Trái cây là nguồn thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe con người, lại có hương vị thơm ngon nên được rất nhiều người ưa chuộng. Tuy nhiên, người bị tiểu đường không dám ăn quá nhiều trái cây vì lo lắng lượng đường trong đó sẽ làm tăng chỉ số đường huyết. Vậy những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn là gì? Người tiểu đường nên ăn loại trái cây gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau để có câu trả lời chính xác nhất nhé!
1. Danh sách loại trái cây người bệnh tiểu đường không nên ăn
Hoa quả là sự lựa chọn giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, người bị tiểu đường nên hạn chế ăn những loại trái cây có chứa hàm lượng lớn, bởi chúng rất dễ gây tăng chỉ số đường huyết. Dưới đây là danh sách những loại trái cây người bị bệnh tiểu đường không nên ăn:
1.1. Sầu riêng
Sầu riêng là một trong những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn. Nguyên nhân là vì hàm lượng đường có trong sầu riêng lên đến 70%, ngay cả những người bị tiểu đường ở mức độ nhẹ cũng cần hạn chế sử dụng. Người bị đái tháo đường khi ăn sầu riêng sẽ khiến chỉ số đường huyết tăng cao đột ngột, có thể dẫn đến những triệu chứng như: chóng mặt, buồn nôn, thậm chí hôn mê rất nguy hiểm cho sức khỏe.

1.2. Chuối đã quá chín
Trong các loại trái cây, chuối được biết đến với vị ngọt hơn hẳn, đặc biệt là những quả chuối đã chín kỹ. Hàm lượng đường trong chuối khá cao, có thể chuyển hóa thành các loại đường như: fructose, sucrose, glucose,… Vì thế, ăn chuối nhiều sẽ khiến cho chỉ số đường huyết tăng vọt, làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng tiểu đường như: suy thận, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn hại thần kinh,… Tuy nhiên, trong một số trường hợp, khi chỉ số đường huyết của người bị bệnh tiểu đường hạ xuống quá thấp do tiêm insulin thì mọi người có thể ăn nửa quả chuối để đưa đường huyết về trạng thái bình thường.
1.3. Xoài chín
Xoài là trái cây có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, xoài chín không phải loại trái cây người bị tiểu đường nên sử dụng. Nguyên nhân bởi vì trong 100g xoài chín có chứa khoảng 30 – 35g đường. Vì thế, để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm, người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn xoài.

1.4. Nhãn
Nhãn là trái cây có chứa hàm lượng đường cao, không tốt cho sức khỏe người bị tiểu đường. Ăn nhiều nhãn có thể làm tăng chỉ số đường huyết đột ngột, rất nguy hiểm nên người bị đái tháo đường cần tránh xa.
1.5. Mít
Mít là trái cây có chứa lượng đường lớn, bao gồm cả đường fructose và glucose. Hai loại đường này rất dễ hấp thu, vì thế, khi ăn quá nhiều mít sẽ làm tăng đường huyết trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, mít có thể làm giảm sự tương tác của một số loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, vì thế, mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ trước khi ăn.

2. Danh sách những loại trái cây người bệnh tiểu đường ăn
Mặc dù trái cây rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên, với người bị bệnh tiểu đường nên cẩn trọng, vì nếu bổ sung trái cây sai cách có thể khiến đường trong máu tăng cao, gây ra những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Vậy người tiểu đường nên ăn trái cây gì? Dưới đây là danh sách những loại trái cây người tiểu đường nên ăn:
2.1. Tiểu đường ăn hoa quả gì? Táo
Táo là loại trái cây giàu chất xơ và chất chống oxy hóa, một quả táo có thể cung cấp đến 14% lượng vitamin C cần thiết cho cơ thể. Chất xơ có tác dụng làm chậm quá tình hấp thu carbs, ngăn ngừa tình trạng đường huyết đột ngột tăng cao. Mặc dù táo có chứa đường, nhưng là đường fructose, không ảnh hưởng đến hàm lượng đường trong máu. Bên cạnh đó, táo có chứa hợp chất polyphenol giúp làm giảm đường trong máu, tốt cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Mọi người nên ăn toàn bộ quả táo, để bổ sung thêm chất xơ cho cơ thể, tránh dùng nước ép táo bởi chúng có hàm lượng đường cao và chỉ ăn mỗi ngày 1 quả.
2.2. Các loại trái cây cho người tiểu đường: Quả bưởi
Khi nhắc đến người bệnh tiểu đường nên ăn trái cây gì không thể không kể đến quả bưởi. Bởi vì chỉ số chuyển hóa đường huyết GI trong quả bưởi là 30 ở mức thấp. Do đó, quả bưởi được xếp vào danh sách những loại trái cây an toàn cho sức khỏe của người bị đái tháo đường. Không chỉ vậy, quả bưởi còn giàu chất xơ, có tác dụng làm chậm quá trình chuyển hóa đường trong thực phẩm vào màu, ngăn ngừa tình trạng đường huyết đột ngột tăng cao. Người bị bệnh tiểu đường được khuyến khích nên ăn bưởi mỗi ngày kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học để góp phần cải thiện bệnh.

2.3. Tiểu đường nên ăn quả gì? Quả đu đủ
Nhiều người cho rằng đu đủ là trái cây ngọt, có chứa nhiều đường, người bị tiểu đường không nên ăn. Tuy nhiên, thực tế, đu đủ mặc dù có vị ngọt nhưng lại có chứa hàm lượng đường thấp, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người đang bị đái tháo đường. Không chỉ vậy, đu đủ còn chứa nhiều chất xơ, vitamin A, vitamin C, sắt, canxi,… rất tốt cho sức khỏe, bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác động đến từ các gốc tự do.
2.4. Hoa quả dành cho người tiểu đường: Quả lựu
Trong thành phần của quả lựu có chứa các chất chống oxy hóa thuộc nhóm ellagitannin, có khả năng giúp làm giảm lượng đường trong máu. Các chất chống oxy hóa trong lựu cũng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ,…

Trên đây là danh sách những loại trái cây người tiểu đường không nên ăn, nên ăn để hỗ trợ làm giảm lượng đường trong máu, ngăn ngừa những biến chứng của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, như mọi người đã biết, bệnh tiểu đường là căn bệnh phức tạp, nên tốt nhất mọi người nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ, dược sĩ về các loại trái cây trước khi sử dụng.
Cách giúp trẻ giảm ho hiệu quả
Điều trị triệu chứng cho trẻ ho khan dai dẳng như thế nào?
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng, đau họng
TOP 5 cách tăng đề kháng cho bé tại thời điểm giao mùa
Cách lựa chọn Siro tăng sức đề kháng cho trẻ
Đảm bảo sức khỏe cho trẻ ngày Tết như nào?
Cách giúp tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ trong mùa Tết Ất Tỵ
Bệnh giao mùa ở trẻ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa
Nhận biết viêm họng hạt ở trẻ em qua các triệu chứng thường gặp
Làm gì khi con trẻ nhức mỏi mắt?
Biểu hiện cảm cúm ở trẻ và những điều cha mẹ cần lưu ý!
Vitamin tổng hợp cho trẻ dễ ốm: Bí quyết giúp bé khỏe mạnh mỗi ngày
Trẻ dụi mắt nhiều có sao không? Nguyên nhân thường gặp khiến trẻ hay dụi mắt
Trẻ thường xuyên dùng máy tính có khiến não bộ và mắt trẻ bị ảnh hưởng không?
5 cách cải thiện thị lực cho trẻ hiệu quả