụng dưới có phải dấu hiệu sắp sinh hay không. Những cơn đau này sẽ diễn ra khá nhanh, khoảng từ 30 đến 40 giây và mẹ sẽ thấy bị thắt ở vùng bụng một lúc.

Trước khi sinh khoảng 1 tuần, nhiều người sẽ có cảm giác đau lưng dưới hệt như dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt
Trước khi sinh khoảng 1 tuần, nhiều người sẽ có cảm giác đau lưng dưới hệt như dấu hiệu sắp đến kỳ kinh nguyệt

3. Dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày

3.1 Bụng tụt xuống thấp

Một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 2 ngày là các mẹ sẽ dễ dàng nhận thấy bụng tụt xuống rất thấp. Nguyên nhân của hiện tượng này là do thai nhi đang chúc đầu xuống. Hãy yên tâm vì khi bé chui xuống sâu thì mẹ sẽ thấy dễ thở hơn do cơ hoành không bị đè nén nữa.

3.2 Đi vệ sinh liên tục và xuất hiện chất nhầy màu đỏ

Thông thường, dịch nhầy màu đỏ sẽ xuất hiện khoảng 1 tuần trước khi sinh, và khi càng gần ngày sinh thì máu đỏ sẽ xuất hiện rõ rệt hơn. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ có nhu cầu đi vệ sinh liên tục do bàng quang chịu áp lực từ thai nhi và kích thích tố mà cơ thể tiết ra để chuẩn bị cho quá trình sinh nở tác động lên ruột gây đau bụng và đi ngoài.

3.3 Thắt lưng đau mỏi

Khoảng 2 ngày trước khi sinh, xương cụt của mẹ bầu tự giãn nở để chuẩn bị cho việc sinh nở. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau thắt lưng thường xuyên hơn. Ngoài ra, mẹ cunxgsex cảm nhận được bé đạp rõ hơn và mạnh hơn.

Khoảng 2 ngày trước khi sinh, xương cụt của mẹ bầu tự giãn nở để chuẩn bị cho việc sinh nở. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau thắt lưng thường xuyên hơn. Ngoài ra, mẹ cũng sẽ cảm nhận được bé đạp rõ hơn và mạnh hơn. 
Khoảng 2 ngày trước khi sinh, xương cụt của mẹ bầu tự giãn nở để chuẩn bị cho việc sinh nở. Do đó, mẹ sẽ cảm thấy đau thắt lưng thường xuyên hơn. 

4. Dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày

4.1 Xuất hiện cơn đau giả (Braxton Hicks)

Một trong những dấu hiệu sắp sinh trước 1 ngày là xuất hiện càng lúc càng nhiều những cơn co thắt. Theo y học, chúng có tên gọi là Braxton Hicks, được xem như phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Những cơn đau giả này thường cách nhau từ 5 đến 7 phút và khi chúng xuất hiện là dấu hiệu chứng tỏ bạn nên đến bệnh viện để chuẩn bị cho việc sinh con.

4.2 Chuột rút nhiều hơn

Hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải hiện tượng chuột rút khá thường xuyên. Tuy nhiên, vào những ngày cuối thai kỳ, nếu mẹ bị chuột rút ngày càng nhiều kèm theo các biểu hiện như đau thắt ở lưng, bụng, háng thì đó chính là dấu hiệu của sắp sinh em bé.

4.3 Các khớp lỏng lẻo hơn

Khoảng 1 ngày trước khi chuyển giả, mẹ bầu sẽ cảm thấy các khớp trên các cơ thể hơi căng và lỏng lẻo hơn. Đây là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm giúp cho xương chậu mở ra để thai nhi có thể đi ra dễ dàng.

vào những ngày cuối thai kỳ, nếu mẹ bị chuột rút ngày càng nhiều kèm theo các biểu hiện như đau thắt ở lưng, bụng, háng thì đó chính là dấu hiệu của sắp sinh em bé. 
Vào những ngày cuối thai kỳ, nếu mẹ bị chuột rút ngày càng nhiều kèm theo các biểu hiện như đau thắt ở lưng, bụng, háng thì đó chính là dấu hiệu của sắp sinh em bé.

5. Trường hợp có dấu hiệu sắp sinh phải cần đi viện ngay lập tức

5.1 Xuất hiện tia máu đi kèm dịch nhầy

Khi sắp sinh, cổ tử cung bắt đầu giãn ra để chuẩn bị cho thai nhi ra ngoài, do đó lớp dịch nhầy ở quanh tử cung sẽ bị phá vỡ và chảy ra ngoài. Bên cạnh đó, cổ tử cung bị rạn quá mức vì thai nhi sắp chui ra sẽ khiến cho dịch nhầy này kèm theo các tia máu đỏ. Khi xuất hiện dịch nhầy nhiều hoặc ra máu đến mức cần phải đóng băng vệ sinh thì bạn nên đến viện để chuẩn bị sinh con.

5.2 Vỡ màng ối

Nước ối là chất dịch lỏng trong bào thai, có tác dụng giúp cho thai nhi có thể cử động trong môi trường tử cung. Nước ối có màu nâu hoặc xanh và không thể thấm hút dù đã sử dụng băng vệ sinh. Khi có hiện tượng nước chảy ra từ âm đạo không kiểm soát thì có nghĩa là màng ối đã vỡ và bạn bắt đầu chuyển dạ. Khi vỡ ối thì trong khoảng vài giờ nữa bạn sẽ bắt đầu sinh con.

5.3 Đến bệnh viện sinh con cần đem theo những gì?

Các loại giấy tờ cần thiết

Để nhanh chóng hoàn thành thủ tục nhập viện, khi đưa mẹ bầu đến viện sinh em bé cần phải chuẩn bị trước các loại giấy tờ cần thiết. Nhờ đó, thời gian sẽ được tiết kiệm tối đa nhằm hỗ trợ mẹ bầu tốt hơn. Cụ thể, bạn cần chuẩn bị các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm trong suốt thai kỳ để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi cũng như tình trạng bệnh lý của mẹ nếu có. Ngoài ra, các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế nên photocopy sẵn ít nhất hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu

Đồ dùng cho mẹ

Khi đến bệnh viện sinh con, cần chuẩn bị cho mẹ bầu những trang phụ mềm mại. Ngoài trang phục có sẵn ở bệnh viện thì nên mang thêm áo có nút và váy rời dự phòng. Ngoài ra, những vật dụng cá nhân cần thiết như bàn chải, kem đánh răng, đồ lót, băng vệ sinh, dụng cụ hút sữa dự phòng,… cũng cần mang theo. Trong nhiều trường hợp, sản phụ sinh con xong thì da và môi sẽ trở nên thô ráp, do đó bạn cũng nên chuẩn bị đồ dưỡng ẩm cho da, môi và sử dụng theo tư vấn của bác sĩ.

Đồ dùng cho bé

Ở bệnh viện sẽ có các loại đồ dùng chuẩn bị sẵn cho bé sơ sinh, tuy nhiên các bé sẽ thường xuyên đi vệ sinh, vì vậy người nhà cần chuẩn bị thêm tã và quần áo cho trẻ sơ sinh từ nhà.

Khi có hiện tượng nước chảy ra từ âm đạo không kiểm soát thì có nghĩa là màng ối đã vỡ và bạn bắt đầu chuyển dạ
Khi có hiện tượng nước chảy ra từ âm đạo không kiểm soát thì có nghĩa là màng ối đã vỡ và bạn bắt đầu chuyển dạ

6. Các câu hỏi thường gặp về dấu hiệu sắp sinh

6.1 Nên sinh thường hay sinh mổ?

Phương pháp sinh là một trong những vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm khi sắp đến ngày sinh. Thông thường, có khá nhiều bác sĩ khuyến khích mẹ bầu nên sinh thường nếu không có vấn đề gì bất thường. Tuy nhiên, việc nên sinh thường hay sinh mổ thực chất phụ thuộc rất nhiều yếu tố và tùy vào từng trường hợp cụ thể.

Khá nhiều bác sĩ khuyến khích các phụ nữ mang thai thử sinh thường trước. Trong suốt quá trình sinh thường, bác sĩ giám sát chặt chẽ và sẽ chỉ định sinh mổ ngay lập tức nếu sản phụ khó sinh. Ngoài ra, để tránh các rủi ro như vỡ tử cung hoặc rách các vết mổ cũ trong khi sinh, nhiều trường hợp sản phụ nên sinh mổ để đảm bảo an toàn.

Tham khảo thêm: Bà bầu cần ăn gì trong những tháng cuối thai kỳ

6.2 Dấu hiệu trẻ sinh non?

Sinh non là điều mà không người mẹ nào mong muốn. Tuy nhiên, ngoài những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thông thường, mẹ bầu và gia đình vẫn cần tìm hiểu về các dấu hiệu trẻ sinh non. Việc tìm hiểu trước để dự phòng các khả năng có thể xảy ra sẽ giúp bé được sinh ra an toàn hơn.

Các dấu hiệu nhận biết sinh non phổ biến thường là: Chảy máu âm đạo,  co thắt tử cung dữ dội (cứ khoảng 10 phút lại xuất hiện 1 cơn đau), đau bụng dưới, dịch âm đạo tiết nhiều bất thường, có nhiều triệu chứng của cảm cúm (liên tục buồn nôn, ói mửa…), đau lưng, đau đầu, vỡ ối sớm. Nếu có bất kỳ hiện tượng nào xảy ra trước ngày dự sinh, mẹ cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.

Để quá trình sinh con được diễn ra thuận lợi và an toàn, mẹ bầu và gia đình cần phải có những sự chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và cả tâm lý. Mong rằng những thông tin mà chúng tôi cung cấp ngày hôm nay sẽ giúp cho mẹ bầu có thể yên tâm khi khi sinh con!

Có thể mẹ quan tâm: Vì sao Vital pregna được phụ nữ mang thai trên thế giới tin dùng?

 

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo