NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)

NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT VỀ BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MÃN TÍNH (COPD)

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một dạng bệnh lý hô hấp ảnh hưởng đến khả năng hít thở do tình trạng hẹp đường thở. COPD gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, bao gồm suy giảm chức năng hô hấp, hạn chế vận động và giảm sút chất lượng cuộc sống. Vậy biểu hiện và cách điều trị phổi tắc nghẽn mãn tính như thế nào?

1. Thế nào là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý viêm phổi mãn tính do luồng khí bị tắc nghẽn, gây ra nhiều triệu chứng như khó thở, ho, tiết đờm và thở khò khè. Nguyên nhân chính của COPD là do tiếp xúc lâu dài với các chất kích thích như khói thuốc lá, khí độc hại hoặc bụi mịn. Bệnh nhân có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như bệnh tim, ung thư phổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Hai dạng chính của COPD là khí phế thũng (tổn thương túi khí) và viêm phế quản mãn tính (ho dai dẳng, tiết đờm kéo dài).

COPD thường gặp ở người trung niên và cao tuổi, đặc biệt là người hút thuốc lá. Nhiều người mắc bệnh không nhận thức được tình trạng của mình vì các triệu chứng thường tiến triển âm thầm theo thời gian. Việc điều trị COPD tập trung vào kiểm soát triệu chứng. Mặc dù COPD không thể chữa khỏi hoàn toàn, nhưng người bệnh vẫn có thể kiểm soát tốt tình trạng bệnh. 

Thuốc lá là nguyên phổ biến gây bệnh 
Thuốc lá là nguyên nhân phổ biến gây bệnh 

2. Nguyên nhân của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD là gì?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) xuất phát từ tình trạng viêm nhiễm, tổn thương và hẹp đường dẫn khí trong phổi. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến COPD là do hút thuốc lá. Tuy nhiên, một số trường hợp không hút thuốc vẫn có thể mắc bệnh, ví dụ như người mắc bệnh giãn phế quản, hen suyễn hoặc di chứng lao phổi.

Cần lưu ý mức độ và thời gian hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ mắc COPD. Hút thuốc lá càng nhiều và càng lâu, khả năng mắc bệnh phổi tắc nghẽn càng cao. Ngoài ra, tiếp xúc lâu dài với khói bụi độc hại cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Một số trường hợp hiếm gặp là do di truyền, khiến phổi dễ bị tổn thương hơn và dẫn đến COPD.

3. Triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Các dấu hiệu thường gặp của bệnh phối tắc nghẽn mãn tính (COPD) bao gồm:

  • Khó thở ngày càng tăng, đặc biệt khi vận động.
  • Ho khan dai dẳng kèm theo đờm, một số người nhầm tưởng là “ho do hút thuốc”.
  • Dễ tái lại nhiễm trùng ngực
  • Tiếng khò khè kéo dài.

Nếu không được điều trị, các triệu chứng của bệnh sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn. Bệnh nhân có thể trải qua những giai đoạn các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, được gọi là đợt cấp hoặc đợt bùng phát.

Thường xuyên ho khan là dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính 
Thường xuyên ho khan là dấu hiệu bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

4. Khi nào người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cần thăm khám bác sĩ?

Người bệnh cần đến gặp hoặc liên hệ với bác sĩ chuyên khoa nếu có các triệu chứng COPD dai dẳng. Đặc biệt từ độ tuổi 35 trở lên và có thói quen hút thuốc hoặc đã từng hút thuốc lá với số lượng lớn trong thời gian dài. Việc bỏ qua các triệu chứng COPD là vô cùng nguy hiểm. Việc điều trị sớm là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa tổn thương phổi nghiêm trọng.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng của bệnh nhân và tiền sử hút thuốc lá. Các xét nghiệm như đo chức năng hô hấp và chụp X quang ngực có thể được chỉ định để chẩn đoán COPD và loại trừ các bệnh lý phổi khác như hen suyễn.

5. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và cách điều trị 

Mặc dù tổn thương phổi do COPD không thể phục hồi hoàn toàn, nhưng việc điều trị có thể giúp làm chậm tiến triển của bệnh và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Điều trị COPD có thể sử dụng những phương pháp sau :

  • Ngừng hút thuốc: Đây là bước quan trọng nhất, vì hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra COPD.
  • Sử dụng thuốc: Thuốc hít và thuốc uống giúp người bệnh thở dễ dàng hơn.
  • Các loại thuốc giãn phế quản, corticosteroid, kháng sinh và thuốc hỗ trợ khác sẽ được bác sĩ lựa chọn và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.
  • Liệu pháp hỗ trợ: Thở oxy hoặc thở máy giúp cải thiện tình trạng hô hấp khi bệnh nặng.
  • Phục hồi chức năng phổi bao gồm tập thể dục, tập thở, tập ho hiệu quả, vỗ rung và giáo dục sức khỏe.

Phẫu thuật hoặc ghép phổi: Đây là lựa chọn cuối cùng cho những trường hợp COPD nặng, có biến chứng như bóng khí lớn hoặc tràn khí màng phổi.

COPD có thể sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị 
COPD có thể sử dụng thuốc hỗ trợ điều trị

6. Tiến triển và tiên lượng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD ra sao?

Tốc độ tiến triển của COPD ở mỗi người là khác nhau. Một số người bệnh có thể không thể chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện triệu chứng, nhưng với nhiều người khác, việc điều trị có thể giúp kiểm soát bệnh hiệu quả và không ảnh hưởng quá nhiều đến sinh hoạt hàng ngày.

Tuy nhiên, COPD cũng có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian ở một số người bệnh, bất chấp việc điều trị. Điều này có thể dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống và có thể gây nguy hiểm tính mạng.

7. Cách phòng tránh và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính?

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) là một bệnh lý có thể phòng ngừa được. Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh là tránh hút thuốc lá. Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cai thuốc càng sớm càng tốt để ngăn ngừa tổn thương phổi thêm và giảm khả năng tiến triển của COPD.

Đối với người bệnh COPD, việc theo dõi định kỳ hàng tháng tại phòng quản lý Hen, COPD là rất quan trọng. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra chức năng hô hấp, tư vấn và cấp thuốc điều trị dự phòng để đảm bảo bênh được kiểm soát.

Tiêm phòng vắc-xin cúm và vắc-xin phế cầu hàng năm cũng là biện pháp hữu ích giúp giảm nguy cơ bùng phát bệnh.

Bên cạnh việc luyện tập, người bệnh COPD cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cần đảm bảo chế độ ăn uống:

  • Thức ăn loãng, nóng, mềm, dễ hấp thu.
  • Cung cấp đầy đủ dưỡng chất.
  • Bổ sung nước hoa quả, trái cây và rau xanh.

Ngoài ra, sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cũng sẽ là một lựa chọn hợp lý giúp bạn bảo vệ sức khỏe phổi. Với thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Active Breath của Doppelherz – Thương hiệu số 1 tại Đức sẽ hỗ trợ lá phổi của bạn có một hệ hô hấp khỏe mạnh, và cải thiện sức khỏe toàn diện. 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Active Breath
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Active Breath

Chủ động bảo vệ sức khỏe Phổi ngay hôm nay với Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Doppelherz Active Breath bổ sung dưỡng chất giúp hỗ trợ sức khỏe của phổi! Sản phẩm đang được phân phối tại website Dopellherz.vn. Ngoài ra, để thuận tiện hơn cho người tiêu dùng, Doppelherz đang phân phối chính thức tại sàn TMĐT SHOPEELAZADA

iconHotline
iconChat FB
iconChat Zalo